Cây giao bán ở đâu

Cây Giao có nhiều tên gọi khác như: cây xương khô, cây san hô xanh, cây xương cá, cây càng tôm, cây bút chì.

- Tên khoa học: Euphorbia tirucalli
- Họ thực vật: Euphorbiaceae.

Đặc điểm hình thái:

- Thân: Cây Giao thân gồm nhiều đốt, tròn, đường kính như chiếc đũa, thân màu xanh, mọc tua tủa cành các phía. Khi bẻ thân ta sẽ thấy nhiều mủ màu trắng đục như sữa chảy ra, đó chính mủ của cây sử dụng làm thuốc trị bệnh xoang.

- Lá: là nhỏ, sớm rụng, thường chỉ thấy cây trơ trọi cành và nhánh. 

Nhà vườn có bán cây Giao giống trồng trong bịch nilong hoặc trong chậu nhựa. Quý khách mua về trồng trong chậu cảnh trồng cây hoặc trong sân vườn vừa làm cây cảnh vừa làm cây thuốc hiệu quả cho người mắc bệnh viêm xoang mũi.

Hotline liên hệ mua cây hoặc cần tư vấn: 0962136986

Cây Giao không chỉ trồng làm cây cảnh, mà người ta quan tâm hơn cả bởi công dụng chữa bệnh viêm xoang của nó.

Cây Giao - Cây chữ bệnh viêm xoang mà giới đông y đánh giá cao.

Giống cây giao được cho là nhóm cây thuốc chữ bệnh cực hiệu quả mà giá thành lại rẻ, cây dễ trồng, sinh trưởng nhanh.

Cây Giao giống dễ trồng, nhà vườn nhân giống bằng cách giâm cành xuống đất ẩm. Sau khi giâm, bạn cần tưới nước cho đất ẩm mỗi ngày, sau vài ngày cây sẽ bén rễ, phát triển cây non nhanh chóng.

Bài thuốc chữa viêm xoang từ cây Giao: người ta đun sôi nước sau đó xông mũi, nhằm tác dụng thông mũi, làm lỏng dịch nhầy và có tác dụng làm giảm viêm họng, đau rát họng. Giúp đẩy lùi vi khuẩn, nấm gây bệnh xoang ra bên ngoài.

Các bước chuẩn bị:

- Sử dụng xong hoặc ấm đun [chú ý: không dùng chung với ấm đun nước uống hàng ngày vì cây có thể gây độc].
- Cho 10-15 đốt thân cây Giao vào ấm nước, cắt đốt có chiều dài khoảng 1cm. Sau đó đun sôi nước.

Tiến hàng xông mũi: - Sau khi nước sôi, ta tiến hành lắp 1 ống tròn vào vòi siêu để hơi nước nóng bốc lên mũi, thi thoảng bạn dùng cả miệng để hít. - Thời gian xông từ 10-20 phút.

- Để đạt được hiểu quả bạn kiên trì xông mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.

Cây giao, công dụng cây giao, địa chỉ bán cây giao

Cây giao thường mọc hoang ở nhiều nơi thường sử dụng chữa bệnh, cây thường dùng cầm máu hay dùng chữa bệnh viêm xoang

Cây giao   Xương khô, San hô xanh, Cành giao

Tên khoa học - Euphorbia tirucalli L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiceae.

Mô tả: Cây nhỡ, có thể cao tới 4-8. Thân to bằng cổ tay, nhiều cành gần như mọc vòng, hình trụ, dài, màu lục, nom như cành san hô. Các cành nhỏ có lá. Lá hẹp, rụng rất sớm, dài 12-16mm, rộng 2mm. Cụm hoa có bao chung nhỏ, 5 tuyến hình bầu dục, nhị nhiều; nhụy có 3 vòi chẻ đôi, đầu nhụy hình đầu. Quả nang ít lông, có 3 mảnh lồi. Hạt hình trái xoan nhẵn.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Euphorbiae Tirucalli.

