Chủ nghĩa tư sản là gì

Làm cách mạng vô sản thành công đã khó, nhưng tìm ra con đường, mô hình và cách đi để xây dựng một xã hội mới chưa có tiền lệ còn khó khăn và phức tạp hơn nhiều. Điều này đã được V.I.Lênin nêu ra trong Báo cáo chính trị trình bày tại Đại hội Đảng cộng sản Nga [b] lần tứ XI tháng 3/1922: “Ngay từ đầu chúng ta đã nói rằng chúng ta phải bắt tay vào sự nghiệp mới mẻ… Sự nghiệp của chúng ta vô cùng khó khăn và chắc chắn là chúng ta sẽ phạm nhiều sai lầm, điều chủ yếu là phải biết nhận định sáng suốt những sai lầm đã phạm phải, phải biết làm lại kể cả từ đầu” [1]. Như vậy, rõ ràng sự nghiệp xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa ở nước Nga Xô viết sau Cách mạng Tháng Mười năm 1917 và sau đó ở Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết [Liên Xô] từ ngày 30/12/1922 với lý tưởng xoá bỏ bóc lột, giải phóng người lao động và đem đến tự do hạnh phúc cho con người là sự nghiệp cao đẹp, mới mẻ vừa làm vừa tìm tòi, sáng tạo.

 

Theo V.I.Lênin, chủ nghĩa xã hội không tự trên trời rơi xuống, nó nảy sinh từ trong lòng chủ nghĩa tư bản, nó là yêu cầu của cuộc sống và sự phát triển biện chứng của lịch sử loài người. Từ thực tế nước Nga sau Cách mạng Tháng Mười lạc hậu lại bị tàn phá nặng nề sau Đại chiến lần thứ I [1914-1917], tiếp đó là nội chiến và cuộc chiến tranh chống sự can thiệp của 14 nước đế quốc, nên để khắc phục và phát triển, V.I.Lênin rất quan tâm đến sức mạnh nội tại, đến việc tập hợp đoàn kết các dân tộc, các tầng lớp lao động làm sao để phát triển lực lượng sản xuất trên cơ sở tăng năng suất lao động. Người đã chỉ ra rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể thắng được chủ nghĩa tư bản trên cơ sở tạo ra được năng suất lao động cao hơn. Người khẳng định: “Cần thiết lập một chế độ xã hội cao hơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là nâng cao năng suất lao động và do đó phải tổ chức lao động ở một trình độ cao hơn” [2]. Theo V.I.Lênin phải thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, trong đó đặc biệt phải phát triển giáo dục quốc dân, phải phát động thi đua xã hội chủ nghĩa phát huy sáng kiến, phải biết tổ chức sản xuất và kế thừa những mặt tốt trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội của chủ nghĩa tư bản…

V.I.Lênin cho rằng để xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải có nguồn lực con người, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân lao động là nguồn lực chính. Nhưng, những người lao động bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội lại do chủ nghĩa tư bản sinh ra và nuôi dưỡng mà có, thật không tưởng nếu cho rằng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được bởi những con người hoàn toàn mới không liên quan đến xã hội cũ. Cũng không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bởi những con người của xã hội cũ mà không cần cải tạo, giáo dục lại theo tinh thần xã hội chủ nghĩa. Đó chính là tinh thần biện chứng mang tính khoa học và thực tiễn của V.I.Lênin trong xây dựng nguồn lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô vào thời kỳ đó. Người nhấn mạnh phải cải tạo, giáo dục những người sinh ra và lớn lên trong xã hội cũ tiếp thu tinh thần mới để họ có đủ phẩm chất, năng lực và nhiệt huyết xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong việc sử dụng nguồn lực V.I.Lênin rất quan tâm đến việc sử dụng tầng lớp trí thức và chuyên gia tư sản. Bởi muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật mà giai cấp tư sản đã đạt được và như vậy cần phải biết sử dụng đội ngũ trí thức và chuyên gia tư sản trong phát triển sản xuất và quản lý xã hội. Người đã khẳng định: “Chúng ta cần sử dụng tất cả các chuyên gia tư sản, trước đây họ đã tích luỹ được các kiến thức, bây giờ họ phải hoàn lại các kiến thức đó. Chính là chúng ta phải dựa vào sự giúp đỡ của các chuyên gia đó để tiến hành công tác của chúng ta, chúng ta phải dựa vào sự giúp đỡ của họ để giành được mọi cái cần thiết cho chúng ta” [3].

Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, theo V.I.Lênin cần phải xây dựng được nền văn hoá vô sản, đó là một nền văn hoá chân chính, văn hoá dựa trên sự công bằng xã hội và mang đến tự do hạnh phúc cho con người. Để xây dựng được nền văn hoá đó, theo Người phải biết kế thừa những tinh hoa văn hoá do lịch sử loài người đã tạo nên, trong đó có những tinh hoa của văn hoá tư sản. Nghĩa là văn hoá vô sản không phải cái gì xa lạ, biệt lập từ hư không, từ bỗng nhiên, mà nó có cội nguồn từ tinh hoa của cộng đồng loài người qua các giai đoạn lịch sử. Người căn dặn: “Những người cộng sản phải biết tiếp thu những di sản văn hoá nhân loại, phải tiếp thu toàn bộ khoa học kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nghệ thuật, nếu không có những cái đó chúng ta không xây dựng được xã hội cộng sản” [4]. Khi nói về vai trò và tiêu chuẩn của người cộng sản, V.I.Lênin đã chỉ ra trước tiên họ phải là những người có văn hoá, có kiến thức: “Người cộng sản phải biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra” [5]. Có như vậy thì người cộng sản mới có thể trở thành người đủ năng lực để lãnh đạo, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình tập hợp lực lượng để làm cách mạng, để xây dựng chủ nghĩa xã hội vấn đề dân tộc được V.I.Lênin hết sức quan tâm. Người cho rằng đoàn kết dân tộc luôn gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong “Cương lĩnh dân tộc”, Người nêu rõ các dân tộc hoàn toàn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân và lao động các dân tộc để xây dựng xã hội mới. Người kiên quyết đấu tranh chống áp bức dân tộc, đồng thời cũng kiên quyết gạt bỏ những trở ngại để các dân tộc có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau, xích lại gần nhau và cùng hợp tác để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều thiên tài của V.I.Lênin là Người đã tập hợp được sức mạnh của các trào lưu để nhằm vào mục tiêu cách mạng. Đó là cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân để giải phóng mình khỏi bóc lột; cuộc đấu tranh của nông dân vì ruộng đất và quyền tự do dân chủ; cuộc đấu tranh của toàn dân chống chiến tranh đế quốc vì một nền hoà bình vững chắc; cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức giành quyền bình đẳng và tự quyết. Tất cả tập hợp lại để cùng nhau xây dựng Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.

Sau nội chiến, tình hình kinh tế ở Nga cực kỳ khó khăn, tiếp theo “Chính sách cộng sản thời chiến”, V.I.Lênin đã đề ra “Chính sách kinh tế mới” [NEP] [thông qua tại Đại hội X, Đảng cộng sản Nga [b] vào tháng 3/1921] với nội dung cơ bản là khôi phục và phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp và vai trò của nông dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa; xây dựng mối liên minh công nông trên cơ sở gắn phát triển công nghiệp với nông nghiệp; dùng chính sách thuế lương thực, quan hệ hàng hóa - tiền tệ, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước; quản lý kinh tế bằng biện pháp kinh tế… [6]. Những kết quả của NEP đạt được trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là bài học quý giá về lý luận cũng như thực tiễn đối với cách mạng xã hội chủ nghĩa ở những nước có điều kiện kinh tế lạc hậu. Đáng tiếc là sau khi V.I.Lênin mất, Liên Xô đã không tiếp tục thực hiện mô hình NEP mà thay thế vào đó là mô hình kinh tế - xã hội tập trung bao cấp. Mô hình này đã dần dần bộc lộ những yếu kém và là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khủng hoảng toàn diện của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Có thể nói lý luận về xây dựng một xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa của V.I.Lênin vừa mang tính lịch sử vừa mang tính thực tiễn rất sâu sắc và toàn diện, đó là sự tiếp thu, cải tạo, bổ sung, phát triển, sáng tạo những thành tựu quý báu của các thời đại trước, là sự tập hợp mọi lực lượng vì mục đích cao cả nhằm giải phóng áp bức, bóc lột tiến lên xây dựng một xã hội mới tốt đẹp. Đó cũng là những vấn đề cốt lõi của chủ nghĩa xã hội khoa học trong kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin đang được Đảng ta vận dụng vào sự nghiệp đổi mới ngày nay.

Hoàng Duy

[1].V.I.Lênin toàn tập, tập 45 NXB Tiến bộ. Matxcơva, 1976, trang 90,91;

[2].Sđđ tập 36, trang 28, 129;

[3].Sđđ tập 40, trang 149;

[4].[5] Sđđ tập 41, trang 161, 162;

[6]. Chính sách kinh tế mới của Lênin và sự vận dụng vào điều kiện nước ta. NXB Sự thật, Hà Nội, 1989, Tr.16.

