Cách xử lý hàng xóm hát karaoke

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Trả lời:

Khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau là khoảng thời gian nghỉ ngơi của người dân. Pháp luật đã quy định việc gây tiếng ồn, ảnh hưởng tới người khác trong khoảng thời gian này có thể sẽ bị xử phạt hành chính.

Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a] Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.”

Thêm vào đó, nếu nhà hàng xóm của bạn mở nhạc gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép [trên 40 dBA], hàng xóm của bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 17 Nghị định 155/2016 từ 140-160 triệu đồng.

Để ngăn chặn hành vi gây tiếng ồn này của hàng xóm, bạn cần làm đơn khiếu nại gửi đến công an, UBND phường, xã nơi cư trú để được giải quyết theo quy định pháp luật.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách pháp luật. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email:

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Tại sao chúng ta cứ phải cả nể, cam chịu, im lặng nghe hàng xóm hát karaoke ồn ào, thậm chí tự lắp cửa cách âm để cho yên chuyện?

Chuyển vào nhà mới được một năm nay, chúng tôi tuần nào cũng phải chịu đựng tiếng ồn kinh khủng từ nhà hàng xóm. Ngày lễ, họ hát từ sáng đến đêm; ngày thường, hứng lên họ cũng hát. Nói chung, trung bình một tuần, họ hát ít nhất ba ngày, mỗi lần kéo dài 3-6 tiếng. Đáng nói, họ dùng dạng loa thùng nên nhạc đập rất mạnh, không khác gì ở các sự kiện âm nhạc ngoài trời hay quán bar. Trong khi đó, nhà chúng tôi ở sát vách, nên mỗi lần hàng xóm bật nhạc là tất cả cửa trong nhà tôi đều rung lên bần bật.

Tôi và người nhà đều bị ù tai, rất nhức đầu và mệt mỏi. Trong khi nhà tôi vừa có người đi làm, vừa có người bệnh nặng cần nghỉ ngơi. Ấy vậy nhưng, cả xóm hễ ai nhắc, họ cũng mặc kệ, vì biết người nhà đó cũng chẳng hiền lành gì nên chúng tôi không dám làm lớn chuyện. Nghe nói UBND gần đó cũng từng nhắc nhở mấy lần nhưng không ăn thua vì không đủ chế tài để xử lý. Lâu lâu, họ còn tổ chức cả đám tiệc hoành tráng, hát hò từ sáng tới tối, khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng bức xúc.

Vấn đề ở đây là ý thức cộng đồng. Tại sao chúng ta phải im lặng cho qua đối với những hành động vô ý thức như vậy [biết nhưng vẫn cố tình làm], trong khi hậu quả nó gây ra cho tinh thần con người về lâu dài không khác gì uống rượu bia, điều khiển xe rồi gây tai nạn giao thông? Chưa kể nó có thể là nguyên nhân gây ra cãi cọ, xô xát, mất trật tự, thậm chí là án mạng.

Có thể mọi người đều nghĩ đây từ lâu đã là vấn nạn chung mà tất cả chúng ta đều phải chịu, cứ cả nể là hàng xóm nên thôi cho qua. Nhiều người còn tự làm cửa cách âm cho yên chuyện. Nhưng tôi nghĩ tại sao chúng ta lại phải bỏ ra một số tiền không nhỏ chỉ vì hành vi vô ý thức của người khác? Nếu họ hát cả ngày thì mình phải đóng cửa cả ngày sao? Vì sao không phải là ngược lại, ai có nhu cầu ca hát gây ra tiếng ồn lớn thì phải làm cửa cách âm và đóng cửa hát trong nhà, đồng thời phải đảm bảo không để lọt tiếng ồn ra ngoài.

Khi đã có chế tài xử lý nghiêm khắc, chúng ta sẽ không còn sợ báo công an, xử phạt tượng trưng rồi lại đâu vào đó. Rồi cứ đi bào hoài, chẳng lẽ không sợ bị hàng xóm ôm hận trả thù hay sao? Tôi không rành về luật nên tôi chỉ có thể đề xuất ý kiến nhỏ, mong các chuyên gia và các cấp chính quyền xem xét để sớm có giải pháp cho vấn nạn chung này. Đây thực sự không còn là việc "nhỏ như con kiến" nữa.

T.H.D

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Nhà hàng xóm hát karaoke từ sáng đến tối gây ồn ào, ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình tôi và nhiều người xung quanh.

Tôi góp ý với hàng xóm, họ không hợp tác nên báo chính quyền địa phương. Tuy nhiên, tình trạng này không được giải quyết. Pháp luật có quy định xử phạt với hành vi này không? Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt? [Vương Linh]

Luật sư tư vấn

Đối với trường hợp này, pháp luật hiện hành có chế tài xử phạt hành chính quy định tại Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, hành vi hát karaoke gây ồn ào của hàng xóm nhà bạn vi phạm quy định về đảm bảo sự yên tĩnh chung, sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau.

Phạt từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi: dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền. Ngoài ra còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với chủ thể có hành vi vi phạm.

