Cách viết thư đưa ra lời khuyên bằng tiếng Anh

Trong bài Viết này, Anh ngữ VIVIAN sẽ giúp hướng dẫn bạn cách viết một lá thư, cung cấp mẫu viết thư bằng tiếng Anh B2, B1, C1 theo định dạng Vstep và một số mẹo giúp bạn nâng cao điểm bài thi Viết thư tiếng Anh B2, B1, C1 Vstep. Xem thêm thông tin kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh B1 cập nhật tại đây.

Viết một bức thư ngắn khoảng 120 từ. Thư có thể thuộc dạng trang trọng hoặc không trang trọng và với các mục đích viết thư khác nhau, ví dụ như thư cảm ơn, thư xin lỗi, thư phàn nàn, thư cung cấp thông tin, đưa ra lời khuyên, thư yêu cầu...

Một số lưu ý khi làm bài viết thư bằng tiếng Anh B1, B2

  • Đảm bảo trả lời tất cả các ý được hỏi. Trước khi bắt đầu viết, hãy đọc kỹ đề bài, ghi ra các câu hỏi và vạch ra các câu trả lời dưới dạng các cụm từ. Tránh viết câu hoàn chỉnh gây mất thời gian.

  • Sử dụng đa dạng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp

  • Sử dụng các từ nối phù hợp, lưu ý dấu chấm câu và phân chia đoạn phù hợp.

  • Bài viết dưới dạng một bức thư, cần đảm bảo cấu trúc của một bài viết thư

  • Bài thi tiếng Anh B2, B1, C1 không cần viết địa chỉ của người viết, người nhận bên trong

Hướng dẫn các bước viết một email/ lá thư bằng tiếng Anh trình độ B2, B1, C1 Vstep

Greeting/ Salutation [Lời chào]:

Dear Tom,  hoặc Hi Tom,

Đoạn 1 [mở đầu]

Starting your letter [Bắt đầu bức thư]: Bạn có thể sử dụng một trong số các cụm từ sau để bắt đầu bức thư.

Thanks for your letter. [Cảm ơn bạn đã viết thư]

Lovely to hear from you. [Rất vui khi nhận được tin tức từ bạn]

How are you?  [Bạn khỏe không?]

How are things? [Mọi việc thế nào]

Hope you're well. [Mình hi vọng bạn khỏe.]

Và nhận xét về một thông tin trong bức thư mà người bạn viết cho bạn.

I'm sorry to hear/learn ... Mình rất tiệc khi nghe được/ biết rằng...

I'm so pleased to hear ...  Mình rất vui khi biết rằng

I’m so pleased to hear that        you are getting married next month

                                                   you have  got a new job.                

It's great to hear ...  Thật vui khi biết rằng

What wonderful news about ...

Đoạn 2: Viết vào nội dung chính, trả lời các câu hỏi trong đề bài. Sử dụng một số các cách chuyển câu như sau:

Anyway, the reason I'm writing ...

I thought I'd write to tell/ask you

Anyway, I was wondering ...

Đoạn 3 [Kết thư]: Sử dụng một trong số các cách sau

Well, that's all for now.

Write back soon.

Looking forward to hearing from you again.

All the best/ Best wishes/ See you soon/ Take care/ Yours/ Love/ Lots of love [Tất cả các từ/ cụm từ này đều có dấu phẩy [,]  phía sau]

Mẫu đoạn mở đầu:

Thank you for your letter. I'm sorry I haven't written for so long but I've been really busy studing English to pass B1 test. It's great to hear that your all family are fine.

Mẫu đoạn kết: 

Bạn đã bao giờ nghe tới câu nói “Người ngoài cuộc bao giờ cũng sáng suốt hơn người trong cuộc chưa”. Ai cũng vậy thôi, bản thân mỗi người đều sẽ có những lúc vướng phải những rắc rối hay vấn đề khó giải quyết nổi. Đây sẽ là lúc những lời khuyên hữu ích lên ngôi. Thế nhưng oái oăm một nỗi là có khi những lời khuyên đưa ra với mục đích tốt lại vô tình khiến đối phương cảm thấy khó chịu. Một trong những lí do có thể là vì cách bạn diễn đạt chưa được chính xác. Bởi vậy cho nên, bài viết này sẽ cứu cánh cho bạn bằng việc mách nước 5 cách phổ biến giúp bạn đưa ra lời khuyên bằng tiếng Anh. Còn chờ gì nữa, bắt đầu ngay cho nóng thôi!

Xem thêm

1. Sử dụng động từ khuyết thiếu “ought to, should”

Đây có lẽ là cách phổ biến được sử dụng rộng rãi bởi người bản địa. Và, cũng dễ dàng áp dụng nhất cho người học tiếng Anh được sử dụng khi cần khuyên một ai đó làm gì. Cả 2 từ trên đều có nghĩa là “nên”, điều duy nhất khác nhau chỉ là cấu trúc sử dụng của mỗi từ.

Ví dụ:

    • You should eat more vegetables/ You shouldn’t eat too much meat. [Bạn nên ăn nhiều rau hơn/ Bạn không nên ăn quá nhiều thịt].
    • You ought to eat more vegetables/ You ought not to eat too much meat.

