Chỉ số afp là gì

Ung thư gan nguyên phát là một trong năm loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Việt Nam nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc cao nhất. Xét nghiệm định lượng AFP trong máu là cơ sở góp phần chẩn đoán ung thư gan sớm và đóng vai trò quan trọng trong theo dõi điều trị.

Xét nghiệm AFP là gì?
AFP [Alpha Fetoprotein] là một globulin được sản xuất chính ở gan và túi noãn hoàng, một phần nhỏ được sản xuất tại các cơ quan khác của thai nhi. AFP được tìm thấy đầu tiên trong hệ tuần hoàn của bào thai vào thời điểm 30 ngày sau khi thụ thai, đạt đến nồng độ cao nhất vào tuần thai thứ 13, rồi giảm dần tới khi chào đời. Đến 2 tuổi, chỉ có thể phát hiện được một lượng AFP rất nhỏ trong các cá thể bình thường. Mức AFP tăng cao xuất hiện lại ở người trưởng thành trong một số tình trạng bệnh lý và mang thai.



Xét nghiệm định lượng AFP trong máu là cơ sở góp phần chẩn đoán ung thư gan sớm
[Hình ảnh minh họa]


AFP được coi là một chất chỉ điểm u đối với một số loại ung thư, đứng đầu là ung thư gan nguyên phát, ung thư tinh hoàn, buồng trứng, ung thư khác di căn. Các loại ung thư này có đặc trưng điển hình bằng các tế bào không được biệt hoá, vì vậy vẫn tiếp tục mang các chất chỉ điểm bề mặt tương tự các chất chỉ điểm được tìm thấy ở bào thai. Nồng độ AFP càng cao thì khả năng mắc ung thư càng lớn.

Ý nghĩa lâm sàng
Xét nghiệm định lượng AFP trong máu rất hữu ích trong chẩn đoán ung thư gan nguyên phát. AFP huyết thanh có sự tỉ lệ thuận một cách có ý nghĩa với kích thước của u và có thể được sử dụng như một dấu ấn có giá trị để phát hiện và đánh giá phân loại giai đoạn của bệnh.Với một nồng độ ở ngưỡng cao > 3000 ng/mL khẳng định gần như chắc chắn bệnh nhân bị ung thư gan.

Ở các bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan [viêm gan mãn tính, xơ gan,…] cũng được chỉ định theo dõi nồng độ AFP trong máu để đánh giá nguy cơ ung thư gan, từ đó có biện pháp điều trị sớm.

Theo khuyến cáo của Hội nghiên cứu gan châu Á – Thái Bình Dương [Asian Pacific Association for the Study of the Liver -APASL] và Mạng lưới ung thư quốc gia Mỹ [National Comprehensive Cancer Network – NCCN] khi bệnh nhân có nguy cơ cao bị ung thư gan nguyên phát cần thực hiện làm xét nghiệm AFP kết hợp siêu âm định kỳ sau 6 tháng. Tăng hoặc giảm AFP sau điều trị phản ánh hiệu quả của đáp ứng điều trị.



Với một nồng độ ở ngưỡng cao > 3000 ng/mL khẳng định gần như chắc chắn bệnh nhân bị ung thư gan
[Hình ảnh minh họa]


Trong một số bệnh lý ung thư khác như K tinh hoàn, K buồng trứng, K phổi, K đường tiêu hoá,… cũng nhận thấy nồng độ AFP trong máu tăng. Trong K tinh hoàn, độ nhạy từ 60-80% khi kết hợp giữa định lượng AFP và βhCG trong máu.

Ở phụ nữ có thai, từ tuần 15-20, định lượng AFP trong máu còn được sử dụng để sàng lọc dị tật khuyết tật ống thần kinh của bào thai. Dựa vào giá trị AFP và một số xét nghiệm khác mà bác sĩ lâm sàng sẽ đưa ra khuyến cáo về tỉ lệ mắc dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Khi nào nên làm xét nghiệm định lượng AFP trong máu?
- Chẩn đoán ung thư tế bào gan nguyên phát, ung thư biểu mô tế bào mầm và một số loại ung thư khác.
- Theo dõi điều trị ở các bệnh nhân đang được điều trị ung thư
- Sàng lọc dị tật bẩm sinh thai nhi từ tuần 15-20 của thai kì
- Tầm soát ung thư gan sớm ở người có nguy cơ cao:
+ Tiền sử gia đình có người mắc ung thư gan
+ Người mắc các bệnh: viêm gan mạn tính, xơ gan,….
+ Sử dụng rượu, bia với tần suất lớn.

Giá trị bình thường:
Theo khuyến cáo của hãng BeckmanCoulter, giá trị bình thường của xét nghiệm AFP ở nam và nữ giới không mang thai là 0-9 ng/mL.

Tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao ở nhiều lĩnh vực, trang thiết bị hiện đại là địa chỉ tin cậy thực hiện xét nghiệm định lượng AFP trong máu. Góp phần tầm soát, phát hiện, chẩn đoán và điều trị ung thư gan sớm, nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.


