Làm thế nào để thay đổi hình chữ nhật thành hình vuông GDCD 10

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOKỲ KIỂM TRA HỌC KÌ ITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNĂM HỌC 2016 - 2017TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUMôn GDCD - LỚP 10Thời gian làm bài:45 phútĐỀ CHẴNCâu 1. [3 điểm]a. Trình bày khái niệm và đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng.b. Học sinh phải học tập như thế nào để phù hợp với quan điểm của phủ định biệnchứng?Câu 2. [3 điểm]a. Trình bày khái niệm nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính trong quá trình nhậnthức.b. Trong 2 giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tínhthì giai đoạn nào quan trọng hơn? Vì sao?Câu 3. [4 điểm]a. Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ.b. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?c. Cho hình chữ nhật chiều dài 80cm, chiều rộng 60cm, người ta có thể tăng hoặcgiảm chiều rộng về hai phía để giải thích sự biến đổi của hình. Hỏi:-Lượng thay đổi của hình chữ nhật80 cmnhư thế nào?-Độ của chiều rộng là bao nhiêu đểnó còn tồn tại là hình chữ nhật?-Nút của nó là bao nhiêu?Chất mới của hình chữ nhật là gì?-Qua đó, em rút ra kết luận gì?60 cmVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOKỲ KIỂM TRA HỌC KÌ ITHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNĂM HỌC 2016 - 2017TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUMôn GDCD - LỚP 10Thời gian làm bài:45 phútĐỀ LẺCâu 1. [3 điểm]a. Thế nào là vận động? Trình bày các hình thức vận động cơ bản của thế giới vậtchất?b. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây theo các hình thức vận động cơ bản của thếgiới vật chất từ thấp đến cao:- Cây cối ra hoa, kết quả.-Ma sát sinh ra nhiệt.-Sự dao động của con lắc.Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại.-Rượu tan trong nước.Câu 2. [3 điểm]a. Trình bày khái niệm và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.b. Em hiểu như thế nào về nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành? Bản thân em đãcó việc làm nào gắn học với hành? Việc kết hợp giữa học với hành có tác dụng thếnào đối với quá trình học tập của em?Câu 3. [4 điểm]a. Thế nào là chất và lượng của sự vật hiện tượng? Cho ví dụ.b. Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?c. Cho hình chữ nhật chiều dài 50cm, chiều rộng 30cm, người ta có thể tăng hoặcgiảm chiều rộng về hai phía để giải thích sự biến đổi của hình. Hỏi:-Lượng thay đổi của hình chữ nhậtnhư thế nào?-Độ của chiều rộng là bao nhiêu đểnó còn tồn tại là hình chữ nhật?-Nút của nó là bao nhiêu?-Chất mới của hình chữ nhật là gì?Qua đó, em rút ra kết luận gì?50 cm30 cmVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKIMôn: GDCD KHỐI 10Đề chẵnCâu1Đáp ánĐiểm Ghi chúa/[3đ] - Khái niệm: PĐBC là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển1đcủa bản thân sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yêu tố tíchcực của sự vật và hiện tượng cũ để phát triển sự vật và hiện tượngmới.- PĐBC có hai đặc điểm cơ bản:1đ+ Tính khách quan: Nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trongbản thân sự vật, hiện tượng. PĐBC tạo điều kiện, làm tiền đề chosự phát triển.+ Tính kế thừa là tất yếu khách quan, đảm bảo cho sự vật, hiệntượng giữ lại yếu tố tích cực, gạt bỏ các tiêu cực, lỗi thời để sựvật, hiện tượng phát triển liên tục, không ngừng.b/ Học sinh phải:- Luôn luôn suy nghĩ để đổi mới phương pháp học tập cho phù1đhợp để đạt kết quả cao.- Phê phán cái cũ nhưng không phủ định tất cả, tiếp thu cái mới cóchọn lọc.- Giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa.2a/2đ[3đ] - Nhận thức cảm tính là giai đoạn nhận thức được tạo nên do sựtiếp xúc trực tiếp của các cơ quan cảm giác với svht, đem lại chocon người hiểu biết về các đặc điểm bên ngoài của chúng.- Nhận thức lý tính là giai đoạn nhận thức tiếp theo, dựa trên cáctài liệu do nhận thức cảm tính mang lại, nhờ các thao tác của tưduy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,... tìm ra bảnchất, quy luật của svht.b/ Trong 2 giai đoạn của quá trình nhận thức: nhận thức cảm tínhvà nhận thức lí tính thì cả 2 giai đoạn đều quan trọng như nhau.Vì:1đVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí-Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của nhận thức, cho biết vẻbề ngoài của svht, cung cấp thông tin, tài liệu cho nhận thức lítính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lítính.