Cách thức đánh giá người khác

Đừng để ấn tượng đầu tiên che mờ mắt bạn

Chúng ta thường đánh giá người lạ dựa vào bản năng và trực giác của mình khi lần đầu gặp họ. Gọi là cảm nhận đầu tiên về người đó. Tuy nhiên, đôi khi đó không phải cách tốt nhất, bởi vì có một số hạn chế nhất định.

Bởi vì đơn giản là hai người mới gặp lần đầu. Và một lần sẽ không bao giờ là đủ để bạn biết được họ là người như thế nào. Trực giác cũng chỉ để tham khảo mà thôi.

Nhiều người thường thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định đánh giá một ai đó. Bắt nguồn từ việc cực đoan hóa quan điểm và góc nhìn. Nói cách khác, họ chọn giữa 0% hoặc 100%. Như là chọn giữa trắng và đen. Ngoài ra, không có vùng đệm giữa.

Không thể đánh giá người khác theo cách này. Bởi vì đa số mọi người, mọi vật không phải giống như ngày và đêm. Nên, một người mà bạn tin rằng 100% họ tốt bụng, hào phóng có thể có một mặt tối nào đó bạn không thấy.

Ví dụ, bạn đọc một bản tin về một vụ cá mập tấn công cắn người làm đôi ở Nha Trang, chỗ bạn sắp đi tắm biển. Mặc dù đấy là vụ cá mập tấn công đầu tiên trong nhiều thập kỉ ở khu vực này và hàng triệu khách vẫn ghé qua đây mỗi năm. Nhưng thử hỏi nghe xong bạn có còn hứng đi tắm biển nữa không? Có khi bạn đã kịp cuốn gói đi lên Đà Lạt cho an toàn rồi.

Điều đó cho thấy quyết định của một con người có thể dễ dàng bị chi phối bởi những sự việc và hiện tượng nhất thời.Điển hình nhất là những cô gái khóc lóc trên mạng sau khi bị mấy gã đểu lừa tình.

Quyết định sai sẽ gây ảnh hưởng xấu

Tưởng tượng bạn phải làm tăng ca và dịch vụ trông trẻ cuối tuần ở trường mầm non như ‘shit’. Bạn cần tìm gấp một người trông trẻ 2 buổi/tuần. Rồi Loan – một cô gái 20 tuổi xuất hiện, bình tĩnh, tự tin và khá hòa đồng. Đồng thời còn có cả chứng chỉ nghề trông giữ trẻ. Loan lôi ra một tập hồ sơ chứa đầy đủ những lời chia sẻ, cảm nhận của hai gia đình từng thuê cô ấy trước đó. Và mọi thứ được ghi ở đó đều hoàn hảo.

Mọi thứ tiến triển thuận lợi, và cô gái này có đủ mọi tiêu chuẩn bạn yêu cầu. Thậm chí món sườn của Loan nấu cũng rất vừa miệng. Bạn đã ưng bụng và định đồng ý thuê cô ấy ngay rồi. Tuy nhiên, có điều gì đó trong bạn ngăn cản điều này. Một cái gì đó không thể diễn tả bằng lời.

Rốt cuộc, bạn nói với cô ấy: “Cảm ơn em đã đến. Có gì anh chị sẽ liên lạc với em sau nhé.”

Sau khi cô ấy rời đi, bạn quyết định làm một cuộc thăm dò nhỏ về con người này qua internet. Và bạn thực sự kinh ngạc với những gì mình tìm được. Rất nhiều câu chuyện kể rằng hai đứa con của Loan đã bị tách khỏi gia đình vì bị mẹ hành hạ bằng thắt lưng. Cô ta cũng từng dính một số vụ án và phải ngồi trại cải tạo một thời gian ngắn. Và từng bị đuổi việc ở một trung tâm trông trẻ tư nhân.

Hú vía…chắc chắn là bạn sẽ không bao giờ giao phó con mình cho người phụ nữ này rồi. Nhưng thử nghĩ xem, bạn suýt chút nữa đã đồng ý. Và mọi thứ có thể nhanh chóng trở thành ác mộng. Như nhiều vụ bạo hành trẻ em ở Việt Nam từng rầm rộ suốt trên mặt báo.

Nhân: không bất chấp thủ đoạn là nhân

Tiêu chí đánh giá này là dựa trên cách thức đạt được những điều mà cá nhân mong muốn để đánh giá con người họ. Lấy cái thỏa mãn bên ngoài làm đối sánh với sự thỏa mãn giá trị bên trong.

Con người khi sinh ra hoặc buổi khởi nguyên vốn không nhận thức được gì ngoài những nhu cầu bản năng. Dần dần chúng ta học được cách hy sinh những nhu cầu trước mắt để đạt được cái lợi dài hạn hơn. Tụ họp lại trong cộng đồng là một trường hợp như vậy, khi con người cần hy sinh một phần lợi ích của bản thân cho người khác để có một tổng lợi ích lớn hơn trong tương lai.