Nơi sống và thu hái: Loài nguyên sản ở châu Phi [Madagascar], được nhập trồng làm cây cảnh, có khi được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Thành phần hóa học: Cây chứa euphorbon; từ nhựa tươi đã tách được isoeuphorol, từ nhựa khô có một ceton là euphorone.

Tính vị, tác dụng: Cây Giao Toàn cây có vị cay, hơi chua, tính mát, hơi có độc, có tác dụng thúc sữa, sát trùng, khư phong, tiêu viêm, giải độc. Nhựa cây rất độc, có thể làm mù mắt; nó gây phồng làm nóng đỏ, chống kích thích, xổ. Nhựa này sẽ khô đặc lại ngoài ánh nắng và khi ngâm trong nước sẽ cho loại nhựa như cao su.

Công dụng cây giao, chỉ định và phối hợp

Cây Giao Ở Trung Quốc, người ta dùng toàn cây trị thiếu sữa, nấm ngoài da, khớp xương buốt đau.

Ở Inđônêxia cũng dùng nhựa trị bệnh ngoài da, rò, mụn mủ, bướu, táo bón và làm thuốc tẩy.

Ở Ấn Độ, nhựa cây được dùng trị mụn cóc, thấp khớp, đau thần kinh, đau răng, trị ho, hen suyễn, đau tai và dùng duốc cá.

Ở Thái Lan, nhựa tươi cũng được dùng ngoài trị mụn cóc.

Ở nhiều nước [Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin,... ] người ta dùng cây và nhựa để duốc cá.

Ở nước ta, cành lá cũng được dùng trị bệnh ngoài da, táo bón và liệt dương [Viện Dược liệu]; rễ cây dùng trị loét mũi và trĩ. Nhân dân cũng dùng cành tươi ngâm rượu chữa đau răng.

Cách dùng: Nhựa thường dùng bôi; cành và rễ dùng dưới dạng thuốc sắc.

Ðơn thuốc: Chữa đau răng: Hái lấy chừng 50g cành Xương khô, rửa sạch, ngâm ngay vào trong 100ml cồn 90°. Mỗi lần dùng một thìa cà phê [15ml] cho vào cốc nước, ngâm một chốc, sau đó nhổ đi; ngày ngậm 3-4 lần. [Ðỗ Tất Lợi].

Cách dùng cây giao làm thuốc chữa viêm xoang

Dùng điều trị bệnh ngoài da: Cắt đôi để chựa chảy ra, bôi nhựa vào vùng da cần điều trị.

Dùng điều trị viêm xoang :

Chuẩn bị:  

01 Ấm nhôm nhỏ có vòi

Cây giao tươi 2-3 nhánh nhỏ

3 tờ giấy A4 hoặc 1 ống ti ô

Cách làm: chữa xoang

Cắt lấy khoảng 20 đến 25 đốt cây giao tươi vào ấm [Nên cắt ngay trên miệng ấm để phần nhựa cây chảy vào trong ấm]. Thêm 200-300ml nước.

Dính 3 tờ giấy lại với nhau rồi quấn lại thành 1 chiếc ống nhỏ đường kính vừa với miệng vòi, chiều dài ống khoảng 50-55cm. Nếu có ti ô thì không cần làm ống giấy [Xem hình ảnh]

Đặt ấm lên bếp, đun sôi nước, khi thấy có hơi nước từ đầu vòi bốc ra thì giảm lửa. Cắm ống giấy mới quấn vào miệng ấm đun. Cho mũi vào hít hơi nước từ ống giấy bốc lên.

Thời gian 1 lần xông kéo dài khoảng 20 phút. Duy trì đều đặn liên tục khoảng 3 – 4 lần xông sẽ thấy hiệu quả giảm rõ rệt. Cách làm đơn giản trên đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi bệnh viêm xoang, kể cả viêm xoang mãn tính.

