Chiến thuật trực thăng vận và thiết xa vận là gì

Đối mặt với cuộc càn quét của giặc, quân và dân ta dựa vào hệ thống công sự và những bờ mương liên hoàn nối liền với rạch Ấp Bắc để tổ chức trận địa chặn đánh các mũi tiến công của địch. Đại đội 1, Tiểu đoàn 261 đánh tan các cánh quân đổ bộ bằng máy bay lên thẳng của giặc tại Ấp Bắc, bắn rơi sáu chiếc H.21. Tiếp đó đánh bật mũi tiến quân đường bộ, bắn cháy hai chiếc xe tăng M113. Đại đội 1, Tiểu đoàn 514 chiến đấu quyết liệt với một tiểu đoàn dù với 16 máy bay thả quân. Trung đội bộ đội địa phương huyện Châu Thành phối hợp với một trung đội của Đại đội 1, Tiểu đoàn 216 chặn đánh địch ở cầu Ông Bồi. Trung đội công binh, Tiểu đoàn 216 dùng thủy lôi đánh chìm một tàu địch ở Vàm Kênh 3, bắn hỏng hai chiếc khác, bẻ gãy mũi đánh vu hồi của hai đại đội biệt động ngụy. Trong trận Ấp Bắc, nhân dân các xã Tân Phú, Điềm Hy, Tân Hội kéo lên đường số 4 làm ách tắc đường hành quân của địch. Hơn 700 người thuộc các xã Mỹ Hạnh Đông, Mỹ hạnh Trung, Mỹ Phước Tây kéo đến bao vây cụm pháo 105 của địch, không cho địch bắn phá vào nhà cửa, ruộng vườn. Trong trận Ấp Bắc, quân chính quy của ngụy với số lượng đông gấp 10 lần quân ta, vũ khí phương tiện hiện đại nhưng đã phải chịu thất bại rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Ấp Bắc. 450 tên giặc trong đó có 9 tên lính Mỹ đã bị thương vong, 16 máy bay bị bắn rơi và hỏng, ba xe M113 và một tàu chiến bị phá hủy. Chiến thắng Ấp Bắc chứng tỏ bộ đội ta tập trung trên chiến trường, với quân số và tổ chức trang bị thích hợp, được huấn luyện về kỹ thuật và chiến thuật, dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc và có lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng phối hợp hoàn toàn có khả năng đánh bại các cuộc càn quét bằng binh lực lớn, vũ khí trang bị hiện đại và chiến thuật mới của Mỹ-ngụy. Trong chiến tranh việc đánh bại các chiến lược quân sự của địch được bắt đầu bằng việc đánh bại các chiến thuật chủ yếu của chúng. Trận Ấp Bắc đánh dấu sự thất bại của chiến thuật “trực thăng vận” “thiết xa vận”, báo hiệu sự phá sản của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ. Từ chiến thắng Ấp Bắc, quân và dân ta đã bắt đầu hình hành loại hình “chiến dịch tổng hợp”, kết hợp hoạt động của lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị trên khu vực chiến dịch.

Phát huy chiến thắng Ấp Bắc, Trung ương Cục phát động trên toàn chiến trường miền nam phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, cán bộ chiến sĩ và quần chúng đều tin tưởng phấn khởi khả năng diệt máy bay lên thẳng và xe M113, đánh bại các cuộc càn quét của Mỹ-ngụy.

Tài liệu tham khảo: Lịch sử Quân đội nhân dân, tập II, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân-1999

Bài tiếp theo: “Đế quốc Mỹ thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất”.

