Cách viết đoạn văn nghị luận văn học lớp 9 năm 2024

Để làm tốt bài nghị luận văn học lớp 9, trước tiên các em cần phân biệt được dạng đề nghị luận, cách thức triển khai từng dạng đề và nắm rõ các yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận văn học. Kiến thức trọng tâm về nghị luận văn học đã được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây, mời các em cùng tìm hiểu:

Xem thêm:

  • 5 điều cần lưu ý khi viết đoạn văn nghị luận xã hội
  • Tổng hợp kiến thức ngữ văn lớp 9 đầy đủ nhất
  • Lịch sử 9: Những sự kiện chính của lịch sử Việt Nam [1858 - 2000]

Thế nào là nghị luận văn học? Các dạng đề nghị luận văn học lớp 9

Nghị luận là phương thức nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, ý nghĩa nào đó đối với các sự việc, hiện tượng bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, dẫn chứng, lí lẽ. Vậy, nghị luận văn học là gì? Và trong chương trình Ngữ văn lớp 9 có những dạng đề nghị luận văn học nào?

Nghị luận văn học là gì?

Nghị luận văn học là một dạng bài có sử dụng phương thức nghị luận. Trong đó, đối tượng được bàn đến là những vấn đề nằm trong các tác phẩm văn học. Đó có thể là nhân vật; là tình huống truyện; nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ hay một chi tiết nghệ thuật…

Cấu trúc của đề Nghị luận văn học thường bao gồm 2 phần: Nội dung hỏi và lệnh hỏi

+ Nội dung hỏi: Người ra đề sẽ cung cấp những thông tin cần thiết [một nhận định, một chi tiết, một đoạn thơ,…] để phân vùng kiến thức và xác định đối tượng cho học sinh.

+ Phần lệnh hỏi: Đưa ra yêu cầu của đề.

Ví dụ cách xác định những đề văn nghị luận văn học lớp 9:

Đề số 1: Phân tích hình tượng nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương [Trích: Truyền kì mạn lục] – Nguyễn Dữ.

nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương [Trích: Truyền kì mạn lục]

Trong đề này, nội dung hỏi đó chính là: Hình tượng nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương. Phần lệnh hỏi đó là: Phân tích.

Đề số 2: Cảm nhận đoạn thơ sau:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

[Trích: Viếng lăng Bác – Viễn Phương]

Đối với đề sô 2 nội dung hỏi là: khổ thơ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Phần lệnh hỏi là: cảm nhận về khổ thơ đó.

Các dạng đề nghị luận văn học lớp 9

Trong chương trình học Ngữ văn lớp 9, phần nghị luận văn học thường có 2 dạng chính, đó là:

+ Dạng 1: Phân tích, cảm nhận về một đối tượng văn học.

+ Dạng 2: Dạng đề liên kết các đối tượng văn học.

Trước khi lên dàn bài nghị luận văn học lớp 9 các em cần dành thời gian đọc kỹ đề bài và xác định dạng đề để tránh nhầm lẫn yêu cầu của đề.

Những yêu cầu khi làm bài văn nghị luận văn học lớp 9

Có 2 tiêu chí để đánh giá về một bài văn nghị luận văn học, đó là: tiêu chí về mặt hình thức và tiêu chí về mặt nội dung. Do vậy, để không bị mất điểm oan, các em cần nắm rõ những yêu cầu sau:

Yêu cầu về mặt hình thức

+ Cần đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận xã hội. Mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài phân tích vấn đề và kết bài khái quát được nội dung vấn đề.

+ Biết cách vận dụng, kết hợp hài hòa giữa các thao tác lập luận.

+ Đảm bảo đúng chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt và cách trình bày cần sạch sẽ, gọn gàng.

+ Có lỗi diễn đạt mới mẽ, thể hiện tư duy sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về mặt nội dung

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận.

+ Nội dung triển khai rõ ràng, mạch lạc.

+ Hệ thống luận điểm, luận cứ logic, làm sáng tỏ vấn đề.

+ Tùy theo từng dạng đề, từng đối tượng mà các em xác định phương pháp triển khai cho phù hợp.

Hy vọng, thông qua những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ phía trên sẽ giúp các em thuận lợi hơn trong quá trình viết bài văn nghị luận văn học lớp 9.

Nghị luận văn học hay nghị luận xã hội là hai kiểu bài quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trong đề thi học kì hay thi vào 10. Do đó, học sinh lớp 9 cần nắm chắc kiến thức, kỹ năng làm bài của kiểu bài này để bứt phá điểm số trong năm học cuối cấp cũng như thi vào 10 đạt điểm cao.

