Cách tính tiền thưởng Tết 2022

Cách tính tiền thưởng Tết Nhâm Dần

File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 giúp các bạn làm quản lý nhân sự, hành chính văn phòng tham khảo, làm cơ sở tính tiền thưởng cho doanh nghiệp mình thuận tiện hơn. Tuy nhiên trước khi lập bảng tính thưởng, cần phải lập ra những căn cứ xét thưởng rõ ràng, tránh sai sót trong quá trình thực hiện.

Căn cứ Điều 103 Bộ luật lao động 2012, dựa vào tình hình sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp mà đưa ra cách tính tiền thưởng Nguyên đán Nhâm Dần 2022 một cách phù hợp cho người lao động.

File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Với những ai đang làm công tác quản lý nhân sự, hành chính văn phòng có thể tham khảo File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán 2022 này để làm cơ sở tính tiền thưởng cho doanh nghiệp mình thuận tiện hơn. Trước khi lập bảng tính thưởng, cần phải lập ra những căn cứ xét thưởng cho rõ ràng, tránh sai sót trong quá trình thực hiện.

Công thức tính tiền thưởng Tết 2022

Tổng % thưởng = % năng suất lao động + % thâm niên

Tiền thưởng = Tiền lương hàng tháng x [1 + tổng % thưởng]

File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đề cập cụ thể đến phần trăm [%] năng suất lao động, phần trăm [%] thâm niên để được xét tính thưởng Tết; mức lương hằng tháng để làm cơ sở tính tiền thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022… Theo đó:

  • Phần trăm [%] năng suất lao động được căn cứ vào kết quả đánh giá của Quản lý Phòng/Ban.
  • Phần trăm [%] thâm niên được tính dựa vào thời gian làm việc [được tính từ ngày ký hợp đồng chính thức đến ngày 31/12/2020].

Một số lưu ý khi sử dụng File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022:

  • [i] File Excel tính tiền thưởng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 có giá trị làm mẫu tham khảo [không mang tính bắt buộc];
  • [ii] Doanh nghiệp dựa vào tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Điều 103 Bộ luật Lao động 2012; Quy chế thưởng của doanh nghiệp… để đưa ra cách tính tiền thưởng Nguyên đán Nhâm Dần 2022 một cách phù hợp cho người lao động.

Điều 103. Tiền thưởng – Bộ luật Lao động 2012

1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Cập nhật: 13/01/2022

Lương tháng 13 thường được áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp từ đủ 01 tháng trở lên. 

Mỗi doanh nghiệp có cách tính lương tháng 13 riêng, dưới đây là 02 cách tính được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp.


1.2 Cách tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình

 - Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên:

Mức lương tháng 13 = TLTB 12 tháng

TLTB: tiền lương trung bình

Ví dụ: Anh A có mức lương từ tháng 01/2021 - 10/2021 là 12 triệu đồng/tháng; từ tháng 11/2021 là 15 triệu đồng/tháng.

Như vậy, mức lương tháng 13 của anh được tính như sau: [[12 triệu đồng x 10 tháng ] + [15 triệu đồng x 2 tháng]]/12 tháng = 12,5 triệu đồng.

- Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng:

Mức lương tháng 13 = M/12 x TLTB

M là thời gian làm việc trong năm tính thưởng

TBTL: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.

Ví dụ: Chị B làm việc chính thức tại công ty X từ tháng 08/2021, tính đến hết tháng 12/2021 là 05 tháng, mức lương là 07 triệu đồng/tháng.

Mức lương tháng 13 của chị B tính như sau: [5 tháng/12 tháng] x 7 triệu đồng = 2,9 triệu đồng. 

Công thức tính lương tháng 13 cho người lao động [Ảnh minh họa]


1.2 Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12

Để đảm bảo có lợi nhất cho người lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12. Tức là:

Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12


2. Giải đáp một số thắc mắc về lương tháng 13


2.1 Có bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động?

Không có văn bản pháp luật nào quy định doanh nghiệp bắt buộc phải trả lương tháng 13 cho người lao động. Việc có trả lương tháng 13 cho người lao động hay không, trả như thế nào phụ thuộc vào thỏa thuận của người lao động và doanh nghiệp, được ghi nhận trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động.

Nếu không có thỏa thuận, việc trả lương tháng 13 phụ thuộc vào quyết định của chủ doanh nghiệp, dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh trong năm của doanh nghiệp và kết quả làm việc, sự nỗ lực, đóng góp của người lao động.


2.2 Lương tháng 13 có tính đóng bảo hiểm xã hội?

Theo Công văn 560/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động không bao gồm tiền lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm.


2.3 Có tính đóng thuế TNCN đối với lương tháng 13?

Theo điểm a khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công được coi là thu nhập chịu thuế.