Lúc này, ta chưa đánh giá hết những âm mưu, thủ đoạn của địch. Các cấp lãnh đạo, chỉ huy của ta bước đầu còn lúng túng trong việc đề ra phương hướng, biện pháp chỉ đạo quân và dân ta đối phó với các thủ đoạn tác chiến mới của kẻ thù. Tình hình trên đặt ra yêu cầu phải tìm ra cách đánh và kiên quyết đánh bại các cuộc hành quân bằng “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của quân đội Sài Gòn, do cố vấn Mỹ chỉ huy. Bộ Tư lệnh Quân khu 8 xác định quyết tâm và lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang “tìm diệt địch” và “phá ấp chiến lược” của địch; đồng thời tổ chức huấn luyện chiến thuật, kỹ thuật, nhất là kỹ thuật bắn máy bay trực thăng và xe thiết giáp M.113 bằng vũ khí thông thường, xây dựng kế hoạch chiến đấu ở cấp xã, ấp - nơi đơn vị thường cơ động đến đóng quân. Trận chống càn Ấp Bắc diễn ra ngày 2-1-1963, là trận đánh mở đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

Hình ảnh "trực thăng vận"

Nhằm tiêu diệt gọn đơn vị chủ lực Quân giải phóng, Mỹ - ngụy mở cuộc hành quân càn quét với quy mô lớn mang mật danh “Đức Thắng 1/13” vào Ấp Bắc , thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho. Lượng lượng địch gồm: 3 tiểu đoàn bộ binh của Sư đoàn 7 thuộc vùng 4 chiến thuật, 1 tiểu đoàn dù thuộc lực lượng dự bị chiến lược Bộ Tổng Tham mưu ngụy, 1 Chiến đoàn bảo an tỉnh Định Tường, một số đại đội biệt kích, dân vệ và 51 cố vấn Mỹ. Hỗ trợ cho trận càn này là 3 tàu chiến, 1 chi đoàn thiết giáp M.113, 15 trực thăng và 7 máy bay vận tải C.123, 5 trực thăng vũ trang HU - Iroquois, 8 máy bay ném bom, 4 chiếc L.19...

Với quyết tâm đánh bại cuộc hành quân càn quét của địch, trên cơ sở một ấp chiến đấu, với một thế trận và các phương án đánh trả chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” đã được chuẩn bị sẵn, lực lượng vũ trang ta, gồm 2 đại đội bộ binh [Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 261; Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 514], một khẩu đội pháo cối 60 ly cùng một trung đội bộ đội địa phương huyện Châu Thành và một trung đội du kích xã tân Phú Trung [cả bộ đội chủ lực và du kích gồm 350 người], do đồng chí Hai Hoàng chỉ huy, kiên cường bám trụ đánh bại 5 đợt tiến công dữ dội của địch.

Sáng 2-1-1963, từ hướng Lộ số 4, hai đại đội bảo an của địch từ Điền Hy tiến công vào xóm Hội Đồng Vàng, bắt đầu đợt 1 của trận càn. Đại đội 1 Tiểu đoàn 261 đã đánh bại 3 mũi tiến công của địch, tiêu diệt một bộ phận lớn sinh lực địch, bắn chìm và đánh hỏng một số tàu chiến khác. Đợt 2, địch điều một trung đội gồm 5 máy bay trực thăng vũ trang HU-1 Iroquois, yểm trợ cho 10 chiếc trực thăng vận tải H.21 đổ hai tiểu đoàn bộ binh xuống sau Ấp Bắc với ý định tạo thành hai gọn kìm bao vây lực lượng chốt giữ của ta. Sau khi những chiếc trực thăng chở quân địch vừa hạ độ cao, Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 bất ngờ nổ súng. Trong 5 phút, ta bắn hạ 3 chiếc trực thăng H.21, 2 chiếc HU-1 Iroquois và bắn bị thương nhiều chiếc khác của địch.

Qua hai đợt tiến công, bị mất nhiều máy bay và sinh lực nhưng mục đích chưa thực hiện được, chỉ huy trận càn và cố vấn Mỹ quyết định đưa 3 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 7 bộ binh vào tham chiến. Đợi địch lọt vào trận địa mai phục, Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 và du kích bất ngờ nổ súng, đánh bại đợt tiến công thứ 3 của địch. Được pháo binh bắn dọn đường, địch tổ chức đợt tiến công thứ 4, với lực lượng chủ công là 13 xe thiết giáp M.113 và 1 tiểu đoàn bộ binh tăng viện. Tuy nhiên, Đại đội 1 Tiểu đoàn 261 đã đợi địch đi đúng vào tầm hỏa lực bắn có hiệu quả, nổ súng tiêu diệt 2 xe thiết giáp M.113, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bộ binh của địch không dám xung phong, chúng buộc phải dãn đội hình, hình thành thế bao vây xung quanh Ấp Bắc để xốc lại đội hình.

