Cao khỉ có tác dụng như thế nào năm 2024

Từ xa xưa, loài người đã biết sử dụng các loại động vật săn bắn được để lấy thịt ăn, còn xương dùng nấu thành cao làm thuốc bồi bổ sức khỏe và chữa trị rất hiệu quả nhiều bệnh tật.

Ngày nay, ngành Đông dược nước ta và nhiều nước trên thế giới vẫn kế thừa các biện pháp chế biến xương động vật thành các loại cao để làm thuốc chữa bệnh. Bài viết sau xin giới thiệu những nét cơ bản về tác dụng trị liệu của một số loại cao động vật thường gặp.

Cao xương báo

Xương báo còn gọi là Báo cốt. Tên khoa học OS Pantherae. Bộ phận sử dụng làm thuốc là toàn bộ xương các loài báo. Đông y cho rằng cao mềm nếu từ xương báo tính hơi ấm, vị cay, mặn đi vào kinh can, thận. Dùng làm thuốc bổ toàn thân, có thể dùng thay xương hổ để chữa đau nhức gân xương, tê thấp dưới dạng cao mềm. Ngày uống 5-10g. Người thực nhiệt không nên dùng.

Cao xương gấu

Xương gấu còn gọi là Hùng cốt. Tên khoa học OS ursi. Bộ phận sử dụng là toàn bộ xương các loài gấu đã phơi khô. Tính ấm, cay, vị mặn đi vào kinh can và thận. Tác dụng bồi bổ khí huyết hư tổn, chân lạnh đau buốt (cước khí), gân xương nhức mỏi, trẻ em trúng phong chân tay co giật cũng dùng ở dạng cao mềm với liều trung bình từ 8-12g mỗi ngày.

Cao xương hổ

Xương hổ còn gọi là Hổ cốt hay Đại trùng cốt. Tên khoa học OS Tigris. Bộ phận dùng làm cao gồm toàn bộ xương phơi khô. Theo Đông y cao xương hổ tính nóng cay, mặn; vào kinh can và thận. Dùng chữa phong hàn thấp, gân xương đau nhức, mỏi lưng, nhức chân, hồi hộp lo sợ, điên cuồng. Bồi bổ khí huyết hư tổn. Dùng dạng cao mềm hay ngâm trong rượu trắng. Liều uống trung bình mỗi ngày từ 5-10g. Người huyết hư, hỏa vượng không dùng.

Cao xương hươu, nai

Xương hươu, nai có tên khoa học là OS Cervi. Bộ phận dùng làm cao là toàn bộ xương phơi khô. Tính hơi ấm, vị mặn; vào kinh can và thận. Thường được dùng phối hợp với các xương thú khác như hổ, báo, gấu, khỉ, dê, ngựa… để nấu thành cao làm thuốc bổ khí huyết hư tổn. Uống ở dạng cao mềm hay rượu, ngày 5-10g.

Cao xương khỉ

Còn gọi là Hầu cốt. Tên khoa học OS Macacae. Bộ phận dùng là toàn bộ xương các loài khỉ phơi khô. Tính hơi ấm, vị mặn, đi vào thận. Dùng làm thuốc bổ máu, bổ toàn thân. Thường dùng cho phụ nữ kém ăn, kém ngủ, xanh xao, thiếu máu, ra mồ hôi trộm. Dùng dưới dạng cao mềm hòa với mật ong, ngày 5-10g.

Cao xương dê

Còn gọi là Dương cốt. Tên khoa học OS Caprae. Bộ phận dùng nấu cao là toàn bộ xương các loài dê phơi khô. Đông y cho rằng cao xương dê tính ấm, vị mặn; đi vào các kinh can, tỳ, thận. Tác dụng trị liệu: làm thuốc bổ máu, phụ nữ sau sinh cơ thể gầy yếu, ăn kém, sữa ít. Đặc biệt còn dùng xương dê phối hợp với xương các loài thú khác như hổ, báo, gấu, khỉ, chó, ngựa… để nấu thành cao làm thuốc bổ toàn thân. Liều dùng thông thường từ 10-20g mỗi ngày.

