Chi phí đi khám trước khi sinh là bao nhiêu năm 2024

Lịch khám thai sẽ thay đổi theo tùy trường hợp cụ thể khi có các dấu hiệu bất thường [đau bụng, ra huyết, ra nước...] hoặc khi thai kỳ có kèm yếu tố nguy cơ. Nếu bạn thuộc trường hợp này bạn cần tuân theo đúng lịch khám mà bác sĩ đề ra cho mình.

Khám thai 3 tháng đầu sẽ được bác sĩ chỉ định kiểm tra những gì? Chi phí khám thường là bao nhiêu?

Khu vực khám thai thường và khám Bảo hiểm y tế:

- Cổng số 2 [Khu M]

- 227 Cống Quỳnh - P. Nguyễn Cư Trinh - Q.1

- Khoa Chăm sóc trước sinh

- Lịch làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 6 07g00 - 16g30 [lấy số khám trực tiếp]

Khám thai có được hưởng BHYT không?

Đối với trường hợp người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám thai ngoại trú tại bệnh viện Từ Dũ, người bệnh vui lòng xuất trình thẻ BHYT kèm giấy chuyển tuyến hợp lệ thì được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT và mức hưởng ghi trên thẻ BHYT.

Mức hưởng trên thẻ BHYT của người bệnh có thể là 80%, 95% hoặc 100% tùy theo đối tượng được quy định tại Điều 22 Luật BHYT sửa đổi.

Khám và tư vấn trước mang thai

Vui lòng đánh giá mức độ hài lòng sau khi xem xong nội dung câu trả lời!

Khám sàng lọc, xét nghiệm trước khi mang thai là bước quan trọng cần thực hiện của mỗi cặp vợ chồng để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và có những chuẩn bị tốt nhất cho trẻ trước khi ra đời.

1. Mục đích:

Khám sàng lọc trước khi mang thai là các xét nghiệm cần được thực hiện để kiểm tra sức khỏe di truyền của cả người cha và người mẹ trước khi mang thai. Mục đích của việc này nhằm:

  • Xác định sớm các bất thường về sức khỏe của người cha, người mẹ có thể di truyền cho con cái, gây ảnh hưởng tới việc thụ thai và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ, trẻ sau khi sinh.
  • Bác sĩ đưa ra lời khuyên về thời điểm sinh con, phương pháp thụ thai, chuyển dạ an toàn, giúp bé khỏe mạnh → ngăn ngừa được nguy cơ sinh con mắc dị tật bẩm sinh, thai lưu không rõ nguyên nhân.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và loại thuốc sử dụng để chuẩn bị một trạng thái cơ thể tốt nhất trước khi mang thai và có một thai kỳ khoẻ mạnh.

2. Các phương pháp khám sàng lọc trước khi mang thai

  1. Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm mẹ
  2. Khám tổng quát: hỏi về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể [BMI] và khám tổng quát cơ quan sinh dục
  3. Khám phụ khoa: khám và siêu âm phụ khoa nhằm phát hiện các yếu tố nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai phụ và thai nhi trong quá trình mang thai như polyp cổ tử cung, viêm nhiễm đường sinh dục, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, XN tầm soát ung thư cổ tử cung…
  4. Làm XN tổng quát: chụp X-quang phổi, ECG, Siêu âm ổ bụng tổng quát đánh giá về các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng,...
  5. Xét nghiệm máu cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu…; xét nghiệm nội tiết giúp phát hiện sớm các bất thường của tuyến giáp…
  6. Xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm có thể gây ảnh hưởng tới thai kỳ: HIV, giang mai, viêm gan B, Rubella, Toxoplasma, cytomegalovirus, herpes, lậu, Clamydia…
  7. Lưu ý: Sàng lọc di truyền nhiễm sắc thể rất cần thiết đối với những trường hợp cặp vợ chồng có:
  8. Người thân trong gia đình bị vô sinh, sẩy thai, thai lưu;
  9. Người thân mắc các dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề về tâm thần như chậm phát triển trí não, tâm thần phân liệt, tự kỷ, trầm cảm…
  10. Có vấn đề về đường huyết, tăng huyết áp;
  11. Có người thân bị dị tật hở hàm ếch, chân cong, suy giảm thị lực và khả năng nghe.
  12. Có người thân mắc hoặc mang gen di truyền các bệnh lý như máu khó đông, tan máu bẩm sinh, u xơ thần kinh …
  13. Phụ nữ dự định mang thai khi đã lớn tuổi.
  14. Khám nhũ.
  15. Khám nha khoa: Đánh giá nguy cơ mắc các bệnh răng miệng vì nếu khi mang thai bị bệnh răng miệng có thể dẫn đến nguy cơ sinh non.
  16. Tư vấn tiêm phòng trước mang thai: Rubella, thuỷ đậu, viêm gan…
  1. Khám sàng lọc cho người chuẩn bị làm cha
  • Khám tổng quát: hỏi về tiền sử sức khỏe của bản thân và gia đình. Sau đó, thực hiện đo mạch, huyết áp, nghe tim phổi, kiểm tra chỉ số khối cơ thể [BMI] và khám tổng quát cơ quan sinh dục.
  • Chụp X-quang tim phổi.
  • Siêu âm bẹn bìu.
  • Làm các xét nghiệm cơ bản: Xét nghiệm huyết học, xét nghiệm đông máu cơ bản, xét nghiệm sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm nội tiết.
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ.
  • Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Sàng lọc một số bất thường nhiễm sắc thể.

3. Sự chuẩn bị khi đi khám sàng lọc trước khi mang thai:

Ngay từ khi có ý định sinh em bé, các cặp vợ chồng nên đi khám sàng lọc càng sớm càng tốt. Để có kết quả khám sức khỏe chính xác, thuận tiện cho người mẹ đi tiêm phòng và có sự chủ động trong thai kỳ thì nên thực hiện khám sàng lọc trước khi mang thai khoảng 3 - 6 tháng.

Chủ Đề