Cây cứt heo bào chế thuốc thương mại hóa

Cây hoa cứt lợn là một cây nhỏ, mọc hàng năm, thân có nhiều lông nhỏ mềm, cao chừng 25-50cm, mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta.

Lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt đều có lòng, mặt dưới của lá nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím, xanh. Quả bế màu đen, có 5 sống dọc

Cây cứt heo bào chế thuốc thương mại hóa
Hoa và lá cây cứt lợn

Phân bố, thu hái và chế biến

Cứt lợn mọc hoang dại ở khắp nơi. Người ta hái toàn cây cắt bỏ rễ, dùng tươi hay khô. Thường hay dùng cây hơn.

Thành phần hoá học

Thành phần hoạt chất chưa rõ. Chỉ mới biết trong cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc (cây khô kiệt) tỷ trọng 1,109, Cu=120,chỉ số axit 0,9, chỉ số este 11,2. Người ta nghi trong tinh dầu có cumarin.

Trong hoa có 0,2% tinh dầu, có mùi gây nôn, tỷ trọng 0,9357, 0 =9027. Trong tinh dầu hoa lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác (1973 Sood V. K. Flavour Industry 2: 77).

Theo Nguyễn Văn Đàn và Phạm Trương Thị Thọ (1973 Thông báo được liệu) thì hàm lượng tinh dầu từ 0,7 đến 2%, tinh dầu hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến màu vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Chỉ số axit 4,5, chỉ số este 252 đến 254, &D từ -38 đến -503.

Có tác giả lại tìm thấy ancaloit và saponin.

Theo Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự (J. Ess. Oil Res. L 135-136 May-June, 1989) thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm precocen I (6- demethoxyageratochromen) precocen II (ageratochromen) và caryophyllen. Ba thành phần này chiếm 77% tinh dầu.

Cây cứt heo bào chế thuốc thương mại hóa
Cây cứt lợn khô và cây cứt lợn tươi

Tác dụng dược lý

Năm 1965, y sĩ Điều Ngọc Thực ở Phú Thọ đã phát hiện thấy trong nhân dân dùng cây cứt lợn chữa viêm xoang mũi dị ứng, đã áp dụng trên bản thân và một số người khác thấy có kết quả tốt.

Trên cơ sở thực tế kết quả trên lâm sàng, Đoàn Thị Nhu và cộng sự (1975, Dược học 4 và 5) đã xác định độc tính cấp LD-50 bằng đường uống là 82g/kg. Với liều độ bán mãn dùng trong 30 ngày không thấy gây những biến đổi bất thường đối với các hằng số sinh hoá trong một số xét nghiệm về cơ năng gan và thận.

Trên súc vật thí nghiệm thấy có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng phù hợp với những kết quả thu được trên thực tế làm sàng điều trị viêm mũi cấp và mãn.

Công dụng và liều dùng

1. Nhân dân thường dùng cây cứt lợn làm thuốc chữa bệnh phụ nữ bị rong huyết sau khi sinh nở: Hải chừng 30-50g cây tươi, đem về nửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và uống trong ngày. Uống trong 3-4 ngày.

2. Tác dụng chữa viêm xoang mũi dị ứng mới phát hiện: Hải cây tươi về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau. Hiện nay đã có một số nơi chế thành thuốc sắc sẵn

3. Phối hợp với nước bỏ kết nấu nước gội đầu vừa thơm vừa sạch gấu trên tóc.

Chú thích

Đừng nhầm cây cứt lợn nói đây với cây bóng ổi (ngũ sắc) và cây hy thiêm nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn (xem các vị thuốc này).

Một số người thấy cây cứt lợn này có tác dụng tốt, nhưng tên lại xấu xí cho lên đã gọi cây này là cây ngũ sắc, ngũ vị hay còn gọi là cây bóng ổi. Vậy chú ý tránh nhầm lẫn, dùng sẽ không thấy có tác dụng mong muốn.

Hoa cứt lợn hay còn được biết đến với tên gọi là cây cỏ hôi, hoa ngũ vị, cây thắng hồng kế,... Đây là loài thực vật mọc hoang dã, có tên khoa học là Ageratum conyzoides, thuộc họ nhà Cúc. Người dân thường trồng loài cây này để làm thuốc chữa bệnh là chính.

Hoa cứt lợn vốn có nguồn gốc từ các nước trong khu vực Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil. Vậy nên chúng ưa thích khí hậu nhiệt đới, không phát triển được ở những nơi lạnh giá. Tại Việt Nam, bạn có thể bắt gặp loại cây này ở bất kỳ nơi đâu, trải dài suốt từ Bắc vào Nam.

2 Đặc điểm của cây hoa cứt lợn

Một số đặc điểm của cây cỏ hôi mà bạn nên biết:

2.1. Về thân cây

Cây hoa cứt lợn là loài cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 30-50cm. Thân cây có màu xanh lục hoặc màu xanh hơi tím, bên ngoài thân được bao phủ bởi một lớp lông tơ.

2.2. Về lá cây

Lá cây hoa cứt lợn có dạng hình trứng, mọc đối xứng nhau, có chiều dài từ 4-6cm, bề rộng từ 1-2cm. Hai mặt của lá đều có lông, phần mép lá có răng cưa. Mặt dưới của lá có màu xanh nhạt hơn so với mặt trên.