Đạo đức theo nghĩa truyền thống chỉ là mộtkhía cạnh của yếu tố này khi các cá nhân hạn chế tự do của mình và tuân theo chuẩn mực chung để duy trì trật tự xã hội. Dần dần, từ phương tiện, đức hạnh trở thành, trong quá trình tiến hóa, một nhu cầu của con người. Những người có nhận thức và thâu nhận được văn minh của xã hội sẽ có nhu cầu tự thân tuân theo những chuẩn mực này và đấy là lý do cho tiêu chí thứ nhất.

Chúng ta thường đánh giá người khác theo tiêu chuẩn của mình, để rồi vài năm sau lại sống theo quy chuẩn của người khác

Bài học cuộc sống Phong cách sống

Bản thân mỗi chúng ta là một cá thể riêng biệt không ai giống ai, vì lẽ đó mà những hành vi, thái độ, suy nghĩ cũng khác nhau. Nhưng thật kỳ lạ, rằng nếu có ai làm một việc gì đó chưa đúng hoặc không khớp với cách thức của bản thân thì chúng ta lại lôi người đó ra phán xét, đánh giá mà chẳng cần biết lý do tại sao họ lại làm như vậy?

Từ bao giờ sự đánh giá người khác lại trở thành một thú vui đến vậy?

Cuộc sống là muôn hình vạn trạng, bản thân mỗi cá thể là những gam màu khác nhau. Chính vì thế mà mỗi người trong chúng ta đều có quyền lựa chọn cho riêng mình những điều được bản thân cho rằng đó là giá trị nhất. Có người chọn danh tiếng, có người chọn địa vị, có người thì lại chọn cho mình một cuộc sống an nhàn để hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc, không bon chen với đời.

Thế nhưng, nếu mọi chuyện được diễn ra một cách thuận lợi như vậy thì đã chẳng bao giờ có sự xuất hiện của những lời soi mói, đánh giá hoặc chỉ trích. Đi làm trong cùng một tập thể, nếu như phong cách và thói quen sống của bạn bỗng trở nên “nổi trội” hơn so với mặt bằng chung của công ty, cách nghĩ và quan điểm làm việc của bạn cũng “khác” hơn so với nhiều người [ dù cho mọi điều đó không làm ảnh hưởng đến tiến trình công việc] thì ngay lập tức bạn sẽ nhận được một tràng những lời đánh giá, nhận xét về sự dị biệt đó.

Trong tình yêu, nếu như bạn là một cô gái có gia thế bình thường, sinh ra đã không ở vạch đích như người ta, bỗng một ngày tiếng gọi tình yêu tìm đến. Bạn có cơ hội gặp gỡ và yêu một anh chàng có điều kiện hơn bạn rất nhiều lần, thay vì được nghe những lời chúc phúc, bạn sẽ nhận được nghe những lời mỉa mai, đại loại như “ Chắc gì nó đã yêu mày thật lòng, nó chỉ yêu mày vì tiền thôi. Đũa mốc mà chòi mâm son, muốn cố bám lấy trai phố để đổi đời đây mà….” Và còn muôn vàn những điều khác nữa mà tôi chẳng thể nào liệt kê hết được.

Tôi chỉ thắc mắc rằng, từ bao giờ mà việc đánh giá người khác lại trở thành thú vui đến vậy? Chúng ta không đủ để bao quát về mọi thứ, chỉ nhìn nhận phiến diện một lớp vỏ bên ngoài mà đã vội quy chụp cho họ bằng những lời nói mà đáng lẽ họ không đáng phải nhận nó. Nhận xét người khác thực sự vui đến vậy hay sao?

Đừng lấy cái thước đo chuẩn mực của bản thân mà khẳng định rằng điều đó hoàn toàn phù hợp với người khác

Cô bạn của tôi làm nghề thiết kế nội thất cho một công ty thiên về kiến trúc xây dựng.

Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như hàng ngày tôi không phải nghe những tiếng than thở, những lời tâm sự rằng luôn phải gồng mình để làm mọi thứ để thoải mái sáng tạo, miễn là nó nằm ở trong “khuôn khổ”.

Làm nghề thiết kế, vốn dĩ công việc luôn phải đòi hỏi tính sáng tạo cao và liên tục. Sự sáng tạo ở mỗi người là không thể giống nhau, một phần là do góc nhìn, phần khác là do tính cách. Một người cấp trên vốn dĩ luôn phải hiểu điều đó, nhiệm vụ của họ là định hướng sao cho để ra một sản phẩm hoàn thiện và bắt mắt nhất, chứ không phải dập khuôn bắt họ làm theo ý thích của mình, theo cái mà mình cho là đáng ra phải thế, từ việc đổ màu nào sao cho hơp, bản thiết kế này phải vẽ ra sao….Đừng quy chụp, đừng lấy cái thước đo của người đi trước mà bắt người khác phải tuân theo ý mình.

