Cách chăm sóc trẻ bị viêm đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em là bệnh lý thường gặp song nhiều bậc phụ huynh không biết đến và không hiểu rõ về bệnh. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc bệnh và tiến triển bệnh nặng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiết niệu của trẻ. Nắm bắt được thông tin bệnh lý giúp cha mẹ phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em tốt hơn.

1. Yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Trẻ em là đối tượng nguy cơ cao dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn hệ hô hấp và tiết niệu. Song nhiễm khuẩn tiết niệu ít được các bậc phụ huynh chú ý chăm sóc, khiến bệnh tái phát nhiều lần ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hiện tại và sau này của trẻ.

Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên khả năng chống lại tác nhân gây bệnh kém. Ngoài ra, trẻ còn nhỏ tuổi chưa kiểm soát tốt đại tiểu tiện nên việc vệ sinh cũng khó khăn. Không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách vệ sinh sạch sẽ, an toàn cho trẻ sau khi đi vệ sinh và đây là những yếu tố nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ.

Ngoài ra, nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu tăng lên ở những trẻ sau:

Bé trai bị hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu khiến vi khuẩn, nước tiểu,… dễ ứ đọng lại, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn tiết niệu. Đặc biệt, việc vệ sinh vùng kín cho bé trai chưa được nhiều bậc phụ huynh chú ý.

Bé trai bị hẹp bao quy đầu dễ bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Trẻ bị dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu

Nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cao ở những trẻ bị chít hẹp niệu đạo, giãn đài bể thận niệu quản, chít hẹp niệu quản, niệu quản đôi,… Đa phần những trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần khó điều trị khi đi khám với phát hiện các dị tật bẩm sinh này. Bác sĩ có thể yêu cầu can thiệp để khắc phục, giảm nguy cơ nhiễm trùng bệnh lý.

Điều kiện vệ sinh kém, cha mẹ vệ sinh không đúng cách

Những trẻ ở nông thôn, vùng cao có điều kiện vệ sinh kém, nước sạch hiếm có nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn. Cha mẹ cũng không được tiếp xúc với truyền thông nhiều nên việc chăm sóc, vệ sinh cho trẻ phòng ngừa bệnh cũng còn hạn chế, không đúng cách.

Trẻ mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch

Hệ miễn dịch ở trẻ nhỏ vốn chưa hoàn thiện, nếu trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch thì nguy cơ mắc bệnh cao và dễ tiến triển nặng gây biến chứng. Những bệnh dễ gây suy giảm miễn dịch ở trẻ bao gồm: Bệnh lý tiêu hóa, bệnh lý hô hấp, suy dinh dưỡng,…

Thói quen nhịn tiểu, uống ít nước

Do ham chơi mà nhiều trẻ có thói quen nhịn tiểu, điều này không tốt cho sức khỏe hệ tiết niệu, dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cao hơn. Ngoài ra, thói quen uống ít nước cũng góp phần gây ra bệnh lý.

Bé gái do niệu đạo ngắn và gần lỗ hậu môn nên nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cao

Thực tế, do cấu tạo giải phẫu niệu đạo của bé gái ngắn hơn, gần lỗ hậu môn hơn so với bé trai nên nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu cũng cao hơn. Vì thế việc chăm sóc, vệ sinh và hướng dẫn bé gái tự vệ sinh vùng kín từ sớm là cần thiết.

2. Cách phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em hiệu quả

Trẻ nhỏ cần được chăm sóc, chú ý phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu, đặc biệt ở bé gái và các bé có nguy cơ mắc bệnh cao. Những biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em dưới đây tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả:

2.1. Vệ sinh vùng kín đúng cách

Với trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ vệ sinh vùng kín, nhất là bé gái. Lưu ý nên rửa tay sát khuẩn sạch sẽ trước khi thực hiện, cần vệ sinh từ trước ra sau tránh vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập ngược gây bệnh.

Nên hướng dẫn dần dần để trẻ hiểu tầm quan trọng của việc vệ sinh vùng kín cũng như biết cách tự vệ sinh từ sớm.