2.3. Về hoa

Hoa cứt lợn có màu trắng, mọc thành từng cụm nhỏ trên ngọn cành. Đôi khi bạn có thể bắt gặp hoa có màu tím hoặc xanh. Cây có khả năng tạo quả, quả có màu đen, trên thân có từ 4-5 sống chạy dọc.

3 Thành phần hóa học có trong hoa cứt lợn

Hoa cứt lợn được người dân thu hoạch để bào chế thành các loại thuốc chữa bệnh. Bất kỳ bộ phận nào của cây cũng đều có thể được bào chế thành thuốc, do đó loại cây này rất được ưa chuộng và được trồng rộng rãi. Một số thành phần hóa học quan trọng có trong cây cỏ hôi có thể kể đến như:

- Tinh dầu: Chiếm khoảng 2%

- Ageratochromen

- Caryophyllene

- Cadinen

- Ageratochromen

- Demetoxygeratocromen

- Alkaloid

- Saponin

Trong đó, các thành phần là hoạt chất Ageratochromen; Caryophyllene và Demetoxygeratocromen chiếm tới hơn 77% tinh dầu.

Cây cứt heo bào chế thuốc thương mại hóa

4 Hoa cứt lợn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Theo như Đông y, hoa cứt lợn có tính bình, vị đắng, mùi thơm. Có tác dụng chủ trị chỉ huyết, tiêu viêm, chữa băng huyết, rong huyết, chảy máu cam, chảy máu chân răng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... Một số công dụng cụ thể của loại thảo dược này đã được chứng minh gồm có như sau:

- Chống viêm, giảm sưng đau, phù nề do dị ứng.

- Điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng lâu ngày không khỏi.

- Giúp ngăn ngừa táo bón, tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa nói chung.

- Điều trị chứng rong huyết đối với phụ nữ sau sinh đẻ.

- Chữa cảm mạo, sốt do cảm cúm hoặc do thay đổi thời tiết.

- Giải độc cơ thể, điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa.

- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp hiệu quả.

- Ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn có hại đối với hệ tiêu hóa và đường ruột.

5 Một số bài thuốc dân gian sử dụng hoa cứt lợn để chữa trị

Hoa cứt lợn có thể được sử dụng để bào chế trong nhiều bài thuốc trị bệnh khác nhau. Bạn có thể tham khảo ngay sau đây:

5.1. Trị rong huyết sau sinh ở phụ nữ

Bạn lấy ra 30-50g hoa cứt lợn còn tươi, rửa sạch rồi giã nát, sau đó vắt kiệt để lấy nước cốt. Phần nước cốt này đem chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục từ 3-4 ngày để thấy được hiệu quả.

5.2. Trị bạch hầu hoặc các bệnh liên quan ở yết hầu

Chuẩn bị 30-60g lá của cây hoa cứt lợn vẫn còn tươi, sau đó rửa sạch rồi đem giã nát để lấy nước cốt. Bạn thêm vào nước cốt một chút đường để dễ uống, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Hoặc một cách làm khác bạn có thể thực hiện, đó là đem chỗ lá cây đã chuẩn bị đi phơi khô, sau đó tán thành bột mịn để dùng ngậm trong cổ họng nhằm trị bệnh liên quan đến yết hầu.

5.3. Chữa sưng đau xương khớp do viêm

Bạn chuẩn bị một nắm cây hoa cứt lợn tươi, đem chúng đi nướng lên rồi mang đi đắp vào những nơi mà bạn bị đau nhức xương khớp. Từ đó cơn đau sẽ giảm, các vết sưng cũng sẽ xẹp dần xuống và biến mất.

5.4. Chữa sốt, cảm mạo

Chuẩn bị 50g hoa cứt lợn tươi, đem sắc cùng với 1 lít nước để sắc thành thuốc. Sử dụng thuốc này uống hàng ngày để hạ sốt, giải cảm.

Cây cứt heo bào chế thuốc thương mại hóa

5.5. Chữa mụn nhọt, mẩn ngứa, mưng mủ

Chuẩn bị một nắm hoa cứt lợn còn tươi, đem giã nát cùng với một chút đường. Sau đó lấy hỗn hợp bã của cây đắp lên trên nơi đang bị mụn nhọt, mẩn ngứa, mưng mủ.

5.6. Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng

Bạn chuẩn bị 100g cây hoa cứt lợn tươi, cùng với 10g lá chanh và 50g long não. Tất cả đem vào nồi để nấu cùng với nửa lít nước, đun đến khi nào lượng nước trong nồi còn khoảng ⅓ thì tắt bếp. Sau đó bạn dùng nồi nước thuốc này để xông trực tiếp lên mũi nhằm chữa xoang, giải cảm, chữa viêm mũi do dị ứng một cách hiệu quả.

5.7. Trị gàu, làm mượt tóc

Bạn đem 200g cây hoa cứt lợn còn tươi nấu chung với 50g quả bồ kết đã được nướng chín. Sử dụng nước sau khi nấu để gội đầu thường xuyên sẽ giúp giảm ngứa ngáy do gàu, loại bỏ gàu và khiến mái tóc trở nên suôn mượt hơn.