Hành vi sinh hoạt gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép tại khu dân cư cũng có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phụ thuộc vào mức dBA tiếng ồn vượt quá bao nhiêu so với quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn. Mức phạt có thể lên tới 160 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

Về thẩm quyền xử phạt, chương III Nghị định 167/2013/NĐ-CP và chương III Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định Chủ tịch UNBD các cấp và Công an nhân dân có quyền xử lý vi phạm hành chính đối với trường hợp này.

Theo đó, khi hàng xóm có hành vi gây ồn vượt quá quy định như trên, chị nên báo cho tổ trưởng khu phố nhắc nhở và xác nhận sự việc. Nếu họ vẫn tiếp tục hát karaoke gây ồn, chị liên hệ với công an khu vực, yêu cầu đến làm việc và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính dựa vào các căn cứ pháp luật nêu trên. Ngoài ra, chị có thể làm đơn khiếu nại gửi đến UBND phường, xã để yêu cầu giải quyết.

Luật sư khuyến cáo chị bình tĩnh giải quyết vấn đề này và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. Vì thực tế có nhiều trường hợp tự giải quyết bức xúc từ tiếng ồn karaoke mà dẫn đến ẩu đả, vi phạm pháp luật hình sự, nghiêm trọng hơn là gây ra hậu quả chết người.

Luật sư Ngô Trần Thúy Vân

Công ty Luật TNHH MTV Ta Pha

Các cháu nhà tôi đang trong giai đoạn ôn thi cuối kỳ nhưng hàng xóm bên cạnh thường xuyên hát karaoke đến đêm muộn khiến các cháu không thể tập trung được. Tôi đã góp ý nhiều lần mà họ không nghe, vậy bây giờ tôi phải làm như thế nào?

Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Sao Việt. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thực tế đã có không ít những trường hợp mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau, ẩu đả vì hàng xóm hát karaoke gây ồn ào, ảnh hưởng đến cuộc sống của những người xung quanh. Những mâu thuẫn tưởng chừng nhỏ nhặt ấy nhưng nếu không có “bí quyết” xử lý phù hợp lại vô hình dẫn đến hàng loạt hệ lụy như làm sứt mẻ tình làng nghĩa xóm, thậm chí là vướng vào vòng lao lý. Vậy pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào, và người trong cuộc phải xử lý thế nào cho đúng?

Thứ nhất, quy định pháp luật về việc gây tiếng ồn:

Hành vi gây tiếng ồn trong khu dân cư có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng nếu có một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

a] Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b] Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

Bên cạnh đó, nếu gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa được quy định trong Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn QCVN 26:2010/BTNMT, tùy theo mức độ ồn vượt quá người có hành vi vi phạm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 160 triệu đồng theo quy định tại Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Cụ thể:

-Phạt cảnh cáo hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

- Phạt 1 triệu - 5 triệu đồng hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

- Phạt 5 triệu – 20 triệu đồng hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

- Phạt 20 triệu - 40 triệu hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

- Phạt 40 triệu - 60 triệu đồng hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

- Phạt 60 triệu - 80 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

- Phạt 80 triệu - 100 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

- Phạt 100 triệu - đến 120 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

- Phạt 120 triệu - 140 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

- Phạt tiền từ 140 triệu - đến 160 triệu đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật trên 40 dBA.

- Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân theo các quy định nêu trên

+ Giới hạn tiếng ồn cho phép được quy định tại Mục 2.1 Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn ban hành kèm theo Thông tư 39/2010/TT-BTNMT:

TT

Khu vực

Từ 6 giờ đến 21 giờ

Từ 21 giờ đến 6 giờ

1

Khu vực đặc biệt như những khu vực trong hàng rào của các cơ sở y tế, thư viện, nhà trẻ, trường học, nhà thờ, đình, chùa và các khu vực có quy định đặc biệt khác

55

45

2

Khu vực thông thường gồm khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính.

70

55

Thứ hai, hướng xử lý khi hàng xóm gây tiếng ồn: Với trường hợp của bạn, theo chúng tôi, trước tiên bạn nên giải quyết trên phương diện tình cảm như trực tiếp góp ý hoặc nhờ người xung quanh trao đổi với hàng xóm về việc hát karaoke tuy là quyền tự do của mỗi người nhưng nếu hát quá muộn sẽ gây ảnh hưởng tới người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phản ánh sự việc với công an, ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú để can thiệp và xử lý theo quy định pháp luật, không nên vì "giận cá chém thớt" mà thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức như chửi bới, xúc phạm hay đánh đập, ném chất bẩn vào nhà đối phương. Tùy theo mức độ, cá nhân có bất kỳ hành vi nào gây tiếng ồn thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền lên đến 160 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn theo quy chuẩn, tịch thu phương tiện vi phạm, hoặc bồi thường nếu gây ra thiệt hại cho người khác theo quy định tại BLDS 2015.

Trên đây là tư vấn của Luật Sao Việt đối với câu hỏi của bạn. Nếu gặp vấn đề khi thực hiện các thủ tục và cần được giải đáp, bạn vui lòng liên hệ:

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

- CÔNG TY LUẬT TNHH SAO VIỆT -            
"Sự bảo hộ hoàn hảo trong mọi quan hệ pháp luật"         

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT: 1900 6243

Địa chỉ tư vấn trực tiếp: Số 525B Lạc Long Quân, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, Hà Nội

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: 

Video liên quan

Chủ Đề