Cao quy bản

Là dùng yếm rùa khô để nấu thành cao, nên quy bản còn gọi là yếm rùa hay quy giáp. Tên khoa học là carapax Testudinis. Quy bản tính lạnh, vị ngọt, mặn; đi vào các kinh thận, tâm, can, tỳ. Tác dụng chữa thận âm suy yếu, ù tai, nóng nhức trong xương, ho lâu ngày, di tinh; Tay, chân, lưng, gối đau nhức; Phụ nữ khí hư, bạch đới. Dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, viên hoàn hoặc dạng cao. Nếu là dạng thuốc sắc, liều lượng trung bình mỗi ngày từ 12-24g. Nếu là dạng cao, ngày dùng từ 10-15g. Cần lưu ý các trường hợp người âm hư mà không nhiệt thì không dùng.

Cao mai ba ba

Mai ba ba còn gọi là Miết giáp hay Thủy ngư xác, Giáp ngư. Tên khoa học Carapax amydae, thuộc họ ba ba (Trionychadae). Bộ phận dùng nấu cao là mai khô. Mai ba ba tính lạnh, vị mặn, đi vào các kinh can, thận, tỳ, phế. Được dùng làm thuốc bổ âm, dùng cho người lao gầy, lao lực quá độ, nhức xương, sỏi đường tiết niệu (tiểu ra sỏi), phụ nữ bế kinh. Sử dụng ở dạng bột, sắc hay cao mềm. Liều trung bình mỗi ngày 10-30g. Các trường hợp không dùng như âm hư mà không nhiệt, tỳ hư lại tiêu chảy, phụ nữ đang mang thai.

Thực ra còn nhiều loại cao nữa như cao trăn toàn tính, cao khỉ toàn tính…; Các loại cao dán ngoài như cao rết, cao nọc rắn v.v… Đó là chưa nói đến các loại cao được chế biến từ dược thảo.

Mong rằng những trình bày trên sẽ giúp chúng ta có được một số khái niệm cơ bản về tác dụng và liều dùng thông thường của các loại cao, tránh tình trạng lạm dụng các loại cao từ động vật vốn vẫn rất thường gặp.

Trao đổi với chúng tôi ngày 4.8, TS.DS Lê Thị Hồng Anh, Thầy thuốc ưu tú, Trung ương hội Đông y Việt Nam cho biết cao khỉ có hai loại: cao xương khỉ (còn gọi là cao khỉ, cao hầu) nấu bằng xương khỉ và cao khỉ toàn tính nấu bằng toàn bộ con khỉ (cả xương và thịt).

Trên thị trường, cao khỉ toàn tính có giá cao hơn. Về thành phần hoá học, qua kiểm nghiệm một số cao động vật do các xí nghiệp dược phẩm ở nước ta sản xuất, người ta ghi nhận trong 100g cao khỉ có tới 16,86% nitơ toàn phần, 0,85% axít amin, 1,88% tro, 0,56% clo, 4 phần triệu asen, 0,02% canxi và 0,03% photpho.

Trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, GS.TS Đỗ Tất Lợi cho biết theo kinh nghiệm dân gian cao khỉ là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân dùng cho phụ nữ trong những trường hợp kém ăn, kém ngủ, thiếu máu xanh xao vàng vọt, hay đổ mồ hôi trộm. “Tuy nhiên việc sử dụng cao khỉ cần có chỉ định của bác sĩ, không tuỳ tiện, vì không phải ai cũng có thể sử dụng. Những trường hợp có bệnh lý như cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh gút… thì không nên sử dụng các loại cao xương nói chung”, DS Hồng Anh nói.

Chưa có bằng chứng cao khỉ chữa được hiếm muộn

ThS.BS Vương Thị Ngọc Lan, giảng viên bộ môn sản đại học Y dược TP.HCM cho biết, hiếm muộn có rất nhiều nguyên nhân, thậm chí có những trường hợp không rõ nguyên nhân. Do đó, điều trị hiếm muộn cũng có rất nhiều cách. Một số cặp vợ chồng điều trị theo các phương pháp Đông y, thuốc nam, thuốc bắc.

Có thể, các thuốc này có một số hiệu quả nhất định nhưng cần điều trị một cách có cơ sở khoa học. “Mọi người cần biết rằng, khả năng sinh sản của phụ nữ nói chung khá thấp, chỉ vào khoảng 25% cho một chu kỳ kinh nguyệt mà hai vợ chồng có quan hệ. Do đó, việc thụ thai cần có thời gian, không nên quá nôn nóng dẫn đến sử dụng các phương pháp điều trị không cần thiết”, BS Ngọc Lan lưu ý.

