Chế biến sổ sách cải thiện hệ số thanh toán năm 2024

Các chỉ tiêu khả năng thanh toán đóng một vai trò quan trọng trong các chỉ tiêu tài chính nói chung do các chỉ tiêu này phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể chuyển đổi các tài sản để thanh toán các khoản nợ. Vì vậy, nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán luôn được quan tâm bởi nhà quản trị doanh nghiệp, các nhà đầu tư, chủ nợ và các đối tác của doanh nghiệp… giúp đối tượng này đưa ra các quyết định về quản trị, đầu tư hoặc cho vay thích hợp. Trong các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, hệ số thanh toán nhanh (quick ratio) là chỉ tiêu rất hữu dụng để đánh giá khả năng thanh toán của các doanh nghiệp.

Chế biến sổ sách cải thiện hệ số thanh toán năm 2024

1. Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là gì?

1.1. Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (hệ số thanh toán nhanh) phản ánh khả năng thanh toán tức thời, phản ánh khả năng của một doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản vay ngắn hạn bằng những tài sản có tính thanh khoản cao như tiền và các khoản tương đương tiền.

Do yêu cầu về tính thanh khoản cao, nên hàng tồn kho, chi phí trả trước ngắn hạn và một số tài sản khác khó có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền cần được loại trừ khi xác định hệ số thanh toán nhanh.

Nói cách khác, hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết tại một thời điểm, doanh nghiệp đang có bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán tức thời 1 đồng nợ trong ngắn hạn.

Để tính hệ số thanh toán nhanh của công ty, ta có thể tính theo hai cách:

Chế biến sổ sách cải thiện hệ số thanh toán năm 2024
Hình 1: Hai cách tính hệ số khả năng thanh toán nhanh

Trong đó, các giá trị liên quan đến tiền và các tài khoản tương đương tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, nợ ngắn hạn sẽ có trong bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp.

Ví dụ 01: Công ty X có 8 triệu đô la tài sản ngắn hạn, 2 triệu đô la hàng tồn kho và chi phí trả trước, và 4 triệu đô la nợ ngắn hạn. Điều đó có nghĩa là hệ số thanh toán nhanh là 1,5 (8 triệu đô la – 2 triệu đô la / 4 triệu đô la). Nó chỉ ra rằng công ty có đủ tiền để thanh toán các hóa đơn và tiếp tục hoạt động.

1.2. Đặc điểm của hệ số khả năng thanh toán nhanh

– Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty mà không cần phải bán hàng tồn kho.

– Hệ số thanh toán nhanh được coi là một hệ số đo lường chính xác hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện hành (HSKNTT hiện hành = TSNH/Nợ NH).

– Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia các tài sản có tính thanh khoản cao nhất của công ty như tiền mặt, các khoản tương đương tiền, chứng khoán có thể bán được trên thị trường và các khoản phải thu cho tổng nợ ngắn hạn.

– Các tài sản hiện tại cụ thể như trả trước và hàng tồn kho được loại trừ vì chúng có thể không dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc có thể yêu cầu chiết khấu đáng kể để thanh lý.

– Kết quả tỷ lệ càng cao (càng lớn >1), thanh khoản và sức khỏe tài chính của công ty càng tốt; Tỷ lệ càng thấp (càng nhỏ <1), công ty càng có nhiều khả năng gặp khó khăn với việc trả nợ.

1.4. Các thành phần hệ số thanh toán nhanh

Trên Bảng cân đối kế toán, các thành phần của hệ số thanh toán nhanh được trình bày như sau:

– Tiền và các khoản tương đương tiền là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ số tiền và những khoản mục tương ứng hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo, gồm:

+ Tiền mặt tại quỹ

+ Tiền gửi ngân hàng (không kỳ hạn)

+ Tiền đang chuyển

+ Các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp: là những khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao (có kỳ hạn từ ba tháng trở xuống), có thể dễ dàng chuyển đổi thành các khoản tiền mặt và không bị ảnh hưởng đáng kể về giá trị do thay đổi lãi suất.

Trên Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu này tương ứng với (mã số 110), tiền (mã số 111), các khoản tương đương tiền (mã số 112). Mã số 110 = Mã số 111 + Mã số 112.