Bản quyền thuộc © Hội gan mật Việt Nam phát triển bởi HCVIET COMPANY.

AFP là xét nghiệm dấu ấn ung thư gan nguyên phát. Vậy chỉ số AFP bình thường là bao nhiêu? AFP tăng có có ý nghĩa gì?

AFP [Alpha Fetoprotein] là một protein bình thường của tế bào gan còn non, hình thành trong giai đoạn bào thai. Xét nghiệm AFP là xét nghiệm sinh hóa máu được sử rụng tương đối rộng rãi trong hỗ trợ chẩn đoán bệnh ung thư gan nguyên phát.

Chỉ số AFP bình thường thu được khi xét nghiệm sẽ nhỏ hơn 25 Ul/ml.

Chỉ số AFP được cho là bình thường khi nhỏ hơn 25 Ul/ml.

2. AFP tăng có ý nghĩa gì?

2.1. AFP tăng có phải ung thư gan không?

Khi bệnh nhân bị ung thư gan, chỉ số AFP thường tăng lên, cụ thể:

– Khoảng 80% bệnh nhân bị ung thư gan có chỉ số AFP lớn hơn 25 Ul/ml

– 60% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP lớn hơn 100 Ul/ml

– 50% bệnh nhân ung thư gan có nồng độ AFP lớn hơn 300 Ul/ml

Thực tế, AFP có giá trị nhất định trong chẩn đoán ung thư gan, nhất là khi giá trị AFP tăng cao trên 300 Ul/ml và kết hợp siêu âm cho kết quả bất thường. Tuy nhiên, AFP cao không đồng nghĩa với bạn chắc chắn mắc ung thư gan bởi giá trị này còn tăng do nhiều nguyên nhân khác, không xuất phát từ ung thư như:

– Viêm gan cấp

– Viêm gan mạn tính

– Xơ gan

– Phụ nữ có thai…

Ngoài ra, có khoảng 20 – 30% bệnh nhân mắc ung thư gan nguyên phát mà chỉ số này không tăng. Chính vì vậy để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư gan, bác sĩ phải kết hợp với nhiều phương pháp khác.

2.2. Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan

– Siêu âm: khả năng phát hiện khối u đơn độc trên siêu âm là khoảng 75 – 80%. Tỷ lệ này cao hơn với trường hợp khối u đa ổ. Siêu âm Doppler có thể đánh giá xâm lấn tĩnh mạch cửa và loại trừ u mạch máu của gan.

– CT: là phương tiện chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu có giá trị trong phát hiện ung thư gan

– Sinh thiết khối u dưới hướng dẫn siêu âm, CT hay sinh thiết qua nội soi xoang bụng…

Siêu âm là một trong những phương pháp có giá trị trong chẩn đoán ung thư gan

Chỉ số AFP có giá trị quan trong nhưng chưa phải là điều kiện đủ để chẩn đoán chính xác ung thư gan. Chính vì vậy, khi cần tầm soát ung thư gan, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định thực hiện các phương pháp cần thiết.

Việc tầm soát ung thư AFP là cơ sở góp phần chẩn đoán ung thư gan sớm cho người bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm này còn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi quá trình điều trị và theo dõi khả năng tái phát bệnh sau này.

1. Xét nghiệm AFP là gì?

AFP là một loại protein có nồng độ cao trong máu vào thời kỳ thai nhi, sau khi chào đời và phát triển thì lượng protein này giảm dần đi. Đến khi trưởng thành thì lượng AFP trong máu rất thấp chỉ vào khoảng 10 ng/ml.

Khi mắc các bệnh lý về gan thì lượng AFP trong máu sẽ tăng bất thường, đây là lý do để thực hiện các xét nghiệm liên quan đến chỉ số này.

Tuy nhiên trong một số trường hợp nồng độ trên trong máu tăng cao ở một số người bình thường, do vậy giá trị của xét nghiệm AFP chỉ đóng góp một phần cho việc chẩn đoán ung thư gan.

Xét nghiệm AFP giúp chẩn đoán ung thư gan

Ngoài ra xét nghiệm AFP còn có tác dụng trong việc phát hiện các dị tật bẩm sinh của thai nhi. Vào giai đoạn 4 tháng tuổi sẽ được thực hiện để kiểm tra lượng protein này của thai nhi nhưng hoà tan trong máu của người mẹ. Kết quả xét nghiệm có thể phát hiện khiếm khuyết ống thần kinh, nguy cơ bị bệnh Down.

Tóm lại mục đích của việc xét nghiệm AFP trong máu bao gồm:

  • Chẩn đoán sơ bộ ung thư tế bào gan nguyên phát, chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào mầm.

  • Theo dõi đánh giá quá trình điều trị các bệnh nhân ung thư. Theo dõi cả khả năng tái phát, di căn của ung thư.

  • Sàng lọc các bệnh liên quan đến thai nhi trong bụng mẹ như quái thai không não, nứt đốt sống.

2. Giá trị lâm sàng của việc tăng nồng độ AFP trong máu

Nồng độ AFP trong máu tăng có thể là có nguyên do của một số bệnh sau:

  • Các bệnh: Ung thư gan, xơ gan, viêm gan mạn, viêm gan cấp do virus.

