Chống oxy hóa hạn chế gốc tự do năm 2024

Gốc tự do là một thuật ngữ từ lâu đã quen thuộc với giới y khoa, nhưng vẫn còn rất mới mẻ đối với cộng đồng. Phần lớn hiện vẫn chưa lường hết được sự nguy hiểm của gốc tự do đối với sức khỏe, đặc biệt là với não bộ – cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.

Gốc tự do là một thuật ngữ từ lâu đã quen thuộc với giới y khoa, nhưng vẫn còn rất mới mẻ đối với cộng đồng. Phần lớn hiện vẫn chưa lường hết được sự nguy hiểm của gốc tự do đối với sức khỏe, đặc biệt là với não bộ – cơ quan quan trọng nhất của cơ thể.

Gốc tự do là gì?

Gốc tự do [tiếng anh gọi là free radical] là những nguyên tử hay phân tử bị mất đi một điện tử ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường, stress, rượu bia, thuốc lá…

Gốc tự do là chất có hại, tồn tại ở dạng phân tử hoặc nguyên tử bị mất một điện tử [electron] ở quỹ đạo ngoài cùng. Vì chỉ có một điện tử đơn lẻ, nên gốc tự do luôn ở trạng thái bất ổn và luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử của nguyên tử khác, dẫn đến phản ứng dây chuyền hình thành hàng loạt gốc tự do trong một thời gian ngắn”. Quá trình này diễn ra theo phản ứng dây chuyền, gây tổn thương màng tế bào, các phân tử protein và ngay cả ADN… Hậu quả là xuất hiện những biến đổi làm tổn hại, rối loạn chức năng, thậm chí gây chết tế bào. ThS. Lâm Văn Chế

Chính vì nguy hại như vậy, gốc tự do được xem là “sát thủ giấu mặt” gây ra quá trình lão hóa và phần lớn các bệnh tật. Y học hiện đại đã thống kê, sự tấn công của gốc tự do gây ra hơn 60 loại bệnh khác nhau, trong đó đặc biệt nguy hiểm là các bệnh ảnh hưởng đến não bộ như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, đột quỵ…

Mỗi ngày một tế bào phải hứng chịu 10.000 đợt tấn công của các gốc tự do. Và trong suốt 70 năm cuộc đời, chúng ta sẽ phải liên tục chống chọi với 17 tấn gốc tự do

GỐC TỰ DO GÂY NÊN NHIỀU BỆNH CHO CƠ THỂ

1.Não: Thoái hoá thần kinh, đau nửa đầu, đột quỵ, ung thư não

2.Mắt: Thoái hoá võng mạc, thoái hoá điểm vàng, đục thủy tinh thể

3.Da: Lão hoá da, vẩy nến, viêm da

4.Hệ miễn dịch: Viêm nhiễm mãn tính, các rối loạn tự miễn, bệnh lupus, viêm đường ruột

5.Tim: Suy tim, xơ hoá cơ tim, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim

6.Mạch máu: Tái hẹp lòng mạch, xơ vữa mạch máu, rối loạn chức năng tế bào nội mô, cao huyết áp

7.Phổi: Hen phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính, dị ứng, ung thư phổi

8.Thận: Bệnh thận mãn tính, thải ghép thận, viêm cầu thận

9.Đa cơ quan: Tiểu đường, lão hoá, mệt mỏi mạn tính…

10.Khớp: Thấp khớp, thoái hoá khớp, viêm khớp vẩy nến.

Vì sao não dễ bị gốc tự do tấn công?

Gốc tự do tấn công vào tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể, nhưng não bộ là nơi phải chịu đựng nhiều tổn hại nhất.

Não chỉ chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ đến 20%–25% nhu cầu oxy và năng lượng của toàn cơ thể. Bên cạnh đó, não còn là cơ quan béo nhất với hơn 60% thành phần là các axit béo chưa bão hòa rất dễ bị oxy hóa. Chính vì vậy, quá trình chuyển hóa các chất tại não diễn ra rất mạnh mẽ, làm sản sinh ra nhiều gốc tự do.