Lưu ý:

Quá trình xông vặn nhỏ lửa để tránh bị bỏng

Nếu thấy nóng quá nên bỏ mũi ra khỏi ống, làm sao quá trình xông thoải mái nhất

Quá trình cắt cành giao, nên cẩn trọng tránh để nhựa cây bắn vào mắt sẽ rất nguy hiểm 

Khi xông cần chú ý, nếu thấy nước trong ấm cạn phải bổ sung ngay

Khi nước đã sôi cần bật nhỏ lửa, tránh gây bỏng

Ấm xông cây giao sau này không dùng để đun nấu

Phần cây còn lại nên bỏ tủ lạnh dùng dần để bảo quản được tốt hơn

Địa chỉ bán cây giao, nơi bán cây giao khô

Cây giao được cung cấp tại búpxanh có cả hàng khô và hàng tươi , hàng tươi quý khách mua tối thiểu 3 kg chúng tôi mơi giao hàng hoạc gửi hàng qua đường bưu điện.

Cây giao hay cây xương khô, lục ngọc thụ, quang côn thụ, san hô xanh, xương cá, aveloz, Indian tree spurge [ đại kích Ấn Độ ], naked lady, pencil tree [ cây bút chì ], pencil cactus [ xương rồng bút chì ], milk bush [ danh pháp khoa học là Euphorbia tirucalli L.; đồng nghĩa Arthrothamnus bergii Klotzsch & Garcke; Arthrothamnus ecklonii Klotzsch & Garcke; Euphorbia laro Drake ] là một loài thực vật có hoa trong chi Đại kích Euphorbia thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Loài này được L. mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1753. Được biết cây mọc hoang nhiều nơi, ở thôn quê cây có thể dùng làm hàng rào. Với công dụng chủ yếu là làm bài thuốc chữa bệnh viêm xoang. Dưới đây là hình ảnh cây giao cho bạn đọc tham khảo.

Hình ảnh cây giao hay cây xương khô

Vậy cây giao là cây gì ?

Cây giao là cây nhỡ có thể cao tới 4 – 7m, thân có thể có đường kính bằng cổ tay, mọng nước, cành nhiều, mọc kiểu so le hay hơi vòng, màu xanh, gầy, với cành con cũng gầy nhỏ, chỉ mang rất ít lá. Lá cây giao khá nhỏ, hình mác hẹp, hơi dày, và rất chóng rụng. Phiến lá dài khoảng 12 – 16 mm, rộng 2 mm. Thoáng trông, người ta sẽ có cảm tưởng là cây không có lá. Hoa mọc tập trung ở những chỗ phân nhánh hoặc tận cùng ở đầu cành. Quả nang, bé, hơi có lông, có 3 mảnh vỏ. Hạt hình trái xoan, nhẵn.

Thông tin thêm

1. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây có nguồn gốc ở đảo Mangat [ thuộc châu Phi]. Cũng phát hiện thấy ở Việt Nam từ năm 1970.

Hiện nay cây đã được trồng khắp nơi ở Việt Nam làm cảnh và làm hàng rào vì người ta cho rằng ai vô ý để nhựa của loài cây này bắn vào mắt có thể bị mù. Khi thu hái thường người ta sẽ hái cành tươi ngâm rượu chữa đau răng. Mùa hái gần như quanh năm bởi cây cho ra nhánh mới là cực kì nhanh.

2. Thành phần hoá học

Trích trong sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi

Kopaczewski [ 1947, Bull. Soc. Biol. France, 29, 924 – 926 ] đã nghiên cứu tính chất lý hoá, thành phần hoá học và độc tính của loại nhựa cây giao [ xương khô ].

Cụ thể nhựa này kích thích rất mạnh các niêm mạc, rất độc đối với cá và chuột. Nhựa cây này phơi nắng và nhào với nước sẽ cho một thứ là guta-perka.

Ngoài ra trong xương khô còn có tirucallol [ còn gọi là kanziol ] độ chảy 133 – 134,5°C, αD[20°] = + 4,5 [ trong benzen ].

Cây giao có tác dụng gì ?

Cây giao có tác dụng gì ?

Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi

Tại Việt Nam, người ta thường chỉ trồng làm cảnh và làm hàng rào vì có nhựa độc

Một số người dùng chế thuốc ngậm chữa răng đau như sau: Hái lấy chừng 50 cành xương khô, rửa sạch, ngâm ngay vào trong 100ml cồn 90o. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê [ 15ml ] cho vào cốc nước., ngậm một chốc, sau đó nhỏ đi, ngày ngậm 3 – 4 lần.

Tại Ấn Độ, Philippines và Malaysia người ta dùng cây này để duốc cá

Tại Indonesia và Malaysia, người ta dùng nhựa cây này để chữa một số bệnh ngoài da.

Có thể nghiên cứu làm nguồn chế guta pecka để làm áo đi mưa

Mới đây người ta đang nghiên cứu trồng cây xương khô làm nguyên liệu để khai thác dầu hỏa

Theo Wikipedia

Euphorbia tirucalli is used as alternative medicine in many cultures. Attempts have been made to use it to treat cancer, excrescence, tumors, warts, asthma, cough, earache, neuralgia, rheumatism, and toothaches in countries including Brazil, India, Indonesia, and Malaysia

Euphorbia tirucalli has been promoted as an anticancer agent, but research shows that it suppresses the immune system, promotes tumor growth, and leads to the development of certain types of cancer. Euphorbia tirucalli has also been associated with Burkitt’s lymphoma and is thought to be a cofactor of the disease rather than a treatment.

Its latex can also be used as fuel. This led chemist Melvin Calvin to propose the exploitation of E. tirucalli for producing oil. This usage is particularly appealing because of the ability of E. tirucalli to grow on land that is not suitable for most other crops. Calvin estimated that 10 to 50 barrels of oil per acre was achievable. In the 1980s the Brazilian national petroleum company Petrobras began experiments based these ideas. It has also been used in the production of rubber, but neither have been very successful.

Tạm dịch:

Euphorbia tirucalli được sử dụng làm thuốc điều trị thay thế trong nhiều nền văn hóa. Khi người ta đã cố gắng sử dụng nó để điều trị ung thư, u lồi, u bưới, mụn cóc, hen suyễn, ho, đau tai, đau dây thần kinh, thấp khớp và đau răng ở các quốc gia bao gồm Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.

Euphorbia tirucalli đã được quảng cáo là một tác nhân chống ung thư tuyệt vời, nhưng nghiên cứu lại cho thấy rằng nó ức chế hệ thống miễn dịch, thúc đẩy sự tăng trưởng khối u và dẫn đến sự tiến triển của một số loại ung thư. Euphorbia tirucalli cũng đã được liên kết với bệnh u bạch huyết Burkitt và được cho là một dạng đồng yếu tố của bệnh chứ không phải là một liệu pháp điều trị.

Nhựa mủ của nó cũng có thể được sử dụng làm nhiên liệu. Điều này khiến nhà hóa học Melvin Calvin đề xuất ý tưởng khai thác E. tirucalli để sản xuất dầu. Cách sử dụng này đặc biệt gây hấp dẫn vì khả năng của E. tirucalli là nó có thể phát triển trên nền đất không phù hợp với hầu hết các loại cây trồng khác. Calvin ước tính rằng trên mỗi mẫu Anh là có thể cho khoảng từ 10 đến 50 thùng dầu. Vào những năm 1980, công ty dầu khí quốc gia Brazil, Petrobras bắt đầu thử nghiệm dựa trên những ý tưởng mới này. Ngoài ra cũng thấy nó cũng đã được sử dụng trong sản xuất cao su, nhưng cả hai đều không thành công như mong đợi.

Cách sử dụng cành giao chữa viêm xoang hiệu quả

Sử dụng cành giao chữa viêm xoang

1. Chuẩn bị

Thứ nhất là một cái ấm nước nhỏ [ nhôm, sành đều được nhưng không được dùng để nấu nước uống vì sợ độc ]. Tiếp theo lấy một miếng giấy lớn, một tờ giấy lịch treo tường lớn hoặc có thể nối 2 – 3 tờ giấy A4 bằng băng keo thành 1 tờ lớn, rồi quấn xéo lại thành một cái ống hình trụ dài khoảng 5 tấc [ 50cm ] chứ không được làm ngắn hơn vì sẽ quá nóng, dễ bị phỏng da còn nếu để dài quá thì hơi không đủ mạnh để hít.