Mỗi người đều có cho mình một “khuôn thước” riêng, vì thế đừng lấy cái thước đo của riêng bản thân mình ra mà để khẳng định nó không hợp với người khác. Điều đó quả thực là quá khập khiễng.

Vài năm sau khi ngoảnh đầu nhìn lại, cái người mà bạn đánh giá khi xưa giờ đã trở thành “ông nọ bà kia” từ rất lâu rồi, chỉ có bạn là vẫn vậy, vẫn hì hục dậm chân tại chỗ như xưa.

Thời gian trôi qua chẳng chờ đợi ai, có bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi khi thời gian của bạn luôn phải dành ra để có chuyện nhằm đánh giá người khác?

Công việc đó của bạn liệu có tốt hay không? Có mang lại được cho bạn điều giá trị gì không? Hay đó chỉ là những câu nói mang tính tụ tập nhất thời, trong lúc bạn đang dành thời gian để nói về ai đó thì cũng là lúc họ dồn toàn lực để thể hiện sự nỗ lực phấn đấu mà vươn lên. Có thể hôm nay họ vẫn sống theo tiêu chuẩn của bạn, vẫn phải chịu sự xét nét từ chính bạn, nhưng sẽ chẳng có gì bất ngờ khi một thời gian sau bạn sẽ chính là người phải sống theo “quy chuẩn” của người khác đấy.

  • Tìm hiểu thêm về khóa học đã giúp hơn 50.000 có được những thay đổi tư duy tích cực trong cuộc sống suốt 7 năm qua

Mr. Why Phạm Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm:

Học 12 Điều Này Hoặc Bạn Sẽ Hối Tiếc Mãi Mãi

9 bài học vô giá từ cuộc sống mà bạn cần phải biết

Phát triển cuộc sống bằng việc sử dụng hiệu quả hơn quỹ thời gian của ngày nghỉ cuối tuần

Làm người cần có “tầm nhìn”, làm việc cần có “mánh khóe”: Làm tốt 6 điều này chắc chắn cuộc đời bạn sẽ thành nhiều hơn bại!

Danh mục

  • Phát triển cá nhân
  • Bài học cuộc sống
  • Kiến thức kinh doanh
  • Gương thành công
  • Chia sẻ cuối tuần
  • Video

Nổi bật

  • ĐẶT CHO MỖI ĐỒNG TIỀN TIẾT KIỆM MỘT MỤC ĐÍCH
  • Muốn thoát nghèo trước 40 tuổi, hãy lắng nghe lời khuyên của tỷ phú Lý Gia Thành: “Bạn cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc? Đó là vì bạn chẳng có tiền mà thôi!
  • Đừng bao giờ hối tiếc những gì đã qua trong quá khứ, bởi ở thời điểm ấy đó mới chính là những gì bạn muốn
  • 10 cuốn sách truyền cảm hứng về làm giàu hay nhất mọi thời đại
  • 14 nguyên tắc cơ bản để bớt “ngu” đi – khôn ngoan hơn

Bài viết mới

  • Muốn thoát nghèo trước 40 tuổi, hãy lắng nghe lời khuyên của tỷ phú Lý Gia Thành: “Bạn cho rằng tiền không thể mua được hạnh phúc? Đó là vì bạn chẳng có tiền mà thôi!
  • ĐẶT CHO MỖI ĐỒNG TIỀN TIẾT KIỆM MỘT MỤC ĐÍCH
  • Người không kiểm soát được bản thân cũng sẽ không kiểm soát được tiền tài
  • 5 thói quen khiến bạn làm mãi vẫn nghèo, còn những người giàu lại không bao giờ mắc phải
  • Muốn trở thành người giàu, trước tiên phải có thói quen của người giàu, sau đó mới dùng tư duy của người giàu để kiếm tiền

Video

  • VTV3- Chuyện Bên Ly Cà Phê: Con Cái Là Tài Sản Vô Giá
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp cho người mới bắt đầu
  • WAKE UP VIET NAM – GIẢI TỎA KHÓ KHĂN
  • 5 chiến lược để bạn có thể tự tin tối đa
  • 6 thói quen biết ơn hàng ngày để thu hút niềm vui, hạnh phúc

Kết bạn, nếu không cẩn thận sẽ không thấy được bộ mặt thật của người được gọi là “bạn”. Do vậy, thường khi bị "bạn" làm hại người ta phải thốt lên: “Đúng là tôi không có mắt !”.

Nghe cách nói, nhìn cách thức và sự biểu lộ tình cảm của một ai đó ta có thể phán đoán tính cách của người đó. Nếu như bạn không có khả năng nhìn người thì bạn sẽ gặp phải những người "xấu”. Hàng ngày chúng ta đều phải làm việc, giao tiếp, hợp tác với rất nhiều người có tính cách khác nhau, chẳng lẽ ta không có một chút khái niệm về “nhìn người” hay sao ?


Vậy chúng ta phải nhìn người như thế nào ?