– Đầu tư tài chính ngắn hạn là những khoản đầu tư nhằm mục đích bảo toàn vốn gốc và tạo ra nguồn thu nhập ổn định. Đầu tư tài chính ngắn hạn thường chỉ kéo dài trong vòng 1 năm và có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong trường hợp cần thiết với rủi ro và chi phí thấp.

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn phổ biến: Chứng chỉ tiền gửi, gửi tiết kiệm online, trái phiếu ngắn hạn…

Trên Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu này tương ứng với (mã số 120), chứng khoán kinh doanh (mã số 121), dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (mã số 122), đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (mã số 123). Mã số 120 = Mã số 121 + Mã số 122 + Mã số 123.

– Các khoản phải thu ngắn hạn là chỉ tiêu tổng phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu ngắn hạn có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo (sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi).

Trên Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu này tương ứng với (mã số 130), và các chỉ tiêu liên quan từ 131 đến 139. Mã số 130 = Mã số 131 + Mã số 132 + … + Mã số 139.

– Hàng tồn kho: là những tài sản được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Trên Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu này tương ứng với (mã số 140), hàng tồn kho (mã số 141), dự phòng giảm giá hàng tồn kho (mã số 142). Mã số 140 = Mã số 141 + Mã số 142.

– Nợ ngắn hạn là nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của công ty phải trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ hoạt động bình thường. Nợ ngắn hạn thường được thanh toán bằng tài sản lưu động, là những tài sản được sử dụng hết trong vòng một năm.

Ví dụ về các khoản nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả, nợ ngắn hạn, cổ tức, và các khoản phải trả cũng như thuế thu nhập phải trả.

Trên Bảng cân đối kế toán, các chỉ tiêu này tương ứng với (mã số 330), và các chỉ tiêu liên quan từ 331 đến 343. Mã số 330 = Mã số 331 + Mã số 332 + … + Mã số 343.

Hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 có thể chỉ ra rằng các tài sản có tính thanh khoản cao như tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và nợ phải thu không đảm bảo trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Công ty có thể phải huy động thêm vốn hoặc thực hiện các hành động khác như đàm phán với các chủ nợ, nhà cung cấp để kéo dài thời gian thanh toán các khoản nợ đến hạn sang các kỳ kế tiếp, hoặc chuyển đổi thành trái phiếu hay đối trừ công nợ, hoặc thanh toán bằng hàng tồn kho của công ty với một mức chiết khấu ưu đãi…

Tuy nhiên, đây là một chỉ tiêu tạm thời, khi phân tích cần xem xét trong tổng thể các chỉ tiêu thanh toán, cũng như xem xét các đặc thù của ngành để đưa ra nhận xét đúng đắn, xác thực về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp được đánh giá.

2. Phân tích khả năng thanh toán nhanh thông qua Báo cáo tài chính của doanh nghiệp

2.1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nước ngoài

Dưới đây là cách tính hệ số thanh toán nhanh dựa trên số liệu trên bảng cân đối kế toán của hai đối thủ cạnh tranh hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chăm sóc cá nhân là P&G và J&J, cho năm tài chính 2021.

Chế biến sổ sách cải thiện hệ số thanh toán năm 2024

Chế biến sổ sách cải thiện hệ số thanh toán năm 2024

Căn cứ vào số liệu trên, chúng ta lập bảng như sau:

Chỉ tiêu ($millions) Procter & Gamble Johnson & Johnson Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho (A) $15,013 $46,891 Nợ ngắn hạn (B) $33,132 $45,226 Hệ số thanh toán nhanh (A/B) 0.45 1.04

Đánh giá:

Với hệ số thanh toán nhanh trên 1, Johnson & Johnson dường như đang ở một vị trí tốt để trang trải các khoản nợ hiện tại vì tài sản lưu động của nó lớn hơn tổng nghĩa vụ nợ ngắn hạn.

Mặt khác, Procter&Gamble có thể không thể thanh toán hết các nghĩa vụ hiện tại của mình chỉ bằng tài sản nhanh vì hệ số thanh toán nhanh của nó thấp hơn 1, ở mức 0,45. Điều này cho thấy, bất chấp lợi nhuận hoặc thu nhập, Johnson & Johnson dường như có sức khỏe tài chính ngắn hạn tốt hơn về khả năng đáp ứng các yêu cầu nợ ngắn hạn.