-Nhận thức lí tính là giai đoạn sau của nhận thức, cho biết bảnchất, quy luật của svht, giúp con người nhận biết sâu sắc vàđầy đủ hơn về svht, củng cố, kiểm chứng nhận thức cảm tính.3a/ Khái niệm:[4đ] - Chất là khái niệm chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của1đsvht, tiêu biểu cho svht đó, phân biệt nó với các svht khác.Nêu 1 ví dụ:…-Lượng là khái niệm chỉ những thuộc tính vốn có của svht vềtrình độ phát triển, qui mô, tốc độ vận động, số lượng,... củasvht. Nêu 1 ví dụ:…1đb/-Cách thức biến đổi của lượng:+ Lượng biến đổi trước.+ Sự biến đổi về chất của các svht bắt đầu từ lượng.+ Lượng biến đổi từ từ, dần dần.-Cách thức biến đổi của chất:+ Chất biến đổi sau.+ Chất biến đổi nhanh chóng, đột biến.+ Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời, lại hìnhthành một lượng mới phù hợp với nó.c/-Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0cm đến 80cm.-Độ của chiều rộng: 0cm < Độ < 80cm.-Nút: 80cm và 0cm.-Chất mới là hình vuông hoặc đường thẳng, tùy theo chiều biếnđổi của chiều rộng HCN.-KL: Thay đổi về lượng đến giới hạn nhất định thì sự vật biếnđổi.2đVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phíĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HKIMôn: GDCD KHỐI 10Đề lẻCâu1Đáp ánĐiểma/[3đ] -Vận động là mọi sự biến đổi [biến hóa] nói chung của sự vật và1đhiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội.-Nêu rõ 5 hình thức vận động cơ bản: Vận động cơ học: sự di chuyển vị trí của các vật thể trongkhông gian.1đ Vận động vật lí: sự vận động của các phân tử, các hạt cơ bản,các quá trình nhiệt, điện,… Vận động hóa học: sự hóa hợp và phân giải các chất. Vận động sinh học: sự trao đổi chất của cơ thể sống với môitrường. Vận động xã hội: sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịchsử.1đb/2-Sự dao động của con lắc.-Ma sát sinh ra nhiệt.-Rượu tan trong nước.-Cây cối ra hoa, kết quả.-Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại.a/[3đ] - Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang0.5đtính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức.1đ+ Thực tiễn là động lực của nhận thức.+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức.+ Thực tiễn là tiêu chẩn chân lý.b/-Học tập là hoạt động nhận thức, chiếm lĩnh một cách có hệ thồng1.5đGhi chúVnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phítri thức, kỹ năng, thái độ và thói quen do loài người đúc kết trongquá trình lâu dài. Điều đó cho thấy học không chỉ nhằm mục đíchnắm được lý thuyết, mà qua trọng là phải tiếp thu được kinhnghiệm loài người, biến chúng thành nhận thức, kinh nghiệm, kỹnăng, thái độ của bản thân. Cho nên học phải đi đôi với hành. Mặtkhác, học có đi đôi với hành mới kiểm nghiệm được tính đúng saivà giá trị đ1ich thực của tri thức thu nhận được.3[4đ]Liên hệ cho ví dụ các môn học…a/ Khái niệm:-1đChất là khái niệm chỉ những thuộc tính cơ bản vốn có của svht,tiêu biểu cho svht đó, phân biệt nó với các svht khác. Nêu 1 vídụ:…-Lượng là khái niệm chỉ những thuộc tính vốn có của svht về trìnhđộ phát triển, qui mô, tốc độ vận động, số lượng,... của svht. Nêu1 ví dụ:…1đb/-Cách thức biến đổi của lượng:+ Lượng biến đổi trước.+ Sự biến đổi về chất của các svht bắt đầu từ lượng.+ Lượng biến đổi từ từ, dần dần.-Cách thức biến đổi của chất:+ Chất biến đổi sau.+ Chất biến đổi nhanh chóng, đột biến.+ Chất mới ra đời thay thế chất cũ và khi chất mới ra đời, lại hìnhthành một lượng mới phù hợp với nó.2đc/-Lượng thay đổi phụ thuộc vào chiều rộng từ 0cm đến 80cm.-Độ của chiều rộng: 0cm < Độ < 80cm.-Nút: 80cm và 0cm.-Chất mới là hình vuông hoặc đường thẳng, tùy theo chiều biến đổicủa chiều rộng HCN.-KL: Thay đổi về lượng đến giới hạn nhất định thì sự vật biến đổi.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • A. Lý thuyết
  • B. Câu hỏi trắc nghiệm
  • C. Giải bài tập sgk

