Chư tôn đức tăng ni là gì

Hỏi: Trong các buỗi lễ, khi giới thiệu danh vị của chư tôn đức, tôi thường nghe: Hòa thượng thượng A hạ B, Thượng tọa Thích C D, Đại đức Thích G H, kế đến là các chức vụ. Trong tang lễ hay lễ tưởng niệm (húy nhật) của chư tôn đức, tôi thường nghe vị chủ lễ xướng rằng: Lâm Tế chánh tông, tứ thập nhị thế, húy thượng A hạ B, tự C D, hiệu G H Hòa thượng Giác linh. Tôi không biết họ Thích cùng với pháp danh, pháp tự, pháp hiệu này có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Hàng ngày chư tôn đức thường sử dụng tên nào?

(THIỆN PHƯỚC, [email protected])

Bạn Thiện Phước thân mến!

Thời Đức Phật tại thế, chưa có pháp danh, pháp tự, pháp hiệu. Các Tỳ-kheo ở đời mang tên gì, khi vào đạo vẫn giữ nguyên tên đó như Tôn giả Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, Đại Ca-diếp.

Khi Phật giáo truyền sang Trung Quốc, ngài Đạo An (312-385) đề xuất lấy họ của Đức Phật (họ Thích-Sakya) làm họ cho người xuất gia, ngài cũng đổi tên là Thích Đạo An. Từ đây về sau, người xuất gia (Trung Quốc và các nước ảnh hưởng Phật giáo Trung Quốc) bắt đầu mang dòng họ Thích.

Tại Việt Nam, các vị thiền sư thời Lý-Trần (theo Thiền uyển tập anh) thường dùng pháp hiệu. Các Thiền sư Viên Chiếu (thế danh Mai Trực), Thiền sư Không Lộ (thế danh Nguyễn Minh Không), Ni sư Diệu Nhân (thế danh Lý Ngọc Kiều)… đều dùng đạo hiệu-pháp hiệu và không mang họ Thích.

Thời Nguyễn, các vị tổ sư, thiền sư thuộc dòng Lâm Tế, Tào Động tuy có pháp danh, pháp hiệu nhưng sử sách vẫn không ghi họ Thích mà thường ghi Tổ sư Nguyên Thiều, Thiền sư Liễu Quán, Thiền sư Chân Nguyên… Mãi đến đầu thế kỷ XX, họ Thích mới được sử dụng phổ biến. Chư vị Tăng Ni đều gắn họ Thích trước pháp danh, pháp tự, pháp hiệu của mình.

Tại các buổi lễ, khi giới thiệu Hòa thượng Thích A B, để tỏ lòng quy ngưỡng và cung kính nên thường giới thiệu là Hòa thượng thượng A hạ B, kế sau là chức vụ. Trường hợp này, họ Thích được giản lược. Các vị Thượng tọa và Đại đức thường được giới thiệu trân trọng là Thượng tọa (Đại đức) Thích C D. Tên của chư vị tôn túc được giới thiệu hầu hết là pháp hiệu.

Pháp danh (húy) do bổn sư đặt khi thế phát xuất gia. Pháp danh được đặt theo phả hệ truyền thừa của mỗi dòng phái. Người am hiểu về kệ truyền thừa của các dòng phái, khi nghe pháp danh có thể nhận ra nguồn gốc thuộc dòng phái nào, đời thứ mấy. Đến khi thọ giới Sa-di, bổn sư ban cho pháp tự. Có những vị bổn sư xuất kệ, sau đó đặt pháp tự cho từng lớp (lứa) đệ tử theo bài kệ. Nhiều vị bổn sư không xuất kệ, tùy theo lớp đệ tử mà đặt pháp tự (có chữ đầu tiên) khác với lớp sau. Thường thì pháp tự được dùng trong khoảng thời gian từ Sa-di cho đến khi thọ giới Tỳ-kheo (hoặc cho đến khi có pháp hiệu).

Sau khi thọ Cụ túc giới, chính thức trở thành Tỳ-kheo thì bổn sư ban cho pháp hiệu. Trong một vài trường hợp, pháp hiệu có thể do những vị y chỉ sư, giáo thọ sư hay chư Tăng ban tặng, hoặc cũng có thể tự xưng rồi sau đó trình lên các bậc thầy và được xác chứng. Pháp hiệu được bổn sư hoặc chư Tăng ban cho thường dựa vào công hạnh hoặc một đặc điểm nổi bật nào đó của vị Tỳ-kheo.

Từ đây về sau, pháp hiệu được chư Tăng Ni sử dụng trong đời sống thường nhật. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp vị Tăng Ni không có pháp hiệu, pháp tự hoặc tuy có pháp hiệu, pháp tự nhưng vẫn sử dụng pháp danh. Việc dùng pháp danh, pháp hiệu hay pháp tự là do chủ kiến cá nhân của mỗi vị Tăng Ni hoặc do tập quán của chư Tăng Ni ở từng khu vực, vùng miền. Đa phần thì chư tôn đức Tăng Ni dùng pháp hiệu.

Trong tang lễ hay các lễ tưởng niệm (húy nhật-giỗ) của các vị Hòa thượng, vị chủ lễ xướng: Lâm Tế chánh tông, vị này thuộc tông Lâm Tế (do Thiền sư Lâm Tế-Nghĩa Huyền [? – 866/867] khai sáng tại Trung Quốc). Tứ thập nhị thế nghĩa là đời thứ 42, tính từ Thiền sư Lâm Tế. Húy thượng A hạ B chính là pháp danh, tự C D là pháp tự, hiệu G H là pháp hiệu của Hòa thượng.