Trong khi đó, lương tháng 13 là một khoản thu nhập có tính chất tiền lương, tiền công, vì vậy, lương tháng 13 cũng thuộc diện tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

Trên đây là thông tin về công thức tính lương tháng 13 được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp. Nếu có thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ  1900.6192  để LuatVietnam hỗ trợ bạn cụ thể hơn. 

>> Lương tháng 13: Toàn bộ những điều cần biết

Theo dõi thêm LuatVietnam tại:

  • Flipboard
  • Data.world
  • dailymotion.com

Mục lục bài viết

  • 1. Quy định về ngày nghỉ lễ, tết
  • 2. Quy định về tiền thưởng lễ, tết
  • 3. Công ty có bắt buộc phải thưởng tết không?
  • 4. Ví dụ về cách tính lương thưởng cuối năm
  • 5. Mức lương và phụ cấp đóng BHXH
  • 6. Tiền thưởng tết có phải đóng bảo hiểm xã hội không ?

Trả lời:

1. Quy định về ngày nghỉ lễ, tết

Căn cứ theo quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019thì hằng năm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên phạm vi cả nước đều được nghỉ Tết Âm lịch ít nhất là 05 ngày và được hưởng nguyên lương đối với những ngày này. Thời gian nghỉ Tết Âm lịch do người sử dụng lao động lựa chọn 01 ngày cuối năm và 04 ngày đầu năm âm lịch hoặc 02 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch.

Điều 112. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a] Tết Dương lịch: 01 ngày [ngày 01 tháng 01 dương lịch];

b] Tết Âm lịch: 05 ngày;

c] Ngày Chiến thắng: 01 ngày [ngày 30 tháng 4 dương lịch];

d] Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày [ngày 01 tháng 5 dương lịch];

đ] Quốc khánh: 02 ngày [ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau];

e] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch].

2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Như vậy, nếu người lao động có ca làm việc vào ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động sẽ được hưởng lương ít nhất 300% mức lương hiện hưởng. Ngoài Căn cứ vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động, quy chế nội bộ của đơn vị về tiền thưởng, thỏa ước lao động tập thể và quan trọng là hiệu quả, năng suất làm việc và tình hình doanh thu mà đơn vị quyết định việc trả lương thưởng cho nhân viên.

2. Quy định về tiền thưởng lễ, tết

Tiền thưởng được hiểu là khoản thù lao bổ sung cho tiền lương để trả cho những yếu tố mới phát sinh trong quá trình lao động [ tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu, sáng kiến…] chưa tính đến trong mức lương theo chức danh hoặc theo công việc. Điều 103 Bộ luật lao động có quy định về tiền thưởng như sau:

Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo quy định tại Bộ luật lao động, việc thưởng cho người lao động hay không là quyền của người sử dụng lao động. Căn cứ chung để xác định tiền thưởng cho người lao động là kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của người sử dụng lao động và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Những vấn đề cụ thể như nguyên tắc, các trường hợp, tiêu chuẩn, thời gian, mức, cách thức, nguồn kinh phí thực hiện…thưởng sẽ được quy định trong quy chế của doanh nghiệp. Cũng có những trường hợp, tiền thưởng của người lao động sẽ được thỏa thuận ghi trong thỏa ước lao động tập thể hoặc hợp đồng lao động của hai bên.

Riêng vấn đề tiền thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện theo quy định của Chính phủ nhằm một mặt bảo toàn và phát triển vốn nhà nước , mặt khác tranh tình trạng lợi dụng để tham nhũng, lãng phí, chi tiêu tài chính không hợp lý.

Tiền thường có tác dụng kích thích mạnh mẽ người lao động phấn đấu và sáng tạo trong quá trình lao động, bảo đảm sự công bằng trong lĩnh vực trả lương…Trên thực tế hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng tiền thưởng như chiến lược để ổn định lực lượng lao động tại chỗ, thu hút người lao dộng giỏi và phát triển về chất lực lượng lao động trong đơn vị , tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

3. Công ty có bắt buộc phải thưởng tết không?

- Người sử dụng lao động có bắt buộc phải có trách nhiệm thưởng tết cho người lao động? nếu không thưởng cuối năm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không ?

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019hiện hành thì không có quy định cụ thể nào về việc bắt buộc người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thưởng tết cho người lao động.

Mà việc chi trả tiền thưởng cho người lao động được thực hiện theo quy định tại Điều 104 Bộ luật lao động 2019.

Tại Bộ Luật lao động 2019 quy định như sau:

Điều 104. Thưởng

1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, có nghĩa là, Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì thưởng tết cho người lao động không phải phải là quy định bắt buộc. Mà căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, các chỉ số hiệu quả, năng suất làm việc và mức độ hoàn thành công việc của người lao động trong một năm mà doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế nội bộ của doanh nghiệp về việc thưởng tết cho người lao động.

