Chi phí thẩm định giá theo quy định nào năm 2024

Chi phí thẩm định giá tài sản được quy định tại Khoản 5 Điều 3 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành, cụ thể như sau:

Chi phí thẩm định giá tài sản

Chi phí thẩm định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho công việc thẩm định giá do Tổ chức thẩm định giá tính theo quy định của Pháp lệnh này và quy định của pháp luật về giá.

Bên cạnh đó, pháp luật có quy định thêm chi phí cho người làm chứng là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho người làm chứng do cơ quan tiến hành tố tụng tính căn cứ vào quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn về Chi phí thẩm định giá tài sản. Để có thể tìm hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng xem thêm tại Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, phiên dịch trong tố tụng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành. Mong rằng những giải đáp trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về mức thu và sử dụng phí thẩm định giá của các Phòng TC-KH huyện theo Điều 12 Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014, do vậy kinh phí chi trả cho hội đồng thẩm định giá còn gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cấp kinh phí và có văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về mức thu và sử dụng phí thẩm định giá của các Phòng TC-KH huyện theo Điều 12 Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá.

Người gửi: Phan Xuân Văn

Ngày hỏi: 08/07/2019

Trả lời của: Ngày trả lời: 08/07/2019

Nội dung:

Tại Điều 12 Thông tư số 38/2014/TT-BTC ngày 28/3/2014 quy định chi phí phục vụ hoạt động thẩm định giá của cơ quan nhà nước, không quy định mức thu và sử dụng phí thẩm định giá. Hiện nay, không có quy định về thu phí thẩm định giá của cơ quan Nhà nước, chi phí phục vụ hoạt động thẩm định giá của cơ quan nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Một số nội dung chi, mức chi đã có tiêu chuẩn định mức như chi công tác phí, chi hội nghị, chi làm thêm giờ, các nội dung chi khác như chi mua tin, chi thuê giám định, thuê thẩm định giá.. theo thực tế phát sinh theo Hợp đồng. Nội dung chi, mức chi của Hội đồng thẩm định giá của cơ quan nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 38/2014/TT-BTC. Việc chi thanh toán kinh phí được thực hiện theo pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

- Văn bản giao nhiệm vụ bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước;

- Thông tin, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá;

- Quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá;

- Các tài liệu do hội đồng thẩm định giá thu thập, phân tích trong quá trình thẩm định giá; các báo cáo chuyên gia, chứng thư thẩm định giá kèm Báo cáo thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá [nếu có];

- Biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định giá; báo cáo thẩm định giá và Thông báo kết quả thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá;

- Tài liệu khác có liên quan đến việc thẩm định giá [nếu có].

Hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước gồm những gì? Chi phí thẩm định giá được quy định như thế nào?

Chi phí thẩm định giá được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 65 quy định như sau:

Chi phí thẩm định giá
1. Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, tổ giúp việc của hội đồng thẩm định giá [nếu có] được bảo đảm bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá.
2. Trường hợp thẩm định giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công thì chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, tổ giúp việc của hội đồng thẩm định giá [nếu có] thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo đó, chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, tổ giúp việc của hội đồng thẩm định giá [nếu có] được bảo đảm bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước của cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá,

Trừ trường hợp thẩm định giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công thì chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá, tổ giúp việc của hội đồng thẩm định giá [nếu có] thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá được sử dụng làm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 64 quy định như sau:

Thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá
1. Thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá được sử dụng làm cơ sở để tham mưu cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét quyết định, phê duyệt giá theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thời gian có hiệu lực của thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá được quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam. Thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá chỉ có giá trị sử dụng trong thời gian hiệu lực của thông báo kết quả thẩm định giá và theo đúng mục đích thẩm định giá gắn với đúng loại tài sản, số lượng tài sản tại văn bản giao nhiệm vụ thẩm định giá.

Theo như quy định trên, thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá được sử dụng làm cơ sở để tham mưu cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét quyết định, phê duyệt giá theo quy định của pháp luật có liên quan.

Luật Giá 2023 có hiệu lực khi nào?

Căn cứ tại Điều 74 quy định như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2024.
Quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
2. Luật giá số 11/2012/QH13 hết hiệu lực từ ngày Luật này có hiệu lực.

Theo đó, Luật Giá 2023 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2024.

Tuy nhiên quy định tại khoản 2 Điều 60 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Chi phí thẩm định giá là bao nhiêu phần trăm?

Biểu phí thẩm định giá tài sản được xác định theo phương pháp tỷ lệ [%] trên giá trị tài sản thẩm định như sau: Đối với tài sản là bất động sản: chi phí thẩm định giá là 0,5% tổng giá trị tài sản thẩm định. Đối với tài sản là máy móc, thiết bị: chi phí thẩm định giá là 0,2% tổng giá trị tài sản thẩm định.

Bao nhiêu tiền thì phải làm thẩm định giá?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm định giá mua sắm tài sản được thực hiện trong các trường hợp sau: Mua sắm tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

Chi phí thẩm định giá gói thầu là bao nhiêu?

Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối thiểu 3 triệu đồng, tối đa 60 triệu đồng. 6. Chi phí thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu kể cả trường hợp không lựa chọn được nhà thầu được tính bằng 0,1% giá gói thầu nhưng tối thiểu là 3.000.000 đồng và tối đa là 60.000.000 đồng.

Chi phí thẩm định giá thiết bị quy định ở đâu?

Chi phí thẩm định giá thiết bị có thể được xem là một khoản chi phí thuộc chi phí tư vấn trong dự toán đầu tư xây dựng công trình và phải đảm bảo phù hợp với tổng mức đầu tư được duyệt [theo quy định tại Điều 132 - Luật Xây dựng năm 2014].

Chủ Đề