2. Đặt câu hỏi

Bên cạnh việc sử dụng ought to hoặc should để đưa ra lời khuyên trong tiếng Anh, cá nhân mình lại thích việc đưa ra lời khuyên bằng cách đặt câu hỏi cho đối phương hơn. Lí do bởi lẽ cách này sẽ khiến người nghe cảm thấy dễ chịu và thoải mái trong việc tiếp nhận và lựa chọn. Không bị cảm thấy quá nặng nề và áp lực bởi việc phải làm theo lời khuyên của mình. Trong nhiều trường hợp, mọi người sẽ cảm thấy khó chịu khi nghe những lời khuyên mà họ không yêu cầu. Cách này sẽ làm mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ:

Why don’t you go and see her? [Tại sao bạn không đi và gặp cô ấy?]

How about going out and have a drink? [Ra ngoài mua chút đồ uống thì sao nhỉ?]

3. Đặt bản thân mình vào vị trí của người nghe

Đọc đến đây có thể bạn sẽ thấy hơi khó hiểu bởi tiêu đề, nhưng nói nôm na thì đây là cách sử dụng mẫu câu “If I were you, I would…” mà thôi. Tạm dịch là “Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ …”

Đây cũng là một mẫu câu hay và phổ biến như cách đặt câu hỏi ở trên, người nghe sẽ cảm thấy nhẹ nhõm trong việc lắng nghe và quyết định hơn bởi lời khuyên của bạn hết sức khách quan.

Ví dụ:

If I were you, I would ignore them and just do what I think is good for me. [Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mặc kệ họ và chỉ làm những gì mà bản thân tôi cho rằng nó tốt cho mình]

4. Đưa ra đề xuất và khuyến nghị

Khác với các cách đã đề cập trước đó, bằng việc đưa ra lời khuyên trong tiếng Anh qua đề xuất và khuyến nghị, mức độ lời khuyên bạn đưa ra cũng sẽ thẳng thắn và có sức ảnh hưởng tới người nghe hơn rất nhiều.

Trong cách này, 2 động từ phổ biến được dùng chính là suggestrecommend. Đối với cả 2 từ này, bạn có thể diễn đạt ý của mình theo 2 cách.

Ví dụ:

I suggest going to the mall.

I recommend going to the mall.

hoặc

I suggest that we go to the mall.

I recommend that we go to the mall.

[Tôi đề nghị chúng ta nên tới trung tâm thương mại]

5. Khuyên nhủ một cách trực tiếp và mạnh mẽ

Bằng cách sử dụng “had better” [tốt hơn hết bạn nên], lời khuyên của bạn đưa ra sẽ có tác động cực kì lớn tới người nghe. Bạn cũng sẽ thể hiện rằng bản thân thật sự hy vọng đối phương sẽ tiếp nhận lời mình nói qua sự khẳng khái, nghiêm túc và đanh thép. Bạn cũng có thể đưa thêm cảnh báo về hậu quả để lời khuyên thêm phần thuyết phục.

Ví dụ:

You had better leave before I call the police.

[Tốt hơn hết bạn nên đi trước khi tôi báo cảnh sát]

6. Để học từ và giao tiếp một cách trực quan, hiệu quả

Trên đây là một số cách đưa ra lời khuyên trong tiếng Anh mà người bản ngữ thường dùng trong đời sống. Nhưng hãy yên tâm là bài viết sẽ chưa dừng lại ở đó đâu nhé. Ở phần này, mình sẽ chia sẻ thêm cho mọi người một công cụ giúp mình học từ mới siêu thần thánh. Đó là eJOY eXtension – một tiện ích mở rộng của Chrome do đội ngũ eJOY phát triển.

eJOY eXtension giúp bạn tra nghĩa và phát âm của bất kỳ từ mới nào khi xem video trên YouTube

Với eJOY eXtension mình có thể tra nghĩa, phát âm của bất kỳ từ mới nào khi xem video trên YouTube hay đọc văn bản tiếng Anh trực tuyến. Đặc biệt mình còn có thể lưu lại những từ đó và luyện tập cùng các game khác nhau để nhớ từ lâu hơn. Cách dùng thì cực kì đơn giản, bạn hãy xem hướng dẫn sử dụng eJOY eXtension cụ thể nhé.

Cài eJOY eXtension miễn phí

Nhưng chưa hết, để tăng tốc cũng như giúp quá trình học từ mới của bạn thêm phần trực quan và sinh động hơn, eJOY còn có tính năng Word Hunt.  Word hunt sẽ giúp bạn tìm kiếm những ngữ cảnh video có sử dụng từ ngữ, cấu trúc của bạn.

Khi tra một từ bất kì bằng eJOY eXtension, bạn sẽ thấy có nút vàng cam “Say it” xuất hiện. Hãy bấm vào đó, Word Hunt sẽ liệt kê danh sách các video có chứa từ vựng đó trong phần phụ đề.

Word Hunt sẽ liệt kê danh sách các video có chứa từ vựng đó trong phần phụ đề

Hãy ôn và luyện tập sử dụng những cụm từ và cấu trúc đưa ra lời khuyên trong tiếng Anh để khả năng giao tiếp thêm phần trôi chảy tự nhiên nhé. Hẹn gặp lại trong những bài viết lần sau.

Video liên quan

Chủ Đề