1. Dùng thời gian để nhìn người

Dùng thời gian để nhìn người là ám chỉ sự quan sát lâu dài, không phải là ngay từ lần đầu gặp mặt đã vội vàng đưa ra kết luận tốt xấu về một người nào đó. Kết luận vội vàng sẽ dẫn đến việc nhìn nhận lầm giữa kẻ xấu và người tốt, từ đó ảnh hưởng đến sự giao tiếp của mình với người đó sau này.

Ngoài ra con người còn vì lợi ích sinh tồn, đa số đều mang trên mình một chiếc mặt nạ. Khi gặp bạn họ thường đeo một chiếc mặt nạ giả. Đây là một hành vi có ý thức. Những chiếc mặt nạ chỉ có thể dùng khi gặp bạn, và chỉ thể hiện ra ở những góc độ mà bạn thích. Nếu bạn chỉ căn cứ vào những điểm này mà phán đoán sự tốt xấu của một người, từ đó quyết định mức độ giao tiếp với người đó thì bạn có thể đã mắc phải sai lầm.

Dùng thời gian để nhìn người tức là sau lần gặp đầu tiên cho dù giữa bạn và người đó “Mới gặp mà như đã quen thân nhau từ lâu !” hay là “Không hiểu sao không thích người này !” đều cần phải có một khoảng trống, không nên để cho yếu tố tình cảm chủ quan ,tốt xấu được chen vào. Sau đó mình sẽ bình tĩnh quan sát hành vi của đối phương mà đánh giá .

Thông thường, con người dù có che giấu tính cách của mình thế nào rồi cuối cùng sẽ lộ ra bộ mặt thật. Vì đeo mặt nạ là một hành vi có chủ ý nên lâu ngày sẽ tự mình cảm thấy mệt mỏi. Do vậy không còn cách nào khác cuối cùng đành tự tháo mặt nạ, từ đó tính cách thật cũng lộ ra. Nhưng người đó không hề biết rằng bạn đang kề bên bình tĩnh quan sát hành vi và cách cư xử của anh ta.

Tục ngữ có câu: “Thức lâu mới biết đêm dài, chơi lâu mới biết là người cố nhân”. Dùng thời gian để nhìn người chính là để áp dụng câu châm ngôn trên.

Dùng “thời gian” thường rất dễ để nhận ra mấy loại người dưới đây:

Người không thành khẩn:Vì anh ta không thành thực, do vậy lúc đầu rất nhiệt tình, sau đó lại thờ ơ; lúc đầu thân thiện, sau lại xa lạ. Dùng “thời gian” để nhìn nhận , ta có thể nhận ra sự thay đổi này.

Người nói dối:Loại người này thường không ngừng dùng sự dối trá để che lấp những lời nói dối. Nói dối lâu, sau đó sẽ lộ ra kẻ hở từ đầu đến cuối. Dùng “thời gian” chính là công cụ sắc bén để kiểm nghiệm những lời nói dối đó.

Người có lời nói không đi đôi với hành động:Loại người này nói và làm là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Dùng “thời gian” để nhìn nhận có thể phát hiện ra sự không đồng nhất trong lời nói và hành động của họ .

Tóm lại, trên thực tế, dùng “thời gian” có thể nhìn ra bất kể loại người nào, bao gồm cả kẻ tiểu nhân và người quân tử.

Phải mất một thời gian dài mới có thể nhìn ra được tính cách thật của một người. Ở đây không có một tiêu chuẩn nào, mà chúng ta phải hoàn toàn dựa theo những tình huống khác nhau. Cũng có thể nói, có người ngay từ lần tiếp xúc thứ hai, thứ ba đã bị ta hiểu thấu bên trong. Nhưng cũng có người mà chơi với họ hai, ba năm, con người thật của họ vẫn còn nằm trong vòng “bí mật”. Họ có tài che dấu hoặc có cái gì đó sâu kín bên trong làm cho ta không thể nào hiểu rõ họ được.

Do vậy tiếp xúc với người lạ, giống như tiếp xúc với một miền đất mới, không nên quá vồn vã, nên lùi vài bước, dành cho mình thời gian để nghe ngóng, quan sát. Đây là cách bảo vệ bản thân tối thiểu nhất mà bạn cần phải làm.**

2. Dùng “nghe ngóng” để nhìn người

Dùng “thời gian” để nhìn người cũng có điểm tốt, nhưng cũng có lúc không đáp ứng được yêu cầu cấp bách: Chỉ qua một vài ngày phải quyết định có nên hợp tác với một người nào đó hay không, nhưng lại không hiểu người đó là người thế nào. Nếu dùng thời gian quan sát lâu dài thì không thể nào kịp được.

Gặp phải tình huống này, có người hoàn toàn dựa vào trực giác của mình: cho rằng tốt là tốt, không tốt là không tốt.