Với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi vào 10 môn Ngữ văn, cô Nguyễn Thị Thu Trang – Giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho biết nghị luận là kiểu bài quan trọng, sẽ xuất hiện trong nhiều kỳ thi lớn trong năm học lớp 9 đặc biệt là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Do đó, để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần nắm chắc kiến thức nền tảng cũng như nắm được phương pháp làm bài để có thể linh hoạt khi làm bài chính thức.

Những lưu ý khi viết văn nghị luận

Theo cô Trang để một bài văn nghị luận đạt điểm cao, hấp dẫn người đọc thì trong quá trình viết học sinh cần phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố như luận điểm, sự thống nhất giữa các luận điểm trong một bài văn và tính biểu cảm xuất hiện trong bài văn đó. Do đó học sinh cần nắm được những kiến thức cơ bản như sau:

Khái niệm về luận điểm

Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm, chủ trương của bài văn nghị luận. Khi viết luận điểm, học sinh cần chú ý cách diễn đạt phải sáng tỏ, dễ hiểu và nhất quán.

Khi viết luận điểm, học sinh cần chú ý cách diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu và nhất quán.

Quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết và giữa các luận điểm trong một bài văn nghị luận

Khi xây dựng hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận, học sinh cần đặc biệt lưu ý mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết sao cho đầy đủ và phù hợp nhất. Đối với các luận điểm trong cùng bài làm, chúng phải có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau nhưng vẫn có tính phân biệt. Ngoài ra, hệ thống luận điểm cần sắp xếp theo một trình tự nhất định để đảm bảo tính logic cho bài văn.

Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Yếu tố biểu cảm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận bởi nó giúp bài văn có sức thuyết phục người đọc hơn. Cô Trang lưu ý khi đưa yếu tố biểu cảm vào bài làm, học sinh phải thực sự có cảm xúc trước vấn đề nghị luận và xác định rõ luận điểm nào nên lồng yếu tố biểu cảm. Để có thể bộc lộ tính biểu cảm, học sinh lưu ý cách viết cần được diễn tả bằng những từ ngữ, những câu văn mang sức lan tỏa, truyền cảm hứng cho người đọc.

Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Học sinh cần đọc kỹ đề bài để hiểu rõ vấn đề nghị luận và xác định đúng phạm vi cho vấn đề. Việc này sẽ giúp học sinh xây dựng một hệ thống luận điểm đúng, đầy đủ và nhất quán.

Bước 2: Lập dàn ý

Học sinh thường bỏ qua bước này vì cảm thấy nó khá dài dòng và không cần thiết. Đây là lỗi chủ quan khiến học sinh bị mất điểm đáng tiếc bởi bài viết quá dài nhưng lại không đủ ý và không đảm bảo tính logic.

Bước 3: Viết bài

Dựa vào dàn ý được lập ở trên, học sinh có thể dễ dàng triển khai ý cho từng luận điểm mà không sợ sót hay thiếu những luận điểm quan trọng. Đặc biệt, học sinh chú ý khi làm bài, mỗi luận điểm cần được viết thành một đoạn văn để bài văn nhìn hệ thống hơn và người chấm hay người đọc có thể nhanh chóng nhận ra từng luận điểm.

Bước 4: Đọc và sửa chữa

Sau khi viết xong bài, học sinh cần đọc lại để xem mình còn bỏ sót luận điểm nào không hay có sai lỗi chính tả không tránh mất điểm vì những lý do đáng tiếc. Do đó, khi bắt đầu làm một bài văn nghị luận, học sinh cần phân bố thời gian hợp lý cho từng phần để có thể đạt điểm tuyệt đối với dạng bài tập này.

Cô Trang hướng dẫn học sinh 4 bước làm bài văn nghị luận.

Trên đây là một số lưu ý và các bước giúp học sinh làm thật tốt dạng bài nghị luận. Hy vọng thông quan những tư vấn, lưu ý của cô Trang học sinh lớp 9 sẽ biết cách viết một bài văn nghị luận hay và đạt điểm cao. Bên cạnh đó, cô Trang cũng lưu ý đầu năm học là thời điểm quan trọng để học sinh lên kế hoạch học tập và lộ trình ôn thi vào 10 hợp lý.

Do đó, để chuẩn bị tốt cho năm học mới cũng như kỳ thi vào lớp 10, học sinh hãy tham khảo ngay Giải pháp HM10 toàn diện. Đây là giải pháp ôn thi vào lớp 10 toàn diện với lộ trình khoa học theo từng giai đoạn như Trang bị kiến thức cơ bản lớp 9, Tổng ôn – hệ thống lại kiến thức theo từng chuyên đề và Luyện đề – rèn luyện kỹ năng, chiến thuật làm bài. Từ đó, học sinh sẽ gia tăng cơ hội đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10 và sẽ đỗ vào những ngôi trường cấp 3 các em mơ ước.

Chủ Đề