Tuy là nơi “tập kết” nhiều gốc tự do nhưng hệ thống chống gốc tự do tại não lại kém hơn nhiều so với các cơ quan khác, ví dụ chỉ bằng 1/10 so với gan. Do vậy, não rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi sự tấn công của gốc tự do, gây ra hai nhóm bệnh thường gặp là thoái hóa tế bào thần kinh và bệnh lý mạch máu não.

  • Với nhóm bệnh thoái hóa tế bào thần kinh, gốc tự do làm tổn thương cấu trúc, thậm chí gây chết tế bào não làm suy giảm chức năng não bộ. Tùy vùng não bị ảnh hưởng mà các triệu chứng có thể xuất hiện khác nhau như: suy giảm trí nhớ, khả năng học tập – tư duy kém, giảm tập trung trong công việc… Nếu diễn tiến lâu dài sẽ dẫn đến sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, Parkinson…
  • Với nhóm bệnh mạch máu não, gốc tự do gây tổn thương thành mạch, thúc đẩy sự hình thành các mảng xơ vữa và tạo huyết khối. Lòng mạch bị hẹp lại khiến lưu lượng máu đến nhu mô não bị giảm, gây ra các vấn đề về tuần hoàn não như thiếu máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não, đau nửa đầu

Não tiêu thụ khá nhiều oxy và dễ bị gốc tự do tấn công [hình minh họa]

Chống gốc tự do bằng cách nào?

Theo thời gian, gốc tự do không ngừng sản sinh và gây hại trong khi hệ thống phòng vệ của cơ thể lại từng bước suy yếu dần. Do đó, để bảo vệ sức khỏe – đặc biệt là bộ não, cần hạn chế các yếu tố tăng sinh gốc tự do, và bổ sung các chất chống gốc tự do cho cơ thể.

  • Giảm yếu tố tăng sinh gốc tự do:

Gốc tự do không chỉ sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà còn hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: môi trường ô nhiễm [khói bụi, ánh nắng, phóng xạ…], rượu bia, khói thuốc lá, hóa chất, chấn thương, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh – stress… Vì thế, cần hạn chế tối đa tác động của các yếu tố này.

  • Bổ sung chất chống gốc tự do từ thực phẩm

Ngoài việc hạn chế những yếu tố có hại từ bên ngoài, một chế độ dinh dưỡng giàu các chất chống gốc tự do có thể giúp cơ thể tăng khả năng phòng vệ và trung hòa gốc tự do một cách hữu hiệu.

Trong khẩu phần ăn hằng ngày, nên tăng cường các thảo dược, trái cây và rau của quả vì đây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống gốc tự do, đồng thời hạn chế các món nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp, bia rượu….

  • Sử dụng tinh chất thiên nhiên trung hòa gốc tự do, bảo vệ não bộ hiệu quả

Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như Anthocyanin, Pterostilbene có trong Blueberry sinh trưởng ở Bắc Mỹ. Anthocyanin, Pterostilbene có khả năng tiêu diệt gốc tự do mạnh mẽ, hạn chế sự tổn thương thành mạch, cải thiện lưu lượng máu lên não, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh lý mạch máu não, cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, mất ngủ, ù tai rối loạn cảm giác, yếu liệt nửa người… Đồng thời, các chất chống gốc tự do này giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động tế bào thần kinh, cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung, chống căng thẳng/ stress…

Khi các gốc tự do tăng nhiều trong cơ thể sẽ gây hại cho tế bào, tăng nguy cơ gây nhiều bệnh lý phức tạp. Chế độ ăn uống sinh hoạt cũng góp phần ảnh hưởng tới sự hình thành các gốc tự do. Chính vì vậy, một lối sống sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ các chất chống oxy hóa giúp hạn chế hình thành gốc tự do.

Chủ Đề