Biểu tượng xe thiết giáp địch bị bốc cháy tại Ấp Bắc, Cai Lậy, Tiền Giang

Trước thảm bại liên tiếp, Tổng Tham mưu trưởng liên quân Trần Thiện Khiêm và Lê Văn Ty - Tư lệnh quân dù đã trực tiếp chỉ huy đợt tiến công thứ 5 trong ngày, với lực lượng được tăng cường thêm một đại đội pháo cối 106,7 ly, 7 máy bay chở Tiểu đoàn dù số 8. Tuy nhiên, số quân nhảy dù này rơi đúng vào trận địa mai phục của Đại đội 1 Tiểu đoàn 514, nên phần lớn bị tiêu diệt và bị thương. Cùng lúc đó, Đại đội 1 Tiểu đoàn 261 chặn đứng đợt tiến công của những chiếc M.113 còn lại của địch. Sau 5 đợt tiến công thất bại, thấy hai phần ba số quân dù bị thương vong nặng, lực lượng thiết giáp và bộ binh cũng bị tổn thất lớn, toàn bộ quân lính còn lại đã mất hết tinh thần chiến đấu, địch rút ra vòng ngoài đóng chốt nghỉ qua đêm, dự định ngày hôm sau tiến công tiếp.

Sau một ngày kiên cường bám trụ, anh dũng chiến đấu chống càn, quân và dân Ấp Bắc lần lượt đánh bại 5 đợt tiến công của địch. Ngay trong đêm ngày 2-1, để bảo toàn lực lượng, toàn bộ du kích, bộ đội và nhân dân đã bí mật vượt vòng vây của địch, rút khỏi Ấp Bắc, trở về căn cứ Đồng Tháp Mười an toàn.

Kết quả, quân và dân Ấp Bắc đã loại khỏi vòng chiến đấu 450 binh lính địch [trong đó có 11 cố vấn và nhân viên kỹ thuật Mỹ], bắn rơi 5 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, phá hủy 3 xe bọc thép M.113, đánh chìm 1 tàu chiến.

Chiến thắng Ấp Bắc đã gây một tiếng vang lớn trong phong trào đấu tranh cách mạng của Khu 8 nói riêng và toàn chiến trường miền Nam nói chung. Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đánh giá: “Kể từ Ấp Bắc, Mỹ thấy không thể thắng ta được”. Ngày 17-4-1963, trong một tài liệu tình báo đặc biệt, CIA đã kết luận: “Việt Cộng chứng tỏ họ là một kẻ thù hùng mạnh và có một lực lượng du kích hiệu quả... Họ cũng đã thể hiện một cách linh hoạt trong việc điều chỉnh các chiến thuật của mình để đối phó lại với những khái niệm hành quân mới của miền Nam Việt Nam.

Chiến thắng Ấp Bắc là trận đầu đánh bại chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của Mỹ và quân đội Sài Gòn, mở đường cho cao trào tiêu diệt sinh lực địch trong càn quét, bắn máy bay, đánh thiết giáp và đưa phong trào phá ấp chiến lược lên đỉnh cao. Thắng lợi này không chỉ có ý nghĩa về chiến thuật mà còn có ý nghĩa quan trọng về chiến lược. Bởi, chiến thắng Ấp Bắc đã đánh dấu sự phát triển thế và lực của cuộc chiến tranh cách mạng, cổ vũ mạnh mẽ quân và dân miền Nam đẩy mạnh phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”. Mặt khác, đây là trận mở đầu cho sự khủng hoảng về chiến thuật và là dấu hiệu phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và quân đội Sài Gòn.

Nguồn QĐND

Chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” lần đầu tiên Mĩ sử dụng trong quá trình thực hiện chiến lược chiến tranh nà?

Chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” lần đầu tiên Mĩ sử dụng trong quá trình thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam [1954 – 1975]?

A. Việt Nam hóa chiến tranh.

B. Chiến tranh đặc biệt.

C. Việt Nam hóa trở lại.

D. Chiến tranh cục bộ.

Video liên quan

Chủ Đề