Liên quan đến trực giác, có người khá chính xác, đây là hiện tượng tâm lý rất hay, rất khó giải thích được. Nhưng cũng cần khuyên bạn nên ít dùng “trực giác” để nhìn người. E rằng có những kinh nghiệm trực giác đã qua là chính xác, nhưng cũng có những kinh nghiệm đã qua có thể dẫn đến việc nhìn lầm người trong tương lai. Vì tính nết của con người là vô cùng đa dạng, cái đúng với người này chưa chắc đúng với người khác, cái đúng trong quá khứ chưa chắc đúng trong tương lai.

Vì trạng thái tâm sinh lý của con người bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh lúc gặp gỡ, tiếp xúc với nhau, nên có thể trực quan của bạn bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh. Trong trường hợp này nếu hoàn toàn dựa vào trực giác sẽ rất nguy hiểm.

Cách thức nhìn người bổ ích mà ta có thể dựa vào là nghe ngóng từ mọi phía. Con người ta luôn phải giao tiếp với người khác, đồng thời bản tính dễ bị lộ ra bởi người thứ ba không liên quan.

Cũng có thể người mà ta quan sát không biết người thứ ba, nhưng người thứ ba này lại biết người mà ta đang quan sát. Người thứ ba này sẽ giúp ta quan sát hành vi và cách cư xử của anh ta.

Con người làm sao đeo mặt nạ mãi được. Khi mà không có đối thủ trên vũ đài thì chiếc mặt nạ kia sẽ được gỡ xuống, lúc đó mọi người đều có cơ hội nhìn thấy bộ mặt của anh ta.

Khi một người giao tiếp, hợp tác với người khác, mọi người sẽ có những ấn tượng khác nhau về người đó. Bạn nên nghe ngóng những ý kiến khác nhau về hành vi và cách cư xử của anh ta. Đáp án của mọi người sẽ có sự chênh lệch vì mỗi người đều có cách nhìn nhận tốt xấu không giống nhau. Bạn có thể tập hợp những điều nghe thấy lại, tìm ra những điểm tương đồng nhất, qua đó bạn sẽ có thể hiểu một cách khái quát về tính cách thật của anh ta.

Điểm tương đồng giữa các nhận xét cũng có thể là điểm chủ yếu trong tính cách của anh ta. Nếu trong 10 người có 9 người nói “xấu”, vậy bạn cần phải cẩn thận. Nếu trong 10 người có 9 người nói “tốt”, vậy quan hệ với anh ta không có vấn đề gì cả.

Nhưng nghe ngóng cũng cần phải xem đối tượng. Nếu bạn nghe từ bạn thân của anh ta thì đương nhiên bạn chỉ nghe những lời nói tốt. Hãy nghe từ những đối thủ của anh ta bạn sẽ nghe được những lời nói xấu.

Tốt hơn, bạn nên hỏi những người không có quyền lợi hay lợi ích gì khi quan hệ với anh ta, không nhất định phải là bạn bè, mà có thể là đồng nghiệp, bạn cùng lớp, cùng xóm... ai ta cũng có thể hỏi. Quan trọng là phải tổng hợp lại những điều đã hỏi, không nên chỉ nghe từ một phía, từ một cá nhân nào đó.

Lẽ đương nhiên nghe ngóng cần có kỹ xảo. Hỏi quá trắng trợn sẽ làm đối phương hoài nghi, không dám nói thật với mình. Tốt nhất là dùng phương pháp nói chuyện rồi dần gợi chuyện để hỏi, kỹ năng này ta cũng cần phải luyện tập.

Chúng ta thường nói “Rau nào sâu nấy”, "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã". Điều này có nghĩa là người như thế nào sẽ chơi với người thế nấy. Cách nhìn nhận và quan điểm sống của những người bạn chơi cùng nhau phải có những điểm tương đồng thì họ mới có thể chơi với nhau.

Do vậy người có tính tình cương trực, thẳng thắn khó có thể hợp với người mưu lược; người thích rượu chè, cờ bạc không thể trở thành bạn thân của người mực thước. Quan sát bạn bè của một người, ta có thể biết được một cách khái quát về người đó.

Ngoài việc kết bạn, ta còn có thể nghe ngóng tình hình trong gia đình anh ta. Hãy xem anh ta cư xử với cha mẹ như thế nào, đối với anh chị em ra sao, đối với hàng xóm như thế nào. Nếu như bạn nghe được những điều không tốt về cách cư xử của anh ta trong gia đình thì bạn nên cẩn thận với người này. Vì nếu đối xử với người thân không tốt thì làm sao có thể đối xử tốt với bạn được. Nếu người đó đối xử tốt với bạn tất nhiên là có một mưu đồ gì khác.

Nếu anh ta đã có vợ con thì cũng có thể xem cách anh ta đối xử với vợ con ra sao. Nếu đối xử với vợ con không tốt, loại người này phải nên đề phòng. Nếu người mà bạn quan sát là phụ nữ, thì cũng phải quan sát cách cư xử của cô ta với chồng con, lý do cũng giống ở trên.