2.2. Thường xuyên thay bỉm, lau khô và chú ý dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

Trẻ nhỏ chưa kiểm soát được việc đại tiểu tiện nên trong thời gian sử dụng bỉm, cha mẹ lưu ý thường xuyên thay bỉm, lau khô cho trẻ sau khi vệ sinh. Đồng thời cần thường xuyên quan sát kỹ màu sắc bỉm có bất thường không, có đọng cặn trắng hay dịch nhiễm khuẩn không.

Nên thường xuyên thay bỉm tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ

2.3. Kiểm tra và xử lý hẹp bao quy đầu ở bé trai

Với bé trai, cha mẹ cần kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ bao quy đầu xem trẻ có bị hẹp bao quy đầu không. Hiện tượng phồng bao quy đầu khi trẻ đi tiểu cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh, nên lưu ý vệ sinh và đưa trẻ tới cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị.

2.4. Cho trẻ uống đủ nước

Cần tập thói quen cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, đa dạng với các loại nước canh, nước súp, nước hoa quả bên cạnh nước lọc.

2.5. Tập thói quen đi tiểu khoa học cho trẻ

Nên dặn trẻ không nên nhịn tiểu, có thể tập thói quen đi tiểu đúng giờ để tạo phản xạ tự nhiên.

2.6. Đưa trẻ đi khám và điều trị nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu

Nếu cha mẹ đã chăm sóc, vệ sinh tốt vùng kín nhưng trẻ vẫn bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám chuyên sâu và điều trị y tế sớm.

3. Triệu chứng trẻ bị nhiễm khuẩn tiết niệu

Đôi khi, nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ không có triệu chứng, chỉ phát hiện qua thăm khám và xét nghiệm cận lâm sàng.

Tuy nhiên, đa phần trường hợp sẽ có những biểu hiện dưới đây:

  • Cảm giác đau buốt, nóng rát khi đi tiểu khiến trẻ nhăn mặt, quấy khóc, sợ đi tiểu.

  • Sốt nhẹ đến sốt vừa.

  • Đi tiểu nhiều lần, mỗi lần với lượng nước tiểu ít.

  • Nước tiểu hôi, có màu đục và có thể lẫn máu.

  • Đau bụng vùng bàng quang dưới rốn.

Trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu nên đi khám và điều trị sớm

Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiễm trùng niệu quản tới bể thận, triệu chứng thường nặng, khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao liên tục. Trong cơn sốt có thể kèm theo rét run, trẻ bị nôn nhiều và đau vùng lưng. Trẻ có những dấu hiệu này cần được chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng sớm, tránh biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Hãy thực hiện tốt những biện pháp trên để phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em, để trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như sẹo trên thận, tăng huyết áp… Chính vì thế, tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng gây viêm đường tiết niệu trẻ em để biết cách phòng và điều trị hiệu quả, nhanh chóng.

1. Bệnh viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu gồm: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo… Viêm đường tiết niệu không chỉ gặp ở người lớn mà còn gặp ở cả trẻ em. Trẻ bị viêm đường tiết niệu khó nhận biết hơn so với người lớn, đồng thời để lại những di chứng và biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó, cha mẹ cần phải hết sức lưu ý.

Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở hệ tiết niệu gồm: Thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đường tiết niệu

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm đường tiết niệu. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu trẻ em thường gặp:

– Do vi khuẩn E Coli và có thể do một số kí sinh trùng hoặc do vi khuẩn, virus;

– Bệnh viêm đường tiết niệu thường gặp ở các bé gái do cấu tạo bộ phận sinh dục, lỗ niệu đạo ngắn, lỗ tiểu gần với hậu môn nên rất dễ bị viêm nhiễm;

– Ở các bé trai: Do một số dị dạng ở đường tiểu như hiện tượng hẹp, dài bao quy đầu, làm cho nước tiểu đọng lại gây viêm đường tiết niệu ngược dòng;

– Ở trẻ sơ sinh: Do sử dụng bỉm nhiều để lâu không thay cho bé;

– Do trẻ ngồi bệt trên nền đất, vệ sinh không sạch sẽ…

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ em.