  • Các bệnh ung thư đường tiêu hóa

  • Khả năng di căn của các bệnh ung thư đại tràng, ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày.

  • Các loại ung thư khác có thể gặp như ung thư tinh hoàn, ung thư phổi, ung thư buồng trứng.

  • Khuyết tật ống thần kinh của thai nhi, dị tật giãn mao mạch thất điều, đa thai, tăng nồng độ tyrosine trong máu,...

Giá trị lâm sàng của việc xác định AFP

3. Những ai nên tầm soát ung thư AFP?

Ung thư gan phát triển vô cùng âm thầm trong cơ thể mà không có dấu hiệu nào rõ ràng của bệnh. Nếu bạn tầm soát ung thư và phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa khỏi là rất cao. Tuy nhiên, do chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư định kỳ vì thế đa số bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối mới phát hiện ra.

Tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng một lần là hợp lý và không nên thực hiện quá nhiều lần trong một thời gian ngắn.

Những đối tượng sau nên tầm soát ung thư gan bởi họ có khả năng mắc bệnh cao hơn người bình thường:

  • Gia đình đã có người từng bị ung thư gan thì bạn nên có lịch trình tầm soát ung thư gan thường xuyên.

  • Người có tiền sử bị viêm gan tự miễn hoặc xơ gan.

  • Sử dụng rượu bia với tần suất lớn.

  • Người có tiền sử bị các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường. Người bị béo phì cũng nên tầm soát ung thư để đảm bảo cho sức khỏe của mình.

Tầm soát ung thư AFP là rất cần thiết đối với các đối tượng có nguy cơ cao

4. Ý nghĩa giá trị AFP trong việc điều trị bệnh về gan

  • Khi xét nghiệm chỉ số AFP tăng thì không hoàn toàn là bạn bị ung thư gan mà có thể bị một số bệnh như viêm gan mạn, viêm gan cấp, xơ gan,...

  • 20% đến 30% trường hợp mắc ung thư gan nguyên phát nhưng nồng độ AFP trong máu vẫn không tăng cao bất thường, chưa xét đến các trường hợp mắc ung thư gan thứ phát.

  • Khi bạn mắc bệnh về gan mà nồng độ AFP trong máu tăng đến mức trên 200 ng/ml thì có khả năng bị ung thư gan. Nếu trên 200 thì bạn nên xét nghiệm AFP - L3 theo yêu cầu của bác sĩ để được kết luận chính xác nhất cho bệnh tình của mình. Đối với trường hợp chỉ số AFP - L3 trên 10% thì khả năng mắc ung thư gan của bạn là rất cao.

  • Muốn tầm soát ung thư gan nhanh và độ chính xác cao thì cần kết hợp thêm 2 dấu vết chính là AFP - L3 và PIVKA - II.

AFP kết hợp thêm 2 dấu vết AFP - L3 và PIVKA - II trong chẩn đoán ung thư gan

5. Xét nghiệm AFP trong việc xác định dị tật thai nhi?

Như đã trình bày ở mục trên, khi xét nghiệm ở giai đoạn 4 tuần tuổi dựa vào chỉ số AFP ta có thể chẩn đoán được các hiện tượng của dị tật thai nhi.

  • Nếu giá trị AFP tăng hơn 2,5 lần so với mức bình thường thì khả năng mắc dị tật nứt cột sống.

  • Nếu giá trị AFP giảm thì có khả năng thai nhi bị mắc hội chứng Down.

Các thông số ban đầu chỉ mang tính chất tham khảo nên bạn không cần phải quá lo lắng. Cần phải xét đến các yếu tố ảnh hưởng cũng như các xét nghiệm phía sau nữa thì bác sĩ mới đưa ra được kết luận chính xác nhất. Bởi do nồng độ AFP tăng có thể là bạn sinh thai đôi hoặc vấn đề về cân nặng, bệnh tiểu đường cũng ảnh hưởng đến giá trị AFP trong quá trình xét nghiệm.

Chỉ số AFP cũng là một trong các chỉ số để xác định dị tật thai nhi

Tầm soát ung thư AFP ngoài việc chẩn đoán sớm các bệnh lý liên quan đến gan để có phác đồ điều trị thích hợp, thì còn có tác dụng trong việc xác định các dị tật của thai nhi. Bạn nên có một lịch trình tầm soát ung thư thích hợp để bảo vệ sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.

Hiện MEDLATEC là địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân trong khám và điều trị bệnh nói chung cũng như tầm soát ung thư gan nói riêng. Ngoài ra, MEDLATEC còn chấp nhận bảo lãnh viện phí cho khách hàng có thẻ bảo hiểm Bảo Việt, bảo hiểm dầu khí PVI cùng nhiều công ty khác giúp khách hàng tiết kiệm tối đa chi phí điều trị.

Nếu có vấn đề thắc mắc về việc tầm soát ung thư AFP, liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp cụ thể hơn.

Video liên quan

Chủ Đề