2.2. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam

Tên: Công ty Cổ phần Traphaco

Doanh thu chính: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm Đông dược và Tân dược. Trong các năm từ 2018 đến năm 2022, công ty đã công bố các số liệu tài chính như sau:

Chế biến sổ sách cải thiện hệ số thanh toán năm 2024

(Nguồn: TRA | Báo cáo tài chính | Bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp (stockbiz.vn))

Căn cứ vào số liệu trên, chúng ta thấy:

  • Các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn đáp ứng điều kiện về tính thanh khoản, được đưa vào công thức tính toán.
  • Hàng tồn kho, bao gồm hàng tồn kho và dự phòng giảm giá hàng tồn kho sẽ được loại trừ.
  • Tài sản ngắn hạn khác, bao gồm chi phí trả trước và thuế, trong đó chi phí trả trước là một khoản chi phí đã chi ra nhưng được phân bổ trong nhiều kỳ (ví dụ phân bổ công cụ dụng cụ) không thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ sẽ được trừ dần vào thuế GTGT hàng bán trong kỳ tiếp theo mà không được hoàn lại (trừ trường hợp xuất khẩu và đáp ứng đủ quy định về hoàn thuế), do đó cũng sẽ được loại trừ.

Chế biến sổ sách cải thiện hệ số thanh toán năm 2024

Sau khi xác định cụ thể các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, chúng ta lập bảng như sau:

(Đvt: 1.000.000 đồng)

Chỉ tiêu 2020 2021 2022 A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 308,894 210,880 176,030 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 107,494 285,125 324,335 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 185,988 175,012 202,976 B. Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 433,821 439,571 435,706 C. Hệ số thanh toán nhanh 1.39 1.53 1.61

Căn cứ kết quả tính toán trên, chúng ta có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty cơ bản là tốt và có xu hướng gia tăng mức độ an toàn cho nghĩa vụ trả nợ nhanh.

Giá trị nợ ngắn hạn hầu như không thay đổi trong khi tiền và các khoản tương đương tiền giảm, công ty không tồn trữ quá nhiều tiền mặt, đồng thời lại tăng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, có thể mang lại lợi nhuận nhiều hơn do việc sử dụng vốn hợp lý. Các khoản phải thu được duy trì ở mức bình quân 185.000 (triệu đồng).

Để đánh giá cụ thể hơn chúng ta cần xem xét kỹ các chỉ tiêu trong báo cáo, các thành phần của khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu ngắn hạn và nợ ngắn hạn trong Thuyết minh Báo cáo tài chính, cũng như cần đánh giá trong tổng thể các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một trong những chỉ số hữu ích để xem xét đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp khi phân tích. MISA AMIS hy vọng qua bài viết, các bạn đã hiểu về chỉ tiêu này và biết cách tính toán chỉ số khả năng thanh toán nhanh cũng như giám sát theo dõi thường xuyên để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho doanh nghiệp mình.

Thay vì phải đợi kế toán tổng hợp số liệu để tính toán một cách thủ công, CEO/chủ doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng các chỉ số tài chính của công ty nhờ phần mềm kế toán online MISA AMIS – công cụ đang được đánh giá rất cao hiện nay không chỉ trong công tác kế toán mà còn trong hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.

Phần mềm AMIS Kế toán được thiết lập sẵn công thức tính cho các hệ số phân tích tài chính. Căn cứ vào số liệu kế toán được nhập vào, phần mềm sẽ tự động tổng hợp và tính toán ra các chỉ số này. Dựa vào đó nhà quản lý có thể nhanh chóng đưa ra những đánh giá tổng quát về tình hình của doanh nghiệp tại bất cứ thời điểm nào, từ đó đưa ra những quyết định điều hành hợp lý.

Những tính năng ưu việt của phần mềm kế toán online MISA AMIS giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các tính năng ưu việt:

  • Xem báo cáo điều hành mọi lúc mọi nơi: Giám đốc, kế toán trưởng có thể theo dõi tình hình tài chính ngay trên di động, kịp thời ra quyết định điều hành doanh nghiệp.
  • Đầy đủ báo cáo quản trị: Hàng trăm báo cáo quản trị theo mẫu hoặc tự thiết kế chỉnh sửa, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề. Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, BCTC và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.