Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng chính của BIOS

BIOS là viết tắt của cụm từ "Basic Input/Output System" (Hệ thống Đầu vào/Đầu ra Cơ bản"). Về bản chất, BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm ở trên bo mạch chủ (mainboard) của máy vi tính.

Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng chính của BIOS

Theo đúng tên gọi của mình, BIOS kiểm soát các tính năng cơ bản của máy vi tính mà chúng ta ít khi để ý tới: Kết nối và chạy trình điều khiển (driver) cho các thiết bị ngoại vi  (chuột, bàn phím, usb…), đọc thứ tự ổ cứng để khởi động các hệ điều hành, hiển thị tín hiệu lên màn hình v.v… Nói tóm lại, khi máy vi tính khởi động, nhiệm vụ của BIOS là "đánh thức" từng linh kiện và kiểm tra xem linh kiện này có hoạt động hay không. Sau đó, BIOS sẽ chuyển nhiệm vụ kiểm soát lại cho hệ điều hành.

BIOS hoạt động như thế nào?

Khi bạn bật nút nguồn máy tính, đầu tiên CPU sẽ truy cập BIOS ngay cả trước khi hệ điều hành được tải. Sau đó, BIOS sẽ kiểm tra tất cả các kết nối phần cứng của bạn và định vị tất cả các thiết bị của bạn. Nếu mọi thứ đều ổn, BIOS sẽ tải hệ điều hành vào bộ nhớ của máy tính và kết thúc quá trình khởi động.

Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng chính của BIOS

BIOS cũng được sử dụng sau khi máy tính khởi động. Nó hoạt động như một trung gian giữa CPU và các thiết bị I/O (đầu vào / đầu ra). Do BIOS, các chương trình và hệ điều hành của bạn không phải biết chi tiết chính xác (như địa chỉ phần cứng) về các thiết bị I/O được gắn vào PC của bạn. Khi chi tiết thiết bị thay đổi, chỉ cần cập nhật BIOS. Bạn có thể thực hiện những thay đổi này bằng cách vào BIOS khi hệ thống của bạn khởi động.

BIOS dùng để làm gì?

Nếu bạn là "dân công nghệ" duy nhất trong gia đình hoặc tại văn phòng đang làm việc, chắc chắn bạn sẽ phải sử dụng tới BIOS ít nhất là một lần. Các tính năng của BIOS dù có thể rất đơn giản nhưng phần lớn đều không thể thực hiện được bên trong hệ điều hành (Windows, Linux…). Trong trường hợp máy vi tính gặp sự cố, nắm bắt được khả năng của BIOS sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, dưới đây là một số tính năng cơ bản của BIOS:

Thay đổi thứ tự đọc ổ đĩa khi khởi động

Khi bật máy vi tính, bạn có thể vào BIOS hoặc nhấn một phím tắt khác để hiển thị danh sách các ổ đĩa được đọc khi khởi động máy.

Nếu bạn cài nhiều hệ điều hành lên nhiều ổ cứng, bạn có thể thay đổi thứ tự đọc ổ cứng, để (ví dụ) khởi động từ ổ cứng cài Ubuntu 10 trước khi khởi động từ ổ cứng cài Windows 8.

Nếu như Windows bị hỏng, bạn cũng sẽ cần đặt ổ đĩa CD/DVD lên đầu tiên trong danh sách ổ đọc khi khởi động để sử dụng các tính năng sửa lỗi từ đĩa cài Windows hoặc cài lại Windows.

Theo dõi nhiệt độ, tốc độ quạt

Nếu không thể khởi động vào hệ điều hành, bạn có thể mở BIOS để kiểm tra nhiệt độ của các linh kiện xem có quạt nào bị dừng và tình trạng máy bị quá nhiệt đang diễn ra hay không, thậm chí có thể theo dõi (và kiểm soát) mức điện thế vào các thiết bị như RAM và CPU, nhất là khi bạn thuộc tuýp dân công nghệ "máu me" ép xung (overclock).