3. Trẻ bị viêm đường tiết niệu có những biểu hiện gì?

Các biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em thường “kín đáo” hơn so với ở người lớn. Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ viêm nhiễm mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ thể hiện khác nhau.

– Sốt nhẹ/ cao hoặc sốt kéo dài;

– Một số trường hợp thân nhiệt giảm;

– Trẻ quấy khóc, biếng ăn, nôn;

– Tiêu chảy không rõ nguyên nhân;

– Bị đau khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, mót tiểu nhiều lần trong ngày;

– Tiểu ra máu;

– Nước tiểu bị đục, có mùi khai nồng…;

Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ viêm nhiễm mà các biểu hiện lâm sàng của bệnh sẽ thể hiện khác nhau.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Mai Hoa – Bác sĩ Nhi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc: “Ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, ba mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Muốn biết trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không, phải căn cứ vào một trong các dấu hiệu [hoặc có nhiều dấu hiệu] như mô tả ở trên. Phải lấy nước tiểu làm xét nghiệm thông qua xét nghiệm này mới có thể biết được trong nước tiểu có vi khuẩn hay vi nấm. Có thể làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp điều trị có hiệu quả nhất cho trẻ. Cũng có thể kiểm tra toàn bộ hệ thống đường tiết niệu bằng siêu âm và một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để góp phần chẩn đoán chính xác trẻ có bị viêm đường tiết niệu hay không.”

4. Trẻ bị viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?

4.1. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Bệnh viêm đường tiết niệu nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Các biến chứng của bệnh gồm: Đau khi đi tiểu, rối loạn tiêu hóa, gầy sút cân, nhiễm trùng huyết, viêm thận, sẹo trên thận, tăng huyết áp…

Vì thế, ngay khi phát hiện trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ cũng cần đưa trẻ đi khám. Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc điều trị viêm đường tiết niệu trẻ em, giúp điều trị dễ dàng và dứt điểm.

4.2. Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Hiện nay, phương pháp nội khoa, dùng thuốc là phương pháp phổ biến nhất để điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ. Tùy vào độ tuổi, tác nhân gây bệnh và mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không chủ quan, tự ý mua thuốc cho con. Việc tự ý cho con dùng kháng sinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé, đồng thời dẫn tới tình trạng “nhờn” thuốc, khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhất, cha mẹ nên lưu ý trong việc chăm sóc trẻ:

– Luôn giữ vệ sinh cho bé, đặc biệt sau mỗi lần đi tiểu hoặc đại tiện, ngăn không để vi khuẩn có cơ hội xâm nhập làm bệnh trở nên nặng hơn;

– Khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn nhiều rau củ quả để tăng lượng nước và vitamin, giúp tăng sức đề kháng và giúp bài tiết tốt hơn;

Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ thăm khám được rất nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn.

5. Viêm đường tiết niệu trẻ em phòng thế nào?

– Vệ sinh “vùng kín” của trẻ đúng cách, nên vệ sinh hằng ngày, vệ sinh từ trước ra sau tránh để vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu nhất là với các bé gái.

– Thay bỉm thường xuyên để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào lỗ tiểu của trẻ.

– Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày.

– Cho trẻ ăn uống đa dạng, đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi.

– Bé trai đi tiểu mà bị phồng ở bao quy đầu và tiểu khó cần cho trẻ đi khám ngay, vì có thể do dài hoặc hẹp bao quy đầu.

6. Ý kiến người bệnh

Chị Ngô Lan Phương [27 tuổi, kiến trúc sư, Hà Nội]: “Ban đầu mình chỉ nghĩ người lớn mới bị viêm đường tiết niệu chứ ai ngờ nhóc nhà mình mới hơn 1 tuổi, đi khám bác sĩ kết luận viêm đường tiết niệu. Khi cầm kết quả mình rất hoảng, sau khi được bác sĩ Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tư vấn, mình cũng an tâm phần nào. Bác sĩ cũng hướng dẫn rất chu đáo cách chăm sóc vệ sinh cho con, uống thuốc theo đơn bác sĩ kê trộm vía con mau khỏe, thật sự cảm ơn các bác sĩ Nhi của  Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc”.

Video liên quan

Chủ Đề