2. Thực hiện

Ống phải quấn sao cho 1 đầu thật vừa hoặc lớn hơn miệng vòi ấm còn 1 đầu nhỏ hơn sao vừa vào mũi để hít. Nếu tìm được ống tre thì tốt hơn, nhưng không được dùng nhựa, dễ nóng chảy!. Tiến hành mở nắp ấm, đổ vào cỡ một chén nước. Đếm cỡ 10 – 20 đốt cây xương cá, cắt nhỏ các đốt cây [ cụ thể là thành cỡ phân nửa của lóng tay] rồi thả vào ấm. Nên cắt cây ngay trên miệng ấm, để cho mủ cây nhỏ trực tiếp vào ấm càng tốt. Phải luôn nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh mủ văng vào mắt.  Đặt ấm lên bếp, vặn lửa thật lớn cho nước trong ấm sôi lên.

Chờ đến khi thấy có hơi xông ra nhiều từ vòi ấm thì ta bớt lửa đến cực nhỏ, chỉ canh sao cho vừa đủ để hơi vẫn còn bốc ra nhẹ ở vòi ấm là đủ. Lấy ống giấy đã quấn ở trên, đưa đầu lớn của ống vào vòi ấm, còn đầu nhỏ cho vào mũi để hít hơi xông lên. Thời gian xông có thể chỉ là trong 15 – 20 phút, hay nếu có thời gian thì xông 30 – 50 phút. Nên để dành và hâm lại nước trong ấm để dùng dần, thường là 2 lần trong ngày [ sáng và tối ]. Sau đó đổ bỏ, hôm sau tiến hành làm lại liều thuốc mới. Khi hâm lại dùng lần 2 thì cho thêm một ít nước cùng với 1 vài đốt cây để có thể bổ sung thêm thuốc.

Nhân giống cây giao

Cây cành giao được nhân giống chủ yếu bằng cách cắt cành và giâm xuống đất ẩm. Đoạn cành dùng để giâm được cắt ra nên chọn hơi lớn một chút. Cụ thể là từ 3 – 4 đốt trở lên, để đảm bảo cây mạnh, nhanh bén rễ. Sau khi cắt rời đoạn cây thì nên để trong bóng râm chừng một hoặc hai ngày cho khô mủ, trồng sẽ nhanh bén rễ hơn. Nếu lấy cây để dùng nhưng chưa dùng tới thì nên giâm ngay xuống đất để giữ độ tươi của cây [ cây không bị khô mủ ] để dùng dần. Sau khi giâm, ta tưới nước vừa phải mỗi ngày. Sau vài ngày thì cây giao giống sẽ bén rễ, rồi dần sẽ nhảy nhánh con, phát triển tốt.

Mua cây giao ở đâu uy tín chất lượng ? – tại shop Hải Đăng

Địa chỉ: Ngách 68/45, ngõ 68, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Đối diện với Tổng công ty may 10, Hà Nội.

  • Quý khách xin vui lòng liên hệ với Cây cảnh Hải Đăng để được các chuyên viên của chúng tôi tư vấn lựa chọn sản phẩm cành cây giao trị viêm xoang phù hợp.
  • Chúng tôi sẽ chụp ảnh sản phẩm cho quý khách nếu có yêu cầu.
  • Chúng tôi sẽ kiểm tra kỹ hàng hóa đảm bảo chất lượng và đúng quy cách trước khi giao.
  • Quý khách ở xa vui lòng tiến hành chuyển khoản trước. Nếu quý khách ở nội thành có thể áp dụng ship nhanh với chi phí 40k một lần ship.

Tài liệu tham khảo

  • Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
  • Cây xương rồng bút chì – Wikipedia tiếng Việt
  • Wikipedia Tiếng Anh

Video liên quan

Chủ Đề