Khi chạy Windows, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm như HWMonitor để theo dõi nhiệt độ của máy.

Ép xung

Bạn sẽ cần mở BIOS để thay đổi xung nhịp và/hoặc điện thế hoạt động của CPU nhằm ép xung. Khi ép xung, bạn sẽ tăng tốc độ xử lý của máy vi tính, song cũng sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ nhất định, trong đó nguy hiểm nhất là nguy cơ máy bị quá nhiệt và treo nếu không được tản nhiệt tăng cường (với quạt chuyên dụng hoặc tản nhiệt nước).

Khóa máy

Trong BIOS, bạn có thể đặt mật khẩu để khóa toàn bộ máy vi tính, không cho phép sử dụng bất kì một hệ điều hành nào cả.

Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng chính của BIOS

UEFI cũng hỗ trợ tính năng Secure Boot, giúp loại trừ khả năng khởi động từ các hệ điều hành không được cấp phép trên máy tính qua các thiết bị ngoại vi hoặc qua mạng. Phần lớn người dùng thông thường sẽ bỏ qua tính năng này, song với những hệ thống tối mật, đặt mật khẩu trong BIOS có thể là một giải pháp bảo mật hiệu quả.

Các tính năng khác

Trong BIOS, bạn có thể lựa chọn tùy chỉnh nhiều cài đặt khác, ví dụ như lựa chọn dung lượng bộ nhớ cấp phát cho card đồ họa tích hợp, xung nhịp của RAM, lựa chọn chế độ hoạt động của máy (tiết kiệm điện năng hoặc gia tăng hiệu năng xử lý), lựa chọn cho phép các linh kiện USB khởi động máy từ trạng thái nghỉ (sleep) hay không… Mỗi BIOS sẽ có những tính năng khác nhau, do đó hãy tìm hiểu và thử tùy chỉnh các cài đặt có trong BIOS. Một khi đã nắm rõ về BIOS, bạn sẽ có thể dễ dàng xử lý các vấn đề của máy vi tính trong tương lai.

  1. Những thiết bị nào sau đây được xếp vào nhóm thiết bị ngoại vi?

  1. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, Chuột

  2. HDD, CD-ROM Drive, FDD, Bàn phím

  3. Bàn phím, chuột, màn hình, máy in

  4. Màn hình, CPU, RAM, Main

  1. Điện thoại thông minh (Smartphone) là gì?

  1. Hỗ trợ tất cả các hệ điều hành

  2. Bền hơn so với điện thoại di động khác

  3. Điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến

  4. Điện thoại chỉ có chức năng nghe và gọi

  1. Trong máy tính, PC là viết tắt của từ nào?

  1. Performance Computer

  2. Personnal Computer

  3. Personal Computer

  4. Printing Computer

  1. Phần cứng máy tính là gì?

  1. Cấu tạo của phần mềm về mặt logic

  2. Cấu tạo của phần mềm về mặt vật lý

  3. Các bộ phận cụ thể của máy tính về mặt vật lý như màn hình, chuột, bàn phím,…

  4. Cả 3 phương án đều sai

  1. Bộ nhớ tạm thời

  2. Bộ nhớ đọc, ghi

  3. Bộ nhớ chỉ đọc

  4. Bộ nhớ ngoài

  1. MB (Megabyte) là đơn vị đo gì?

  1. Đo tốc độ mạng

  2. Đo tốc độ của nguồn máy tính

  3. Đo dung lượng của thiết bị lưu trữ như đĩa cứng

  4. Độ phân giải màn hình

  1. Phát biểu nào là đúng khi nói đến CPU?

  1. CPU được tạo bởi bộ nhớ RAM và ROM

  2. CPU lưu trữ các phần mềm người sử dụng

  3. CPU là viết tắt của Processing Unit, là đơn vị xử lý trung tâm tích hợp trong một chip được gọi là một vi xử lý, để xử lý dữ liệu và dịch các lệnh của chương trình

  4. CPU thường được tích hợp với một chip gọi là vi xử lý

  1. Đơn vị tính nhỏ nhất của máy tính là gì?