3. Dùng "điểm tương đồng, sở thích” để nhìn người

Có nhiều cách để nhìn nhận và đánh giá một con người, nhưng không phải ai cũng hiểu và áp dụng được một cách thành thục những cách này. Có một câu chuyện trong ngụ ngôn Hy Lạp rất đáng để tham khảo, câu chuyện như sau:

"Có một vị quân vương nuôi vài con khỉ trong nhà. Anh ta luyện cho chúng cách nhảy múa, và mặc cho chúng những bộ quần áo tuyệt đẹp, đeo cho chúng những chiếc mặt nạ hình mặt người. Khi lũ khỉ nhảy múa trông rất giống như những con người thật đang nhảy múa vậy. Một ngày kia, vị quân vương bắt bọn khỉ nhảy múa để cho các triều thần được thưởng thức.

Sự diễn xuất điêu luyện của lũ khỉ đã nhận được những tiếng vỗ tay khen ngợi từ mọi người. Nhưng trong số các triều thần, có một vị đã cố ý làm rơi một trái chuối trên sàn nhà. Những con khỉ thấy vậy đã tháo lớp mặt nạ, lao vào để tranh nhau trái chuối. Kết quả là cuộc trình diễn tinh vi của lũ khỉ đã trở thành trò chế giễu cho mọi người."

Câu chuyện ngụ ngôn này nói rõ bản tính của khỉ không thể thay đổi dù đã được học nhảy múa và đeo mặt nạ. Khỉ vẫn là khỉ, nhìn thấy trái chuối sẽ lộ nguyên hình.

Cũng vẫn đúng nếu ta đem so sánh giữa con người với các chú khỉ ở trên. Con người ta hàng ngày không phải đang đeo những chiếc mặt nạ để đóng các vai và để biểu diễn trên sân khấu của cuộc đời hay sao?

Do vậy kẻ tiểu nhân đang đeo mặt nạ nhiều khi sẽ làm cho bạn lầm tưởng đó là quân tử. Kẻ ác đeo mặt nạ nhiều khi làm cho bạn nhầm tưởng đó là người lương thiện. Kẻ háo sắc đeo mặt nạ làm bạn tưởng nhầm là người đoan chính, tử tế.

Những chiếc mặt nạ mà con người đang đeo làm chúng ta không thể đề phòng và lường trước được nhiều tình huống. Chúng ta đối nhân xử thế, tất nhiên không muốn làm hại đến ai, nhưng việc phòng ngừa người khác rõ ràng là điều cần thiết để tự bảo vệ mình. Do vậy khả năng nhận biết được những chiếc mặt nạ cũng là một kỹ năng sống quan trọng mà chúng ta cần rèn luyện. Bài học từ câu chuyện ngụ ngôn về lũ khỉ kể trên là một kinh nghiệm đáng lưu tâm trong cách nhìn nhận và đánh giá con người.

Khỉ không thay đổi bản tính thích ăn trái cây, do vậy khi nhìn thấy trái chuối nó quên ngay rằng nó đang nhảy múa mua vui mọi người. Biểu hiện của con người có thể không trực tiếp giống như khỉ, nhưng cho dù anh có cải trang thế nào, gặp phải thứ trong lòng yêu thích, anh ta sẽ vô thức và hiện rõ bộ mặt thật của chính mình.

Do vậy kẻ háo sắc bình thường rất tử tế nhưng nhìn thấy người đẹp, hai mắt sẽ dán chặt vào người đẹp, ngôn từ thất thái; kẻ thích đánh bạc bình thường không đam mê, nhưng nhìn thấy chiếu bạc không thể kìm nén được bản thân. Không phải họ không biết nếu lộ những bản tính này ra là không tốt, nhưng một khi đã gặp phải sở thích của mình họ liền lộ ra ngay bộ mặt thật cũng giống như lũ khỉ kia vậy.

Áp dụng trên thực tế, bạn có thể chủ động tạo tình huống để người đó bộc lộ những sở thích, ham muốn của mình. Có thể đưa ra ví dụ như, nếu bạn muốn tìm hiểu tính cách tốt xấu của một người, bạn có thể chủ động sắp xếp để người đó có cơ hội được bộc lộ con người thật của mình, không cần phải bộc lộ những mặt giả, thậm chí anh ta còn quên mất mình là ai, từ đó lộ rõ bộ mặt thật của anh ta. Trong những tình huống đó anh ta có thể thoải mái làm những điều mình muốn, mình thích.

Qua những tình huống, những hoàn cảnh mà con người được sống thật là mình bạn có thể hiểu thêm về những tính cách khác của người này và lấy đó để tham khảo cho việc kết giao với anh ta. Có một số nhà kinh doanh đã dùng phương pháp này để nắm bắt tâm lý khách hàng.