Suốt cuộc đời hành đạo của Hòa thượng Tôn Sư là một sự nghiệp vĩ đại: dịch kinh, giảng kinh và tụng kinh. Kinh của Ngài dịch là những bộ kinh lớn quan trọng của Phật giáo Đại thừa, cương yếu lập tông của các Tông phái. Về giảng kinh thì phần đông chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư qua các trường lớp Phật học ngày trước đều thọ nhận sự giáo dưỡng của Ngài. Về tụng kinh thì Ngài dạy phải thuộc lòng kinh thì mới gọi là tụng kinh. Khi mới vào chùa, Ngài rất siêng năng tụng niệm. Ngoài các thời khóa quy định, Ngài còn tụng thêm ở thất riêng. Thích kinh nào là học thuộc lòng kinh đó và tụng niệm thường xuyên. Khi về Trường Phật Học Liên Hải, mỗi sáng sớm Ngài đều trì kinh Pháp Hoa trọn bộ, trì xong mới dùng sáng. Về sau, Ngài giữ thời khóa nhất định: mỗi ngày đều tụng kinh Phổ Hiền, kinh Kim Cang, kinh Phổ Môn, kinh A di đà và cuối cùng là niệm Phật hồi hướng vãng sanh Tây Phương cực lạc. Bây giờ, sức yếu, Ngài chỉ tụng thầm. Tụng thầm mà vẫn thuộc thì sự nhiếp tâm rất cao.

Trước tấm gương vĩ đại đó, chúng con thật lấy làm hổ thẹn. Về ba phương diện trên, chúng con chưa có phần nào tương ứng. Nay Hòa thượng Tôn Sư tuổi hạc đã cao, sức khỏe mỗi ngày một yếu, thế mà chúng con chưa làm được gì để gọi là “tri ân báo ân” đối với sự nghiệp của Ngài.

Chúng con từng nghe:

Nhạn bay ngang trời Bóng chìm đầm lạnh Nhạn không có ý để lại dấu tích Nước không có ý lưu giữ bóng hình.

Dù biết phù sinh hư ảo, vạn vật vô thường, song trước ân đức vô bờ của Hòa thượng Tôn Sư, chúng con cũng muốn lưu lại chút dư âm trong một đời tu học và hành đạo của Ngài, nhằm lợi lạc quần sanh. Thế nên, chúng con bèn họp đại chúng, cùng nhau thỉnh chư Tôn túc chỉ dạy để chúng con thực hiện bộ Trí Tịnh Toàn Tập, hầu ghi lại dấu ấn vàng son trong một đời hoằng hóa của Ngài. Tuy muộn màng nhưng vẫn còn kịp lúc. Trí huệ của Ngài vẫn còn sáng suốt để giải đáp những điều thắc mắc trong khi chúng con thực hiện công trình này. Mong rằng, bộ Toàn tập này sẽ đem lại lợi ích lớn cho Phật giáo Việt Nam, cũng như cho Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước.

Nguyện cầu Tam Bảo gia hộ cho Hòa thượng Tôn Sư trụ thế dài lâu để chúng con còn nhờ ân giáo dưỡng và cũng mong ân Tam bảo gia hộ cho chúng con được đầy đủ thắng duyên thực hiện hoàn mãn bộ Toàn Tập này, để tỏ lòng tri ân báo ân Hòa thượng Tôn Sư trước khi Ngài về Phật.

Chúng con xin tri ân chư Tôn túc Hòa thượng, Thượng tọa đã sách tấn, động viên, cố vấn, hướng dẫn chúng con trong quá trình thực hiện.

Chúng tôi cũng xin tri ân đến tất cả huynh đệ Tăng Ni, Phật tử trong Ban Biên Tập đã dốc lòng, dốc sức làm việc để sớm hoàn chỉnh từng bộ đưa vào in ấn.

Chúng tôi cũng không quên ghi nhận công đức của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử đã cúng dường tịnh tài để chúng tôi đầy đủ phương tiện thực hiện công trình.

Xin nhất tâm tùy hỉ trước mọi tấm lòng hướng về việc làm đầy ý nghĩa nầy. Trong lúc thực hiện không tránh khỏi những sơ sót, kính mong chư Tôn đức khắp mười phương niệm tình chỉ dạy cho.

Chư Tôn Đức Tăng ni nghĩa là gì?

là các vị tăng thuộc Thiền tông xưng hô các bậc tôn túc trong tông phái là Thiền sư”. Ở nước ta có Vạn Hạnh Thiền Sư, Pháp Thuận Thiền Sư, Không Lộ Thiền Sư, Hương Hải Thiền Sư. v.v… đều là những bậc thiền lâm long tượng, kiệt xuất Tăng già, được triều đình vua quan kính trọng sắc phong huy hiệu.

Hòa thượng và Thượng tọa ai lớn hơn?

Tại Việt Nam. Theo Hiến Chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất năm 1964 quy định thì những Tăng sĩ đã thọ giới Tỳ Kheo có tuổi đời từ 20 đến 40 tuổi là Đại Đức, từ 40 đến 60 tuổi đời là Thượng tọa và từ 60 tuổi đời trở lên có thể được tấn phong là Hòa thượng.

Bao nhiêu năm lên Đại đức?

Nhìn chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng theo Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như sau: Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại đức; năm 45 tuổi đời, vị tỳ kheo được 25 tuổi đạo, được gọi là Thượng tọa; năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ...

Tuổi đạo là gì?

Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ túc giới (giới tỳ kheo và tỳ kheo ni) đồng thời, hàng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ.