Chính sách đồn điền bắt đầu từ thời nào

CSVN – Năm 1890, tức là chỉ 2 năm sau khi ban hành Nghị định thành lập các đồn điền trên đất “vô chủ”, trong cả nước, bọn thực dân đã chiếm được 10.900 hécta, đến năm 1900, số ruộng đất mà chúng chiếm được lên tới 301.000 hécta và đến năm 1912 là 470.000 hécta, trong đó ở Nam Kỳ là 308.000 hécta, Trung Kỳ 26.000 hécta và Bắc Kỳ 136.000 hécta.

Chính sách đồn điền bắt đầu từ thời nào
Thời kỳ đầu khai hoang trồng cao su của Pháp tại Việt Nam.

Một loạt những tên địa chủ người Pháp xuất hiện ở Nam Kỳ như Pôn Ê-mơ-ry (Paul Emery), La-ba (Labat), Pô-nông-đô (Pomndo) và Li-ca (Like), mỗi tên chiếm được từ 20.000 hécta đất cấy lúa.

Phương thức kinh doanh của chúng ở các đồn điền chủ yếu vẫn là phát canh thu tô theo lối bóc lột phong kiến. Đờ La-nét-xăng (De Lanessan) đã hết lời ca ngợi phương thức kinh doanh ấy. Y nói: “Chế độ canh tác có lợi về mặt kinh tế nhất và là một chế độ chắc chắn nhất cho việc trồng trọt các loại cây cơ bản cũng như các loại cây công nghiệp… là chế độ phát canh thu tô. Nó giảm được một phần vô cùng lớn những chi phí chung và những chi phí về việc giám sát của các nhà thực dân người Âu, những chi phí này ở thuộc địa lại lớn hơn rất nhiều so với ở nước Pháp”…

Trong bối cảnh chính sách khai thác nông nghiệp nói trên của thực dân Pháp, ngành khai thác cao su ra đời.

Chính sách đồn điền bắt đầu từ thời nào

Ngành khai thác cao su ở Việt Nam ra đời trước tiên và chủ yếu là ở Nam Kỳ đi đôi với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương của thực dân Pháp bắt đầu từ năm 1897.

Ngay khi mới đặt chân lên đất Nam Kỳ, thực dân Pháp đã nhận thấy ngay những điều kiện khí hậu nhiệt đới và chất đất đỏ, xám của miền Đông Nam bộ rất thích hợp với cây cao su, nên đã có ý định xây dựng ngành khai thác cao su ở đây từ rất sớm. Năm 1877, một người Pháp tên là Pi-e (Pierre) mang hạt giống cây cao su từ Xanh-ga-po (Singapore) về, lập vườn ươm thử ở vườn Bách thảo Sài Gòn, nhưng không cây nào sống được. Đến năm 1879, toàn quyền Pôn Đu- me (Paul Doumer) cho lập hai trung tâm nghiên cứu thí nghiệm cây cao su: một, ở vườn thí nghiệm Ông Yêm Thủ Dầu Một do một dược sĩ người Pháp tên là Ra-un (Raul) phụ trách và một, ở Suối Dầu (Nha Trang) do Bác sĩ Yéc-xanh (Yersin) trông nom. Năm 1897, Ra-un lại đem hạt giống cao su và cây cao su con từ đảo Gia-va (Java) về trồng, và cùng thời gian đó, Yéc- xanh cũng nhân được cây giống. Cả hai trại thí nghiệm này đều thành công.

Sau khi trồng thử nghiệm thành công, bọn tư bản Pháp đã hùn vốn thành lập một số công ty để chuẩn bị khai thác đồn điền cao su. Các công ty ấy gồm có: Công ty cao su Đồng Nai tức Công ty kỹ nghệ và rừng Biên Hòa trước kia, được thành lập vào năm 1908, trụ sở đóng tại Pa-ri. Đối tượng của công ty này là khai thác đồn điền cây cao su, cây có dầu và nứa ở Đông Dương. Số vốn ban đầu là 500.000 phơ-răng, gồm 5 nghìn cổ phần, mỗi cổ phần 100 phơ-răng. Năm 1911, số vốn tăng lên thành 2 triệu phơ-răng, năm 1919: 6 triệu phơ-răng. Trong các năm 1914-1918, công ty tập trung khai phá rừng vùng Trảng Bom, Cây Gáo, Túc Trưng và vùng sau này gọi là Chiến khu Đ.

Công ty đồn điền Đất Đỏ (Plantations des terres rouges) thành lập năm 1910, trụ sở đóng tại Sài Gòn. Chủ công ty là một viên toàn quyền Pháp làm việc ở Hà Nội. Đối tượng của nó là khai thác các đồn điền cao su ở Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa. Số vốn ban đầu là 2.300.000 phơ-răng, gồm 23.000 cổ phần, mỗi cổ phần 100 phơ-răng. Năm 1923, số vốn tăng lên tới 36 triệu phơ-răng, năm 1925: 46 triệu, năm 1935: 110 triệu, công ty này có phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu cây cao su đặt tại bàu Ông Yêm, huyện Tân Uyên, tỉnh Thủ Dầu Một cũ.

Công ty cao su Viễn Đông (Société de Caoutchoueã d’Extrêne-Orient), tên thường gọi là Công ty CEXO thành lập năm 1910, trụ sở đặt tại Pa-ri. Chủ là Đờ Lalăng người Pháp. Đối tượng của nó là khẩn hoang và canh tác đất đai ở Viễn Đông, đặc biệt là ở Đông Dương và chủ yếu trồng cây cao su: Số vốn ban đầu là 1.500.000 phơ-răng, gồm 15 nghìn cổ phần, mỗi cổ phần 100 phơ-răng. Sau đó vốn ngày một tăng lên: 1912: 4 triệu 5 trăm ngàn phơ-răng, 1917: 6 triệu phơ- răng, 1920: 8 triệu, 1934: 28 triệu….

Nổi bật trong đó là chính sách đồn điền - vốn đã được chúa Nguyễn Ánh cho triển khai vào những năm cuối thế kỷ XVIII. Khi đó, ông cho rằng “ngụ nông ư binh” là phép tốt, ra lệnh cho các đội quân vỡ ruộng ở Thảo Câu (Vàm Cỏ) đặt tên là trại đồn điền. Lại xuống lệnh cho các quan và dân chúng, ai mộ được 10 người trở lên thì cho làm cai trại. Từ đó, nhiều sở đồn điền được lập ở nhiều nơi. Chính quyền địa phương cho dân vay giống, cấp trâu bò. Ai chăm làm ruộng thì được miễn lao dịch. Cấm giết trâu, bỏ ruộng hoang. Nhờ những biện pháp khích lệ ấy, mà đất Gia Định được mở mang rất nhiều.

Năm 1802, vua Gia Long tiếp tục ban hành chính sách thành lập đồn điền ở Nam Bộ, nhằm vào những lợi ích: mở rộng diện tích ruộng đất, tăng sản lượng lương thực; tăng thêm thu nhập cho triều đình; bảo đảm quyền cai trị và kiểm soát của triều đình trên vùng đất mới. Chính sách này chủ yếu dựa vào việc mộ dân nghèo, tội phạm và các binh sĩ để thực hiện việc khai khẩn đất hoang. Trong thời gian khẩn hoang, số dân này sẽ được quản lý theo cung cách đồn điền, không giống như thôn ấp bình thường; sau 6-10 năm, khi cuộc sống ổn định thì sẽ chuyển sang hình thức làng xã, ruộng đất do xã quản lý và nộp thuế. Đồn điền xuất hiện nhiều nhất ở vùng Gia Định. Đợt lập đồn điền lớn nhất do Kinh lược sứ Nam kỳ Nguyễn Tri Phương tổ chức vào năm 1853-1854, lập được 21 cơ, 124 ấp ở cả 6 tỉnh.

Một hình thức khác là doanh điền do triều đình và nhân dân cùng kết hợp khai hoang, ra đời từ thời Nguyễn theo đề xuất của Tham tán quân vụ Bắc thành Nguyễn Công Trứ. Chính sách này nhằm di dân để lập ấp mới, bắt đầu thực hiện từ năm 1828 dưới thời vua Minh Mạng. Cách thức được quy định cụ thể như sau: triều đình sẽ bỏ vốn ban đầu, cử ra một quan chức đứng ra chiêu mộ và chỉ đạo dân chúng đi khai hoang theo hai trường hợp: số dân mộ được là 50 người đủ một lý, người đứng ra mộ sẽ được ban chức lý trưởng; số dân mộ được là 30 người đủ một ấp, người đứng ra tuyển một sẽ được ban chức ấp trưởng. Thời gian 6 tháng đầu, triều đình sẽ cấp cho dân đi khai hoang đầy đủ lương thực và phương tiện sản xuất; từ tháng thứ 7 thì phải tự lo. Triều đình sẽ miễn thuế cho các ấp và lý mới này 3 năm.

Những chính sách khai khẩn, lập làng mới ở Nam Bộ thời Nguyễn giúp vùng đất này ngày càng phát triển. Trong ảnh: Một con kinh có từ xa xưa ở vùng Lái Niên (nay thuộc huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang). Ảnh: DUY KHÔI

Đến đời vua Tự Đức, ở Nam kỳ lục tỉnh việc khẩn hoang, lập làng được nhà nước khuyến khích mạnh mẽ. Những người giàu có thường đứng ra chiêu mộ dân nghèo đi khẩn đất, lập nên những làng, ấp mới. Những bá hộ thường là địa chủ bỏ tiền cho nông dân vay để mua sắm ghe xuồng, nông cụ, lương thực, quần áo, tiền chi xài trong buổi đầu khẩn hoang. Sau khi có thu hoạch thì người vay phải trả nợ và lãi. Một hình thức khác là địa chủ trực tiếp đứng ra quản lý, khai thác đất nông nghiệp. Họ thuê nhân công (tá điền) làm dài hạn, trả lương và cho ứng tiền trước. Nếu vì lý do gì đó không có tiền trả nợ thì phải cho người thân làm thay thế trừ cấn nợ vay.