Đây là sự khẳng định khoa học cả trên bình diện lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định xu thế vận động, phát triển của xã hội loài người, khẳng định đi lên CNXH ở Việt Nam là sự lựa chọn đúng đắn; đồng thời phê phán những quan điểm, tư tưởng “tán dương, ca ngợi” CNTB, hoài nghi về con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

Nhìn lại dòng chảy lịch sử thế giới đã cho thấy, thay thế chế độ phong kiến, CNTB ra đời, phát triển là bước tiến lớn của nhân loại. Điều đó là không thể phủ nhận.K.MarxvàF.Engelsđánh giá cao công lao của CNTB đối với sự phát triển lực lượng sản xuất. CNTB với nền kinh tế thị trường, cơ chế cạnh tranh, mục tiêu lợi nhuận đã tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và nền kinh tế, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, thu hút tất cả các nước trên thế giới vào một thị trường chung, tham gia vào sự phân công lao động và hợp tác, liên kết kinh tế trên quy mô toàn cầu. Thực tế này làm cho nhiều người lầm tưởng và cho rằng CNTB là chế độ tốt đẹp nhất, “là thiên đường, vĩnh hằng và vô hạn”. Nhất là sau khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, không ít người đòi xét lại Chủ nghĩa Mác-Lênin và cho rằng chế độ XHCN là “quái thai” của lịch sử, cần phải đào sâu, chôn chặt để cho loài người thừa hưởng và sống trong một trật tự xã hội vĩnh hằng, công bằng, bình đẳng mà con người hướng tới.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Tuy nhiên, dù nghiên cứu ở góc độ nào, nhìn nhận ở bình diện nào thì CNTB chưa khi nào và không bao giờ là xã hội công bằng, bình đẳng mà con người hướng tới. Mặc dù CNTB ngày nay đã có điều chỉnh nhất định trong quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối, phần nào làm giảm bớt tính gay gắt của những mâu thuẫn cơ bản trong xã bội tư bản chủ nghĩa [TBCN]. Tuy nhiên, những điều chỉnh ấy vẫn chưa vượt ra khỏi khuôn khổ của quan hệ sản xuất TBCN. Đảng ta khi bàn về CNTB ngày nay đã khẳng định: “Hiện tại, CNTB còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của CNTB, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra”[1].

Mặc dù có sự điều chỉnh, thích nghi nhưng “CNTB vẫn không thể khắc phục được những mâu thuẫn cơ bản vốn có của nó”. Đúng như nhận định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Kinh tế suy thoái đã làm phơi bày sự thật của những bất công xã hội trong các xã hội TBCN: Đời sống của đa số dân cư lao động bị giảm sút nghiêm trọng, thất nghiệp gia tăng; khoảng cách giàu-nghèo ngày càng lớn, làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột giữa các sắc tộc”. Và sự thật, dù có biến đổi như thế nào thì bản chất của CNTB không hề thay đổi. Dù có điều chỉnh, thích nghi đến đâu thì TBCN vẫn là xã hội mà trong đó sự phát triển không thực sự vì con người. Xã hội đó luôn vì lợi nhuận kinh tế mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người".

Dù có che đậy tinh vi ở mức độ nào thì trong xã hội TBCN, quyền lực của hệ thống chính trị thực sự không thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân-yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át...

Như vậy, chúng ta cần nhận thức rằng: CNTB hiện vẫn tiếp tục điều chỉnh để thích ứng trước những biến động, mâu thuẫn bên trong và ngoài nước. Hiện tại, CNTB vẫn còn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, như K.Marx và V.I.Lenin đã nhận định: Phương thức sản xuất TBCN không tự diệt vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không tự phát hình thành mà phải được thực hiện thông qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó, giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này chính là giai cấp công nhân.

Điều đó có nghĩa rằng, xu thế phát triển của nhân loại tất yếu sẽ thay thế CNTB bằng một chế độ xã hội tốt đẹp hơn nó. Dù còn nhiều quanh co, phức tạp nhưng nhất định loài người sẽ tiến lên CNXH. Điều này một lần nữa khẳng định: Đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử. CNXH là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân Việt Nam; đi lên CNXH là yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam.

Đại tá, TSBÙI THANH CAO -Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2011, tr.68.

Video liên quan

Chủ Đề