  1. Byte

  2. Megabyte

  3. Bit

  4. Terabyte

  1. 2 bit

  2. 10 bit

  3. 8 bit

  4. 16 bit

  1. CPU làm những công việc chủ yếu nào?

  1. Lưu trữ dữ liệu

  2. Nhập dữ liệu

  3. Xử lý dữ liệu

  4. Xuất dữ liệu

  1. Khi đọc các thông số cấu hình của một máy tính thông thường: 2GHZ-320GB-4.00GB, con số 4.00GB chỉ điều gì?

  1. Chỉ tốc độ của bộ vi xử lý

  2. Chỉ dung lượng của đĩa cứng

  3. Chỉ dung luojng bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM

  4. Chỉ dung lượng của bộ nhớ chỉ đọc ROM

  1. Thành phần nào của máy tính có thể ngăn máy tính khởi động, nếu nó bị hư hỏng hoặc kết nối không đúng cách?

  1. Chuột

  2. Bàn phím

  3. Ổ đĩa cứng

  4. Máy in

  1. Nhóm nào sau đây bao gồm các thiết bị được xếp vào cùng loại?

  1. Đĩa cứng trong, máy in, các loại đĩa quang (CD,DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  2. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, USB, thẻ nhớ, máy scan, ổ nhớ di động

  3. Đĩa cứng trong, đĩa cứng ngoài, các loại đĩa quang (CD,DVD), thẻ nhớ, ổ nhớ di động

  4. Máy in, máy scan, màn hình, loa

  1. Hãy chỉ ra đâu là thiết bị nhập?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Loa

  4. Màn hình

  1. Các thiết bị nào có thể thiếu trong một máy tính?

  1. Bộ nguồn

  2. Bộ nhớ RAM

  3. Ổ đĩa mềm

  4. Màn hình

  1. Các thành phần cơ bản của 1 máy tính?

  1. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ

  2. CPU, bộ nhớ, các thiết bị nhập dữ liệu

  3. CPU, các thiết bị lưu trữ, bộ nhớ, các thiết bị nhập và các thiết bị xuất dữ liệu

  4. Bộ nhớ, các thiết bị nhập, thiết bị xuất dữ liệu và con người

  1. Máy in và máy quét, thiết bị nào là thiết bị nhập thông tin vào máy tính?

  1. Máy in

  2. Máy quét

  3. Cả hai

  4. Không cái nào

  1. Các thiết bị: chuột, bàn phím, máy quét, thuộc khối chức năng nào?

  1. Thiết bị xuất

  2. Thiết bị nhập

  3. Khối xử lý

  4. Các thiết bị lưu trữ

  1. Thiết bị xuất để đưa ra kết quả xử lý cho người sử dụng. Các thiết bị xuất thông dụng hiện nay là?

  1. Màn hình, ổ cứng

  2. Màn hình, màn hình cảm ứng, máy in, loa, tai nghe

  3. Máy in, ổ mềm

  4. Màn hình, ổ mềm

  1. Phần mềm công cộng là gì?

  1. Là phần mềm có tính phí và bạn có thể chia sẻ cho những người khác mà không mất phí

  2. Là phần mềm không có bản quyền, bất cứ ai cũng có thể sử dụng miễn phí mà không bị hạn chế

  3. Là phần mềm dùng thử bị hạn chế về thời gian sử dụng và các tính năng sử dụng

  4. Là phần mềm có bản quyền và được thay đổi bới bất cứ ai

*** Lưu ý: Những câu hỏi trên chỉ mang tính chất tham khảo.

NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG

TRUNG TÂM TIN HỌC ĐH KHTN