Cấu tạo của bô xe máy

Pô xe máy là một bộ phận quan trọng không thể tách rời của một chiếc xe máy. Vậy cấu tạo pô xe máy có phức tạp không, tác dụng của bộ phận này đối với quá trình vận hành của xe là gì? Cách làm giảm tiếng pô xe máy như thế nào? Nếu bạn chưa tìm được câu trả lời thì hãy tham khảo bài viết dưới đây của chonmuamay.com để có thêm thật nhiều thông tin hữu ích nhé.

Contents

  • 1 Cấu tạo ống pô xe máy
  • 2 Tầm quan trọng của ống pô xe máy
  • 3 Nguyên lý hoạt động pô xe máy
  • 4 Cách giảm thanh pô xe máy hiệu quả nhất
  • 5 Hướng dẫn độ pô xe máy – Độ hệ thống xả

Có nhiều loại ống pô với nhiều kiểu dáng mẫu mã khác nhau, tùy vào từng loại xe mà ống pô cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp nhưng về cơ bản các ông pô có cấu tạo chính gồm:

  •  Ống xả [Ống dẫn khí thải]: Đảm nhận vai trò dẫn khí từ động cơ lên thân của ống xả khí thải.
  •  Thân ống xả: Có vai trò quan trọng, giúp giảm âm và đảm bảo công suất hoạt động tối đa cho xe.

Bên cạnh đó, hệ thống ống pô còn được thiết kế thêm phần cổ uốn và được đặt bên dưới của động cơ xe. Đối với dòng xe máy sử dụng động cơ có 2 xi-lanh trở lên thì phần cổ được tập hợp lại ở một bộ gom. Bộ gom nà lại có rất nhiều kích thước khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là những bộ gom có kích thước lớn. Tác dụng của chúng là giúp chuyển đổi xúc tác và giảm âm cho pô xe máy.

Cấu tạo ống xả xe máy

Tầm quan trọng của ống pô xe máy

Ống pô xe máy hay còn gọi là ống xả có vai trò rất quan trọng đối với động cơ của xe, liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành. Cụ thể ống xả sở hữu những chức năng như sau:

  •  Là bộ phận giúp đưa các loại khí thải từ bên trong động cơ ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó chúng còn có thể biến đổi hoặc làm giảm âm thanh của khí khi thoát ra ngoài.
  •  Làm giảm tiếng ồn khi khí thải thoát ra ngoài đến mức tối đa và giúp phát huy toàn bộ các đặc tính của công suất xe máy theo như thiết kế của nhà sản xuất.
  •  Gom và giữ khí tại ống pô nhằm tạo ra sức nén và áp lực mạnh để giữ hỗn hợp xăng-gió ở yên bên trong buồng đốt. Để nó luôn sẵn sàng nổ khi bugi đánh lửa. 
  •  Ống pô xe máy còn giúp tiết kiệm xăng cho xe.

Nguyên lý hoạt động pô xe máy

Bộ xử lý khí thải hay ống pô của các loại xe phổ thông như Nouvo, Future Neo Fi,… đều có tác dụng là để làm sạch không khí. Bình thường khi xe chạy một quãng đường xa, lực hút chân không vào co xăng sẽ không thắng nổi lò xo, màng da. Chính vì vậy lò xo vẫn đưa không khí sạch từ bộ lọc ở sườn xe vào cổ xả để làm sạch khí thải. 

Khi bạn đang chạy tốc độ cao mà giảm ga đột ngột, áp suất của cổ hút sẽ tăng lên, xảy ra hiện tượng thừa khí thải qua cổ pô vẫn còn xăng. Lúc này, áp suất của cổ hút tăng lên và thắng được lò xo của màng da, từ đó bít đường cấp khí sạch từ ống cung cấp khí qua ống ra của cổ pô, sau đó bít lại để tránh hiện tượng nổ lụp bụp.

Cách giảm thanh pô xe máy hiệu quả nhất

Dựa vào nguyên lý tạo ra âm thanh ở pô, tức là hơi khói thải ra có áp suất mạnh, đi từ nơi chứa hẹp đến nơi chứa rộng sẽ khiến tiếng ồn giảm đi khi thoát qua miệng ống xả. Chính vì vậy, người sử dụng có thể tham khảo cách làm ống tiêu pô xe để giảm thanh cho xe máy.

Để đảm bảo tính an toàn, bạn có thể đưa xe ra các trung tâm cửa hàng sửa xe. Tại đây sẽ có các dịch vụ lắp ống tiêu âm pô xe với giá thành phải chăng hay có thể tự chế tại nhà bằng cách khoan nhiều lỗ để có thể thông pô, một đầu được bịt lại để nhét quay vào ống pô. 

Ngoài ra, người dùng cũng có thể không hàn lại mà xẻ hình chữ thập nhiều múi, sau đó túm đầu ống lại và hàn dính các dấu cắt xẻ với nhau. Sau khi ống pô đã được làm cho chúm miệng lại, người dùng hãy đóng đầu chúm vào ống tiêu. Cuối cùng là hàn dính mép miệng ống pô với mép miệng ống tiêu để cố định là đã có thể giảm thanh cho pô xe máy rồi.

Dụng cụ để chế ống tiêu giảm thanh xe máy rất đơn giản

Hướng dẫn độ pô xe máy – Độ hệ thống xả

Việc sử dụng một loại ống xả khác với nguyên bản là cách làm pô xe máy kêu to hơn mà các “dân chơi” độ pô thường hay sử dụng. Tuy nhiên nhiều người

chỉ biết đến sự thay đổi về âm thanh của pô và biết cách tháo lắp thay thế theo hướng dẫn của nhà sản xuất mà không lưu tâm đến các vấn đề liên quan, dẫn đến phát sinh lỗi trong quá trình hoạt động của xe sau khi thực hiện quá trình nâng cấp.

Độ hệ thống ống xả có 2 kiểu cơ bản là: 

  • Độ kiểu Slip-on: Là thay thế lon pô, phần bụng, cổ và đôi khi là cả buồng nén, riêng buồng khí thải sẽ được giữ nguyên như thiết kế ban đầu của nhà sản xuất đưa ra. Nhược điểm của kiểu độ này là sau một thời gian sử dụng, người dùng sẽ phát hiện những sai lệch thông số trên hệ thống, làm người điều khiển khó kiểm soát được hoạt động của xe.
  • Độ kiểu Full system: Hay có thể hiểu là thay đổi toàn bộ cấu trúc của bụng ống xả, lon ống xả, van xả và cổ xả…. Nhược điểm của kiểu độ này  là “hên xui”, rất có thể xe của bạn sẽ gặp lỗi ngay tức thì, xe máy sẽ không thể hoạt động một cách bình thường. 
Cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định độ hệ thống xả

Hy vọng những thông tin trên đã có thể giúp người đọc hiểu hơn về cấu tạo pô xe máy cũng như vận dụng hiệu quả những cách làm giảm tiếng ồn cho pô xe máy trong đời sống hàng ngày.

Chủ Đề