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 10, VietJack biên soạn GDCD 10 Bài 5: Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng theo bài học đầy đủ, chi tiết nội dung lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và giải các bài tập trong sgk GDCD 10.

A. Lý thuyết bài học

Chúng ta vẫn thường nhắc tới câu: Có công mài sắt có ngày nên kim, câu tục ngữ mang ý nghĩa sâu sắc, nghĩa đen của nó chỉ đơn thuần là mài nhiều thì có ngày cây sắt đó sẽ nên kim, nhưng ý nghĩa sâu rộng mà câu này muốn nhắn nhủ con người lại có ý nghĩa mạnh mẽ khuyên nhăn con người nên học hỏi sự kiên trì và lý tưởng sống tốt đẹp sẽ đưa họ trở thành những con người thành công. Trên cuộc đời này không có việc gì khó nếu như chúng ta biết cố gắng học tập và rèn luyện, những ngày gian nan vất vả rèn luyện đó sẽ giúp chúng ta thực sự trở thành những con người có ích cho xã hội này.Trong Triết học, câu tục ngữ này nói về quy luật từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.

⇒ Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

* Ví dụ: Muối và đường.

Điểm giống: Màu trắng, dễ hòa tan trong nước, dạng hạt, dùng để nấu ăn.

Điểm khác:

Muối Đường
Vị mặn, được làm từ nước biển Vị ngọt, được làm từ mía

⇒ Những điểm giống và khác nhau được gọi là thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Thuộc tính là đặc tính vốn có của một sự vật, nhờ đó sự vật tồn tại và qua đó con người nhận thức được sự vật, phân biệt được sự vật này với sự vật khác.

+ Thuộc tính cơ bản: Quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng [Chỉ ra điểm khác biệt của sự vật, hiện tượng; giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác].

+ Thuộc tính không cơ bản: Không quy định sự tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng [Chỉ ra điểm chung có ở tất cả sự vật, hiện tượng; không giúp ta phân biệt được sự vật này với sự vật khác].

→ Trong 2 thuộc tính nêu trên: Thuộc tính cơ bản sẽ tạo nên chất của sự vật, hiện tượng. Xét trong ví dụ trên: Chất của muối là vị mặn, được làm từ nước biển; chất của đường là vị ngọt, được làm từ mía. Như vậy, có rất nhiều thuộc tính, nhưng thuộc tính cơ bản mới tạo nên chất của sự vệt, hiện tượng và mới giúp chúng ta phân biệt được sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.