Nếu bạn không có năng lực sắp xếp tình huống, vậy thì bạn nên tận dụng mọi cơ hội để quan sát anh ta trong những tình huống mà anh ta không ngờ nhất, như khi tiếp xúc với một người phục vụ, một người ăn xin, một đứa trẻ con, một người xa lạ... Quan sát này có ý nghĩa sâu sắc hơn so với sự sắp đặt vì đối tượng bị quan sát không phòng bị, bộ mặt thật lộ ra tương đối sát thực.

Nhìn người thông qua những sở thích, điểm tương đồng của một người không nhất thiết có thể giúp bạn nhận ra anh ta là người quân tử hay kẻ tiểu nhân, nhưng có thể giúp bạn thấy được nhân phẩm, mà nhân phẩm của một người ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi và cách cư xử của người đó, thậm chí ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa thiện và ác của người đó. Cho dù để kết bạn hay để tìm đối tác, đây là những tiêu chí tham khảo rất quan trọng.

Kết quả

Cơ sở của hành vi cá nhân trong tổ chức [Phần 3: Lối tắt để đánh giá người khác]:

Đánh giá về người khác là công việc muôn thuở của mọi người trong các tổ chức. Chẳng hạn, các nhà quản lý thường xuyên đánh giá kết quả làm việc của nhân viên dưới quyền, các nhân viên đánh giá liệu những nhà quản lý có thực sự công bằng không. Nhưng đưa ra đánh giá đúng về những người khác làm việc làm rất khó khăn. Trên thực tế, các cá nhân thường sử dụng “những lối tắt” để đánh giá. Có những đường tắt rất có giá trị - chúng cho phép chúng ta nhanh chóng có những nhận thức chính xác và cung cấp những dữ kiện có giá trị cho việc đưa ra dự đoán. Tuy nhiên, chúng có những đường tắt có thể dẫn đến những méo mó trong đánh giá. Sau đây chúng ta đi vào xem xét một số “lối tắt” chủ yếu.

Độ chọn lọc

Các cá nhân không thể nhận thức được tất cả những gì mà họ quan sát, vì vậy họ tiến hành nhận thức theo “độ chọn lọc”. Họ phân chúng thành những mẩu và miếng nhỏ. Những mẩu và miếng nhỏ này không được lựa chọn một cách ngẫu nhiên; thay vào đó, chúng được lựa chọn dựa vào lợi ích, quá trình, kinh nghiệm và thái độ của người quan sát. Nhận thức mang tính chọn lọc cho phép chúng ta nhanh chóng xét đoán những người khác, nhưng không phải là không có rủi ro và có thể cho chúng ta một bức tranh không xác thực.

Sự tương đồng giả định

Một cách đơn giản, dễ dàng đánh giá người khác nếu chúng ta cho rằng họ giống với chúng ta. Sự tương đồng giả định [hoặc hình mẫu] hay hiệu ứng “giống như tôi”, dẫn đến việc nhận thức của một cá nhân về những người khác bị chi phối nhiều bởi những gì giống với nhà quan sát hơn là bởi những gì giống với người đang bị quan sát. Nếu bạn muốn công việc có tính thách thức và đòi hỏi trách nhiệm, bạn có thể cho rằng những người khác cũng muốn thế. Những người cho rằng người khác giống mình đôi khi là đúng, song họ chỉ đúng trong những trường hợp khi mà họ đánh giá ai đó thực sự giống với họ. Còn lại có thể họ sai lầm.

Sự rập khuôn

Khi chúng ta đánh giá một ai đó dựa vào nhận thức của chúng ta về nhóm mà người đó là thành viên là khi chúng ta đang đi theo những con đường gọi tắt là sự rập khuôn. Nhận định khi đánh giá rằng “Các nhân viên đã lập gia đình thường ổn định trong công việc hơn các nhân viên độc thân” là ví dụ về sự rập khuôn. Nếu mức độ rập khuôn là một sự khái quát hóa cao trên cơ sở thực tế thì nó sẽ có ích trong việc đưa ra những đánh giá chính xác. Nhưng nhiều sự rập khuôn lại không có cơ sở thực tế. Trong những trường hợp này, sự rập khuôn thường bóp méo các đánh giá.

Tác động hào quang

Khi chúng ta rút ra một ấn tượng chung về một cá nhân trên cơ sở một đặc điểm đơn nhất và có tính nổi trội như thông minh, dễ gần hay diện mạo, thì khi đó tác động hào quang [halo effect] đang hoạt động. Hoàn toàn bình thường khi tác động hào quang diễn ra trong những cuộc phỏng vấn chọn người. Một ứng cử viên ăn mặc luộm thuộm xin vào một vị trí nghiên cứu marketing có thể bị người phỏng vấn coi là một con người vô trách nhiệm, có thái độ thiếu chuyên nghiệp và khả năng hạn chế, khi mà trên thực tế ứng cử viên đó lại là người rất trách nhiệm, rất chuyên nghiệp và đầy năng lực. Những gì đã xảy ra là một đặc điểm đơn nhất – như diện mạo – đã ngự trị các đặc điểm khác trong nhận thức chung của người phỏng vấn về cá nhân này.

