Cảng cát lái tiếp nhận bao nhiêu sà lan

SÀ LAN

Cảng Cát Lái có 9 bến đón tàu, 1 bến sà lan.

Cảng Cát Lái, TP.HCM có sản lượng hàng hóa thông qua cảng chiếm đến gần 49% của cả

nước. Năm 2021, sản lượng hàng hóa thông qua cảng đạt 5,62 triệu Teus. Hiện nay, cảng

này đã hoạt động hết công suất nên thường xuyên quá tải.

Bến sà lan chuyên dụng giảm tải cho cảng Cát Lái

Hiện nay, để tránh tình trạng phải chờ đợi lâu ở cảng Cát Lái, nhiều doanh nghiệp đã

chọn giải pháp trung chuyển hàng hóa giữa các cảng biển hoặc từ nhà máy ra, vào cảng

biển bằng phương thức vận tải sà lan và khá hiệu quả.

Phương thức vận chuyển này không chỉ thuận lợi cho doanh nghiệp ở Đồng bằng sông

Cửu Long mà cả ở khu vực giữa cảng Cái Mép và cảng Cát Lái. Vì với vị trí và tuyến

luồng hiện nay, cảng Cát Lái chỉ đón được tàu trọng tải dưới 45.000 DWT, chuyên vận

tải chuyến nội Á, còn đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đi thị trường châu Âu, châu Mỹ

bằng tàu trọng tải lớn thì phải trung chuyển hàng về cảng Cái Mép. Việc vận tải hàng

trung chuyển giữa cảng Cát Lái về Cảng Cái Mép bằng sà lan tiết kiệm chi phí, thời gian,

giảm ách tắc đường bộ trên Quốc lộ 51, giảm tải cảng Cát Lái. Vai trò của vận tải sà lan

rất quan trọng trong việc kết nối trung chuyển hàng hóa.

Tuy nhiên, trong 5 bến container tại Cái Mép, có đến 4 bến chưa có bến sà lan lan chuyên

dụng. Chính vì vậy các sà lan đến đây phải trung chuyển bằng cầu cảng nước sâu dùng

cho tàu mẹ, rất lãng phí.

Theo phương thức vận chuyển container bằng đường thủy, một sà lan chở được 150

container, thời gian từ TP. Hồ Chí Minh đến các cảng tại Cái Mép - Thị Vải. Mất khoảng

7 tiếng. Trong khi với đường bộ, nhiều nhất một xe đầu kéo chỉ chở được 2 container 20

feet/chuyến. Không những vận chuyển nhanh mà giá thành vận chuyển bằng sà lan rẻ hơn

rất nhiều, cao nhất cũng chỉ bằng 2/3 so với giá cước xe đầu kéo. 1 chuyến sà lan sẽ giảm

được cả trăm chuyến xe container chạy trên đường bộ qua đó sẽ làm giảm tải cho đường

bộ, tránh kẹt xe và hạn chế tai nạn giao thông.

Nâng công suất sà lan gắn với hạ tầng đồng bộ để trung chuyển hàng hóa

Thời gian qua, nhiều lúc ở cảng Cát Lái thiếu container rỗng, doanh nghiệp phải ra các

cảng ICD khu vực cảng Cái Mép kéo container về. Vì vậy, việc xây dựng bến sà lan

chuyên dụng để trung chuyển hàng hóa giữa các cảng biển được xem là giải pháp hiệu

quả. Tuy nhiên, năng lực vận tải của các sà lan này cũng còn hạn chế do trọng tải chưa

lớn. Dự báo thời gian tới, doanh nghiệp cần một lượng sà lan rất lớn để đáp ứng phương

thức vận chuyển này.

Chủ Đề