Tùy vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể xây dựng quy chế thưởng tết cho người lao động một lần hoặc theo từng năm.

Do đó: Mức thưởng tết hằng năm [đối với doanh nghiệp có thực hiện thưởng tết cho người lao động] cho người lao động sẽ do doanh nghiệp tự quyết định dựa vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và các chỉ số mức độ hoàn thành công việc của từng người lao động.

Thưởng lễ, tết không phải là điều bắt buộc

Tính đến thời điểm hiện tại pháp luật vẫn chưa có bất cứ một quy định cụ thể về tiền thưởng tết. Việc thưởng tết áp dụng theo quy định về tiền thưởng tại Bộ Luật Lao động năm 2019 để tiến hành thưởng tết cho người lao động. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng cụ thể sẽ do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Như vậy, việc trả tiền thưởng tết không phải là quy định bắt buộc phải thực hiện mà chỉ là điều khoản khuyến khích của người sử dụng lao động. Việc thưởng nhiều hay ít sẽ dựa trên cơ sở thỏa thuận của người sử dụng lao động với người lao động thông qua hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hay khi người lao động không hoàn thành công việc theo quy định, họ hoàn toàn có thể không nhận được thưởng tết.

Tiền thưởng Tết do người sử dụng lao động quyết định, được công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở bằng Quy chế thưởng. Hình thức thưởng Tết cho người lao động tùy thuộc vào văn hóa doanh nghiệp cũng như điều kiện thực tế của mỗi doanh nghiệp.

Thời gian để được tính thưởng tết nên mỗi doanh nghiệp sẽ tự căn cứ vào tình hình, kết quả sản xuất, kinh doanh của mình để quyết định mức thưởng cho người lao động dựa trên hợp đồng lao động hoặc có cộng dồn thời gian học việc, thử việc…Các hình thức thưởng sẽ bao gồm thưởng bằng tiền, hiện vật, nhiều doanh nghiệp thưởng tết bằng chính sản phẩm mà doanh nghiệp mình sản xuất.

4. Ví dụ về cách tính lương thưởng cuối năm

Luật Minh Khuê đưa ra một ví dụ cụ thể để Quý khách hàng có thể tham khảo như sau:

Năm 2019 công ty X có quy chế thưởng tết cho người lao động như sau: Thưởng tết âm lịch cho người lao động trên cơ sở 02 tháng lương theo hợp đồng lao động theo tỷ lệ [%] hoàn thành công việc trên thang tỷ lệ 100%. Trong đó, người lao động có mức lương trên hợp đồng là 9.000.000 đồng/tháng, và tỷ lệ hoàn thành công việc là 80%.

Suy ra, mức thưởng tết của người lao động A được nhận = 9.000.000 x 2 x 80% = 14.400.000 đồng.

5. Mức lương và phụ cấp đóng BHXH

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4, Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

- Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

+ Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
+ Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

- Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

- Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội:

Phụ cấp lương bao gồm: Phụ cấp chức vụ, chức danh; Phụ cấp trách nhiệm; Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Phụ cấp thâm niên; Phụ cấp khu vực; Phụ cấp lưu động; Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

- Các khoản bổ sung khác phải đóng BHXH:

" Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương."

6. Tiền thưởng tết có phải đóng bảo hiểm xã hội không ?

Thưa Luật sư, cho tôi hỏi tiền lương tháng 13 có phải đóng BHXH không ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Công văn 560/LĐTBXH-BHXH năm 2018 thì:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật bảo hiểm xã hội, Điều 17 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ, Điều 30 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.

=> Như vậy có nghĩa là, nếu khoản tiền lương này được ghi ở mục RIÊNG của hợp đồng lao động, không phải là "tiền lương" thì được miễn tính đóng BHXH.

Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê tới Quý khách hàng, trong quá trình tham khảo bài viết, nếu còn thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên lạc lên tổng đài 1900.6162 để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng cám ơn Quý khách hàng.

Quý khách hàng vui lòng tham khảo một số bài viết khác cùng chuyên mục tại đây

Danh sách địa chỉ các trung tâm dịch vụ việc làm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bản cập nhật mới nhất 2018​

Các khoản thu nhập của người lao động không tính đóng BHXH từ ngày 01/01/2019?

Một số lưu ý khi sử dụng lao động người nước ngoài mà không có giấy phép lao động?

Hướng dẫn lập Mẫu Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế [Mẫu TK1-TS]

Hướng dẫn cách lập mẫu giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe [mẫu C70a-HD]

Video liên quan

Chủ Đề