Cho trẻ nhỏ xem ảnh đồi truỵ gọi là gì

Hiện nay trên các trang mạng tràn ngập thông tin về các thể loại truyện cũng như hình ảnh, và độc giả thực sự của những trang web này thuộc độ tuổi nào thì không ai kiểm soát được. Một số trang web mặc dù ghi truyện chỉ dành cho trẻ trên 18 tuổi, nhưng thực tế hầu hết các trang truyện online này đều có thể truy cập được mà không cần đăng nhập.

Ông Nguyễn Trọng An, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động thương binh và xã hội cho biết: Hiện nay vấn đề này đúng là chúng ta kiểm soát không chặt chẽ, chúng ta chưa có phương án quản lí chặt chẽ, cho nên, từ đồ chơi bạo lực, đến các game online bạo lực, rồi đến cả sách cả truyện online cũng như truyện bày bán đều có cái mình gọi là văn hóa phẩm đồi trụy. Gọi chung thôi nhưng vấn đề này nó không phù hợp với trẻ em Việt Nam, và nó đã tiêm nhiễm các thói hư tật xấu cho trẻ em.

Trẻ em có thể truy cập mạng dễ dàng ở quán internet

Đã có nhiều những vụ án “hiếp dâm trẻ em” trong đó, không ít tội phạm là lứa tuổi trẻ vị thành niên, nguyên nhân là do các em bị ảnh hưởng qua phim ảnh và thông tin văn hóa online, dẫn đến việc các em có những suy nghĩ và lối sống lệch lạc.

Sự phát triển của mạng xã hội hiện khiến những sản phẩm văn hóa độc hại như cơn bệnh dịch đang lây lan một cách nhanh chóng, ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như nhân cách giới trẻ.

Chị Nguyễn Thanh Hương, ở Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: “Tôi hết sức lo lắng những ảnh hưởng của công nghệ thông tin. Bây giờ học sinh lên facebook, học sinh đọc online, học sinh xem các phim mà đánh đấm, bạo lực hay đồi trụy là một cách quá dễ dàng mà không có sự kiểm soát”

Nhiều truyện tranh online có nội dung và hình ảnh không lành mạnh

Anh Nguyễn Văn Đức ở Tôn Thất Tùng, Đống Đa, lại có cách quản lý con cái rất cẩn thận: "Hai cháu nhà tôi đang học cấp 1, tôi cho cháu sử dụng máy tính nhưng kiểm soát chặt chẽ bằng cách cho các cháu vào mạng theo giờ, và khi truy cập mạng luôn có bố hoặc mẹ ở bên cạnh để kiểm soát và hướng cho con mình khai thác những thông tin mạng một cách tích cực, phục vụ tốt cho việc học tập và giải trí lành mạnh”.

Còn chị Nguyễn Thị Phương ở Mai Dịch, Cầu Giấy lại hết sức lo lắng khi chia sẻ vấn đề này. Chuyện liên quan đến con trai chị, cháu T, đang học lớp 9. Như thường lệ 8 giờ tối là cháu T phải ngồi vào bàn học, nhưng vô tình một lần chị Phương vào kiểm tra con học bài thì phát hiện con trai đang mải mê đọc truyện. Chị Phương cầm tệp giấy A4 phô tô mà con trai đang đọc lên xem thì giật mình vì đó là những truyện phòng the chỉ dành cho người lớn. Tra hỏi thì cháu T cho biết ở trên lớp một số bạn trai đã cóp truyện này từ trên mạng rồi in ra phát "ngầm" cho các bạn trai trong lớp cùng đọc...

Phó giáo sư Trịnh Hòa Bình chia sẻ: Hiện nay văn hóa phẩm đồ trụy như truyện người lớn, truyện dành cho trẻ em nhưng thực chất cũng là truyện người lớn, rồi phim, ảnh đồ trụy tràn ngập trên mạng, các em nhỏ dễ dàng truy cập ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào miễn là vào được mạng. Có thể nói văn hóa phẩm đồi trụy, như con vi rút đang dần gặm nhấm, thui chột tư tưởng và nhân cách trẻ nhỏ.

Theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng cấm: tuyên truyền, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc… Nhưng việc nghiêm cấm bằng những quy định cũng chưa đủ, để ngăn chặn tận gốc tệ nạn này cần có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý thông tin truyền thông lẫn cơ quan văn hóa, giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Đức Tuân - giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam, tại tọa đàm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng do báo Đại Biểu Nhân Dân phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam [UNICEF] tổ chức ngày 28-4.