Đơn xin lập làng mới gồm có hai bản, dâng lên quan Bố chánh. Trong đó kê rõ: ranh giới giáp bốn phía của làng mới, tên những gia trưởng (điền hộ), tên chủ đất, loại đất (sơn điền, thảo điền…), tên làng mới, đơn xin miễn sưu, thuế, quân dịch 3 năm, ghi tên những người dân (bộ đinh) để quản lý và đánh thuế. Nếu hồ sơ và thực tế hợp lý, đơn xin lập làng mới sẽ được quan phủ kiểm tra, xác nhận với sự có mặt đại diện các làng giáp ranh. Nếu mọi việc đều ổn, quan phủ sẽ công nhận thôn trưởng, cấp con dấu nhỏ... Sau đó, quan phủ soạn tờ phúc bẩm, trình với quan Bố chánh trình tự công việc, kèm theo bản đồ làng mới được vẽ khái quát, có thôn trưởng của các làng giáp ranh đồng ký vào.

Khi nhận được tờ phúc bẩm, quan Bố chánh phê “trình biện” chuyển lên quan Tổng đốc. Nếu được chấp nhận, quan Tổng đốc sẽ phê “chiếu biện”. Sau cùng, một bản có lời phê sẽ gửi trả xuống phủ, huyện. Quan phủ, huyện phải xuống làng mới lần 2 để lập tờ “khám án”. Trong tờ này có ghi rõ đã đến nơi, đã xác nhận diện tích, loại đất, có các cai tổng, thôn trưởng liền kề ký tên. Dưới cùng là chữ ký của thôn trưởng, hương thân làng mới lập. Đời vua Tự Đức, với đất hoang thì ai làm đơn xin khai khẩn, người đó được chấp nhận. Có những quy định như sau: Ai bỏ đất hoang không đóng thuế sẽ bị lấy lại giao người khác làm đóng thuế. Không đóng thuế có thể bị mất đất. Muốn đóng thuế phải đăng địa bộ. Muốn đăng địa bộ phải làm theo thủ tục.

Ở nông thôn Nam Bộ thời Nguyễn, công cuộc khai khẩn đất hoang, lập làng mới luôn phát sinh ra hai giai cấp: chủ đất và những người làm thuê mướn đất, gọi là chủ điền và tá điền. Về pháp lý, “tờ tá” (giấy mướn đất) do chủ điền và tá điền tự ký kết. Nếu tá điền không đóng đủ tô, nợ thì chủ điền nhờ quan xử. Không trả nổi nợ, thì giấy ấy trở thành giấy vay nợ hợp pháp. Tá điền ngày xưa phải có nghĩa vụ đền ơn chủ điền, những người đã cho họ mướn đất, vay thóc lúa, tiền bạc... Tá điền phải làm công nhật không lương như bửa củi, chèo ghe, xay lúa, làm cỏ vườn khi gia đình chủ điền có hữu sự, quan, hôn, tang, tế... Ngoài ra khi có những sản vật ngon, quý, tá điền dâng tặng cho chủ. Đáp lại, có những chủ điền rộng lượng, thương người, sẽ hủy, xé giấy nợ mà tá điền không thể trả nổi do mất mùa, đau ốm.

Ngày xưa, nếu sở hữu được một mảnh đất do chính công sức mình khai phá canh tác hay do cha mẹ ông bà để lại, người chủ đất ít khi nào bán do tình cảm gắn bó với nơi chôn nhau, cắt rốn, mồ mả cha ông; sợ có lỗi với tiền nhân đã nhọc công tạo dựng. Nếu túng lắm, thường chỉ cầm cố. Nhưng khi lãi nặng quá, đóng không nổi thì phải cam chịu mất đất. Cầm đất có thời hạn chuộc và phải đóng lãi. Cố đất thì không đóng lãi, nhưng thời hạn rất dài (từ 10 năm trở lên) và không được quyền chuộc nếu chưa tới hạn như giao kèo. Nếu đất đã bị cố rồi, thường thì chủ nợ sẽ cho người khác mướn, thu tô, lợi. Quá hạn 30 năm, nếu con nợ không chuộc, sẽ mất đất.

Công cuộc khai khẩn, lập làng ở Nam Bộ thời nhà Nguyễn đã cơ bản hình thành nên những đơn vị hành chính cơ sở. Cấu trúc làng xã luôn là nền tảng vững chắc cho những chương trình, công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia, giúp cho đời sau có cái nhìn tổng thể, khách quan để định hướng, quy hoạch, xây dựng và phát triển.