Theo DS Hồng Anh, cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cao khỉ có tác dụng chữa hiếm muộn, vô sinh. Các tác dụng nêu trên báo đài hay tờ rơi chỉ nhằm quảng cáo để bán cao khỉ. DS Hồng Anh lưu ý người sử dụng cân nhắc giữa lợi ích chưa được khoa học công nhận với việc bỏ ra một số tiền khá lớn (giá cao khỉ toàn tính hiện khoảng 600.000 đồng/100g), chưa kể còn góp phần tận diệt loài khỉ, phá vỡ cân bằng sinh thái, thậm chí nếu mua nhầm cao giả thì tác hại khó lường.

Đa số các sản phẩm cao xương đều được sản xuất theo phương pháp truyền thống, không được quản lý chặt chẽ về mặt chất lượng và vệ sinh. Trong quá trình chế biến, nếu không tuân thủ các quy tắc nhất định, các loại axít amin sẽ bị phân huỷ và không mang lại hiệu quả nào. “Tác dụng thực sự của cao khỉ đã bị thổi phồng khi truyền miệng từ người này qua người khác. Dù có khá nhiều bệnh nhân chia sẻ đã và đang dùng cao khỉ, nhưng hiện vẫn chưa có bệnh nhân nào được bác sĩ xác nhận là họ có con nhờ cao khỉ. Y văn Đông – Tây y đến nay không hề ghi nhận chuyện này”, DS Hồng Anh nói.

Cấp cứu do uống rượu ngâm cao khỉ

Ngày 5.8, PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đoàn, giám đốc trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết từng tiếp nhận điều trị cho bà B. T. S., 49 tuổi, ngụ huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình, bị dị ứng do uống rượu ngâm cao khỉ. Bà S. nhập viện trong tình trạng phát ban khắp người, sốt cao, bọng nước dày, tổn thương niêm mạc, loét miệng, loét hậu môn và vùng sinh dục.

Ngoài ra, còn có biểu hiện tăng men gan, thiếu máu, tràn dịch màng phổi, thể trạng rất yếu. Sau khi hồi phục, bà S. kể do trong nhà có chai rượu ngâm cao khỉ, nghe đồn có công dụng bổ dưỡng, uống mỗi ngày sẽ không bị đau xương, cảm mạo… nên bà uống thử một chén nhỏ. Hai ngày sau, bà S. thấy ngứa râm ran, các nốt đỏ nổi lên khắp người, kèm theo sốt cao mê man nên được đưa đi cấp cứu.Vương Linh

Cao khỉ ngâm với mật ong có tác dụng gì?

Theo đó, chỉ cần lấy một chút cao khỉ, khoảng bằng đầu đũa, đem hấp với mật ong ăn mỗi ngày 2 lần, sau một thời gian trẻ sẽ hết biếng ăn, thể trạng sẽ được cải thiện, hồng hào, béo tốt hơn. Nếu không muốn hấp với mật ong, có thể cho trẻ ngậm trực tiếp trong miệng cho đến khi tan.

Cao khỉ có tác dụng gì với nam giới?

Cao khỉ còn được xem là một vị thuốc giúp bổ máu, bổ toàn thân, bổ thận, tăng cường sinh lí cho nam giới, người lớn khó ngủ, thiếu máu làm da xanh xao, đổ mồ hôi, khôi phục chức năng vận động, khỏe gân cốt, lưng, gối…

Ai uống được cao khỉ?

Trong nhân dân, cao xương khỉ được coi là một loại thuốc bổ máu, bổ toàn thân dành cho phụ nữ kém ăn, kém ngủ, thiếu máu, xanh xao vàng vọt, hay đổ mồ hôi trộm. Liều dùng hằng ngày là 5-10 g, cắt thành từng miếng nhỏ ngậm cho tan dần trong miệng hoặc thêm mật ong vào cho ngọt để dễ ăn.

Cao khỉ có tác dụng gì với trẻ em?

Theo đông y thì cao khỉ có vị chua, tính bình, khá lành tính nên có thể thường được sử dụng trong trường hợp trẻ bị lao, bị cảm, sốt rét hoặc chữa đau nhức xương khớp.. Một số người thì cho rằng cao khỉ còn rất tốt cho trẻ em bị thiếu máu, biếng ăn, khó ngủ, còi xương suy dinh dưỡng, hay đổ mồ hôi trộm.