* Ví dụ: Người và động vật

⇒ Ta xét trong mối quan hệ giữa con người và động vật, ta thấy: Động vật và con người có những điểm chung như: Có lông mao bao phủ, thân nhiệt ổn định; có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ; khoang ngực và khoang bụng ngăn cách nhau bởi cơ hoành; bộ răng có 2 lứa là răng sữa và răng trưởng thành phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm... Những điểm chung này chính là những thuộc tính không cơ bản [không giúp chúng ta phân biệt giữa động vật và con người]. Để phân biệt giữa con người với động vật thì các thuộc tính: có lao động, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói, có chứng minh thư, có số điện thoại, có dấu vân tay [điểm khác nhau]… là thuộc tính cơ bản [giúp chúng ta phân biệt giữa động vật và con người].

Nhưng nếu ta xét các thuộc tính: có lao động, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói, có chứng minh thư, có số điện thoại trong mối quan hệ để phân biệt giữa người A và người B thì các thuộc tính trên không phải tất cả đều là thuộc tính cơ bản mà chỉ có 1 vài các thuộc tính: có chứng minh thư, có số điện thoại, có dấu vân tay mới là thuộc tính cơ bản [giúp chúng ta phân biệt người A với người B vì mỗi người đều có số chứng minh thư, số điện thoại, dấu vân tay khác nhau để nhận ra]. Khi đó các thuộc tính còn lại: có lao động, ngôn ngữ, chữ viết, tiếng nói sẽ trở thành thuộc tính không cơ bản [không giúp chúng ta phân biệt người A với người B]. Chính những thuộc tính cơ bản nêu trên được tổng hợp lại tạo thành chất của người A khác với chất của người B.

→ Như vậy, khi đánh giá chất của một sự vật hiện tượng thì ta đặt chúng trong mối quan hệ cụ thể để xác định chất.

⇒ Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng biểu thị trình độ phát triển [cao, thấp], quy mô [lớn, nhỏ], tốc độ vận động [nhanh, chậm], số lượng [ít, nhiều]... của sự vật và hiện tượng.

- Các loại lượng

+ Lương đếm được: Biểu thị bằng con số với các đơn vị đo lường cụ thể. Ví dụ: lít, cm, dm…

+ Lượng không đếm được: Tượng trưng cho tình cảm, ý chí [ý thức nói chung]. Ví dụ: Lòng yêu nước, tình yêu nam nữ…

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

- Độ là giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Để các em lên được cấp 3 thì chúng ta trải qua các giai đoạn học tập từ thấp đến cao, đó là:

Mầm non → Tiểu học → THCS → THPT

Ở mỗi giai đoạn thì chúng ta cần phải tiến hành làm các bài thi, bài kiểm tra để chuyển cấp. Chuyển từ Mầm non → Tiểu học → THCS → THPT.

⇒ Trong các giai đoạn đó, có các khoảng thời gian học tập là khác nhau:

+ Mầm non: 3 năm.

+ Tiểu học: 5 năm.

+ THCS: 4 năm.

+ THPT: 3 năm.

Các khoảng thời gian: 3 năm của mầm non và THPT, 5 năm của Tiểu học, 4 năm của THPT được gọi là Độ. Các khoảng thời gian này mặc dù có sự thay đổi về lượng [thời gian học tập] nhưng chưa làm thay đổi chất của quá trình học tập bởi vì có những người bằng tuổi học cùng lớp nhưng lại ra trường muộn hơn. Chính sự thay đổi về lượng mà chưa làm thay đổi chất được gọi là Độ

- Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng.

Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất tương đối ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay lập tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng đổi đến một giới hạn nhất định - điểm nút, nếu có điều kiện sẽ diễn ra bước nhảy làm thay đổi chất của sự vật.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

- Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo ra sự thống nhất mới giữa chất và lượng.