Xuất hiện tội phạm "săn lùng trẻ em"

Theo ông Tuân, hiện rất nhiều phụ huynh vô tình phát tán lên mạng thông tin như hình ảnh, thông tin của con, dẫn tới các em có nguy cơ thành "con mồi" của tội phạm "săn lùng trẻ em". Ban đầu, các đối tượng xấu chỉ nhắn tin, gọi điện, sau đó có thể dẫn tới bắt cóc, xâm hại.

"Theo luật, phụ huynh không được phát tán hình ảnh trẻ em trên 7 tuổi nếu chưa được sự cho phép của trẻ. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ không biết, không ý thức được rủi ro đối với con em mình", ông Tuân bày tỏ.

Bên cạnh đó, khi cha mẹ truy cập nội dung tiêu cực, "người lớn", trẻ em cũng tiếp xúc thông tin xấu độc qua quảng cáo hiện trên trang web. Nếu không ngăn chặn kịp thời, các em có thể hình thành suy nghĩ lệch lạc.

Ông Nguyễn Đức Tuân nêu ra một vài con số đáng chú ý. Đó là khoảng 70 - 80% trẻ em từ 10 - 15 tuổi chơi game [khoảng 10 - 15% số này nghiện game]. Nghiện game có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe, tâm lý người chơi.

Khoảng 51% người dùng mạng khác cho biết bản thân từng liên quan đến hành vi bắt nạt. Bắt nạt trực tuyến có thể là tung tin đồn, đánh nhau rồi đăng clip lên mạng, gửi hình ảnh đồi trụy… "Do đó, trẻ em sẽ chịu rủi ro rất lớn nếu xã hội, nhà trường và gia đình không chú ý quan tâm", ông Tuân bày tỏ.

Người lớn theo đó cần chú ý nói chuyện với trẻ để biết con dùng máy tính, điện thoại nhắn tin, nói chuyện với ai, ở đâu, khi nào và tuyệt đối không gây tổn thương, nói nặng lời khi các em vướng vào sự cố.

"Khi sử dụng Internet, các em cần được tiêm "vắc xin số". Đó là tự biết bảo vệ được mình là tốt nhất", ông Tuân nói.

Chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên làm bạn với trẻ để biết con đang nói chuyện, nhắn tin với ai trên Internet - Ảnh: NAM TRẦN

Cụ thể hóa hành vi xâm hại, lạm dụng

Ông Mark Kavanagh - cố vấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng UNICEF - cho rằng với 92% trẻ em Việt Nam sử dụng Internet, nếu các công ty công nghệ không có biện pháp mạnh, rủi ro cho trẻ khi chơi game, lướt mạng rất lớn.

Vị này dẫn chứng 1,7 tỉ người đang chơi game trên thế giới nhưng không phải nền tảng game nào cũng ngăn chặn 100% người chơi gửi hình ảnh khiêu dâm, tình dục.

Qua nắm bắt, một số tội phạm mạng sẽ chơi game chung với trẻ để làm quen, sau khi thân thiết, chúng gửi ảnh hoặc clip khiêu dâm, từ đó dụ dỗ các em qua nền tảng khác. Khi trẻ bị phát hiện, mong giúp đỡ thì người lớn ngại ngùng, xấu hổ, lảng tránh khiến sự việc xấu đi.

Do đó, ông Mark Kavanagh đề xuất luật pháp Việt Nam cần quy định cụ thể các hành vi xâm hại, lạm dụng và yêu cầu các công ty công nghệ, mạng xã hội… tuân thủ. Tuy vậy, quy định phải thực tế, không quá "khắt khe".

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Mai Thoa - ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội - cho rằng cơ quan soạn thảo cần lưu ý cụ thể hóa các hành vi vi phạm, ảnh hưởng đến trẻ em.

Từ đó, cơ quan chức năng căn cứ xác định mức độ vi phạm hành chính, thậm chí là xử lý hình sự.

Bà Leo Thị Lịch - ủy viên thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - cho hay nhiều phụ huynh sợ ảnh hưởng danh dự gia đình, dòng tộc nên giấu giếm câu chuyện trẻ em bị bắt nạt, xâm hại, dẫn tới nhiều em tự tử.

Dẫn khảo sát vừa qua, bà Lịch cho biết gần 70% người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn không biết mạng Internet ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em.

Do đó, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân cần tuyên truyền nhiều hơn tới đoàn viên, hội viên về kiến thức trẻ em, nhất là bằng tiếng dân tộc để bà con hiểu rõ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần lồng ghép nội dung bảo vệ trẻ em trên mạng qua tiết ngoại khóa, sinh hoạt, hội trại hè…

Để bảo vệ trẻ em, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam giới thiệu công cụ kiểm tra mức độ độc hại của trang web tại địa chỉ //vn-cop.vn/kiem-tra. Qua website này, phụ huynh có thêm một giải pháp bảo vệ, che chở cho các em.

Chủ Đề