- Muốn chuyển từ chất cũ sang chất mới phải thông qua bước nhảy. Theo đó, Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng trước đó gây nên. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng và mở đầu cho một giai phát triển mới. Đó là gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật đồng thời là một tiền đề cho một quá trình tích lũy liên tục về lượng tiếp theo.

- Chất mới ra đời, nó tác động trở lại lượng mới, làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ nhịp điệu của sự vận động phát triển của sự vật. Ví dụ: Từ 3 đường thẳng ta ghép lại thành hình tam giác, khi thêm 1 đường thẳng vào ta có các hình khác: hình tứ giác, hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông…

⇒ Như vậy, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy.

* Từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.

Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước nhảy để chuyển về chất và việc học tập của học sinh cũng không nằm ngoài điều đó. Để thi đỗ trường Đại học chúng ta cần phải tích lũy các kiến thức ở các cấp học từ Tiểu học, THCS đến THPT. Như vậy có thể coi học tập là quá trình tích lũy về lượng mà điểm nút là các kỳ thi, thi cử là bước nhảy và điểm số xác định quá trình tích lũy kiến thức đã đủ dẫn tới sự chuyển hóa về chất hay chưa. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của học sinh phải biết từng bước tích lũy về lượng [ tri thức] làm biến đổi về chất [kết quả học tập] theo quy luật. Tránh gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức được trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.

* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn

Trong quá trình học tập và rèn luyện của học sinh cần tránh tư tưởng tả khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy . Học sinh khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều học sinh trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có nhiều bạn có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao, “chưa học bò đã lo học chạy”. Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi bạn cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.

*Liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan

Khi bước chân vào cấp 3, có một bộ phận không nhỏ trong học sinh tự mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên, sống không có lý tưởng, hoài bão. Nhưng bên canh đó một số học sinh có ý thức rèn luyện và phấn đấu học tập để có trình độ tri thức cao nhất.

Trong quá trình học tập, học sinh phải trải qua rất nhiều kỳ thi. Kết quả tốt của các kỳ thi đánh dấu ta kết thúc một giai đoạn và là bước khởi đầu cho ta sang một giai đoạn mới đòi hỏi chúng ta có một trình độ cao hơn, lượng kiến thức nhiều hơn, chính vì vậy, mỗi học sinh cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn. Nó giúp chúng ta tránh được tư tưởng bảo thủ, trì trệ trong học tập rèn luyện.

* Sự phát triển bền vững của tập thể phụ thuộc vào bản thân mỗi học sinh

Một tập thể bao gồm nhiều cá nhân. Mỗi cá nhân có phẩm chất tốt [lượng] sẽ góp phần tạo nên “chất” tốt cho tập thể đó. Một lớp học tập tốt, nếu trong lớp có nhiều cá nhân có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng để phấn đấu đạt được thành tích cao. Một lớp đoàn kết nếu các cá nhân luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Có thể nói uy tín, thành tích của một lớp phụ thuộc vào sự phấn đấu nỗ lực của mỗi học sinh.

Tóm lại, việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập và rèn luyện của học sinh. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất đinh mới làm thay đổi về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của học sinh phải tích lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Những việc làm vĩ đại của con, bao giờ cũng tổng hợp những việc làm bình thường, vì vậy mỗi học sinh phải luôn tích cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài, để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội mà không chịu tích lũy về kiến thức [lượng].

B. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác được gọi là

A. Chất

B. Lượng

C. Đặc điểm

D. Tính chất

Đáp án:

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển [Cao, thấp], quy mô [lớn, nhỏ], tốc độ vận động [nhanh, chậm], số lượng [ít, nhiều]….của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Chất

B. Lượng

C. Đặc điểm

D. Tính chất

Đáp án:

Lượng dùng để chỉ thuộc tính vốn có sự vật và hiện tượng biểu thị về trình độ phát triển [Cao, thấp], quy mô [lớn, nhỏ], tốc độ vận động [nhanh, chậm], số lượng [ít, nhiều]….của sự vật và hiện tượng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng

A. Thống nhất với nhau.

B. Tương tác lẫn nhau.

C. Gắn bó với nhau.

D. Tác động lẫn nhau.

Đáp án:

Mỗi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau

Đáp án cần chọn là: A

Câu 4: Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là

A. Điểm nút

B. Bước nhảy

C. Độ

D. Điểm

Đáp án:

Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng được gọi là độ.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. Điểm nút

B. Bước nhảy

C. Độ

D. Điểm

Đáp án:

Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là điểm nút.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 6: Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì

A. Chất bị phá hủy và biến mất.

B. Chất mới ra đời thay thế chất cũ.

C. Chất vẫn giữ nguyên như cũ.

D. Chất mới ra đời tồn tại cùng chất cũ.

Đáp án:

Sự biến đổi về chất của các sự vật, hiện tượng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng: Lượng biến đổi dần dần, đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Khi chất mới ra đời, lượng biến đổi theo hướng

A. Tương ứng với chất mới.

B. Lượng mới giảm đi.

C. Lượng tăng lên.

D. Lượng giữ nguyên như cũ.

Đáp án:

Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng

Đáp án cần chọn là: A

Câu 8: Câu nào sau đây thể hiện mối quan hệ lượng đổi dẫn đến chất đổi?

A. Đánh bùn sang ao.

B. Mưa dầm thấm lâu.

C. Nhà dột từ nóc.

D. Có công mài sắt có ngày nên kim.

Đáp án:

Có công mài sắt, có ngày nên kim: Lượng biến đổi, dần dần nhỏ đi, đến khi đạt đủ yêu cầu, thanh sắt có thể trở thành cây kim → lượng đổi chất đổi.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 9: Trường THCS A có 520 học sinh, trong đó 85% học sinh đạt học lực giỏi, 95% học sinh đạt hạnh kiểm tốt. Những số liệu trên đề cập đến mặt nào sau đây?

A. Chất.

B. Lượng.

C. Điểm nút.

D. Bước nhảy.

Đáp án:

Các số liệu trên đề cập đến quy mô và số lượng học sinh, tỉ lệ học sinh của trường, là biểu thị về mặt Lượng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 10: Nguyên tố Đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 độ C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C,… Những thuộc tính này đề cập đến mặt nào sau đây?

A. Chất.

B. Lượng.

C. Điểm nút.

D. Bước nhảy.

Đáp án:

Nguyên tố Đồng có nguyên tử lượng là 63,54 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1083 độ C, nhiệt độ sôi là 2880 độ C,… Những thuộc tính này nói lên chất riêng của đồng, phân biệt nó với các kim loại khác → mặt chất của sự vật.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 11: Nước đang ở nhiệt độ phòng được đun nóng lên đến 90 độ. Hiện tượng nóng lên này thể hiện sự thay đổi về

A. Chất.

B. Lượng.

C. Độ.

D. Bước nhảy.

Đáp án:

Hiện tượng nóng lên của nước là sự thay đổi về độ của sự vật.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 12: Muốn nhanh chóng tiến bộ, trở thành học sinh giỏi, em cần làm gì?

A. Chăm chỉ học tập hàng ngày để tích lũy kiến thức.

B. Đến kì kiểm tra mới học để nhớ tốt hơn.

C. Sử dụng tài liệu khi kiểm tra để đạt điểm cao.

D. Không cần học vẫn có thể thành học sinh giỏi.

Đáp án:

Muốn nhanh chóng tiến bộ, học sinh cần chăm chỉ học tập hàng ngày để tích lũy kiến thức, tăng sự hiểu biết, đồng thời vượt qua các kì kiểm tra với chất lượng tốt, đạt các điều kiện nêu ra đối với học sinh.

Đáp án cần chọn là: A

C. Giải bài tập sgk

Xem thêm các bài học GDCD lớp 10 đầy đủ, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ Đề