Giáo trình Hành vi tổ chức
Chủ biên: PGS.TS. Bùi Anh Tuấn
PGS.TS. Phạm Thúy Hương

[quantri.vn biên tập và số hóa]

Ta đánh giá người khác thế nào thì cũng đánh giá bản thân thế ấy

access_timeNov 13, 2016 personHannibal folder_open Kiến Thức Tâm Lý Nhận Thức

Cách bạn đánh giá bản thân chính là cách bạn đánh giá người khác, và bạn cũng cho rằng đó là cách người khác đánh giá bạn.

Tôi từng biết một chàng trai kiếm được rất nhiều tiền. Anh quan niệm cuộc sống là một chuỗi các tuyên bố giá trị. Mọi thứ từ việc chọn kỳ nghỉ nào, đến việc chọn loại bia nào ở nhà hàng, cho đến lý do mọi người thích hoặc không thích anh ta.

Nếu ai đó hành xử khiếm nhã với anh thì đó là vì họ đố kỵ hoặc cảm thấy bị tài năng hay thành công của anh đe dọa. Nếu ai đó tỏ ra tử tế thì đó là vì họ ngưỡng mộ tài năng và thành công của anh, và trong một số trường hợp, có thể họ đang cố gắng tiếp cận để lợi dụng anh.

Anh đánh giá bản thân dựa trên thành công tài chính của mình. Và một cách tự nhiên, anh cũng đánh giá thế giới và mọi người xung quanh dựa trên thành công tài chính.

Tôi từng biết một người phụ nữ xinh đẹp. Cô nhìn nhận cuộc sống dựa trên sự quyến rũ và lôi cuốn. Mọi thứ từ những buổi phỏng vấn xin việc đến việc được giảm giá ở nhà hàng hoặc đối diện với một bà mẹ hay cằn nhằn.

Nếu ai đó hành xử khiếm nhã với cô thì đó là vì họ mặc cảm trước nhan sắc của cô hoặc họ tự ti với vẻ ngoài của mình. Nếu ai đó tỏ ra tử tế thì đó là vì họ ngưỡng mộ nhan sắc của cô và muốn tiếp cận cô.

Cô đánh giá bản thân dựa trên sắc đẹp và sự quyến rũ của mình. Và một cách tự nhiên, cô cũng đánh giá thế giới và mọi người trên thế giới dựa trên vẻ đẹp và sự quyến rũ của họ.

Tôi từng biết một anh chàng thất bại. Anh vụng về trong giao tiếp và không ai thích anh. Anh quan niệm cuộc sống là một cuộc đua giành lấy sự nổi tiếng, và trong cuộc thi đó anh luôn thất bại. Mọi thứ từ thu nhập anh kiếm được tại nơi làm việc, đến dịch vụ kém anh nhận được tại nhà hàng, cho đến những người không cười đáp lại những câu nói đùa của anh.

Nếu ai đó hành xử khiếm nhã với anh thì đó là vì họ nhận thấy mình thú vị hơn anh. Nếu ai đó tỏ ra tử tế thì đó là vì họ nhận ra anh là một người thất bại và cảm thấy tội nghiệp cho anh. Hoặc, có lẽ họ còn thất bại hơn anh.

Anh đánh giá bản thân dựa trên địa vị xã hội của mình. Và một cách tự nhiên, anh cũng đánh giá thế giới và mọi người trên thế giới dựa trên địa vị xã hội.

Trong chúng ta, có người đánh giá cuộc sống dựa trên tiền bạc và sự công nhận. Có người đánh giá cuộc sống dựa trên sắc đẹp và sự nổi tiếng. Có người đánh giá cuộc sống dựa trên gia thế và các mối quan hệ. Có người đánh giá cuộc sống dựa trên sự phục vụ và những việc làm tốt đẹp.

Nhiều khả năng bạn sẽ đánh giá cuộc sống của mình dựa trên sự kết hợp của tất cả các tiêu chuẩn này, ngoài tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng nhất với bạn. Một tiêu chuẩn nổi bật và quyết định hạnh phúc của bạn hơn những tiêu chuẩn khác.

Trong bài viết này, tôi cho rằng việc đánh giá bản thân theo các tiêu chuẩn nội tại của riêng mỗi người càng nhiều càng tốt là rất quan trọng. Càng đo lường giá trị bản thân từ yếu tố bên ngoài, ta càng làm mọi thứ thêm xáo trộn.

Nhưng chưa hết.

Cách bạn đánh giá bản thân chính là cách bạn đánh giá người khác, và bạn cũng cho rằng đó là cách người khác đánh giá bạn.

Nếu đánh giá cuộc sống của mình dựa trên các mối quan hệ gia đình, bạn sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn tương tự – mức độ gần gũi giữa họ với gia đình. Nếu họ sống xa gia đình hoặc không thường gọi điện thoại về nhà, bạn sẽ cho rằng họ là một kẻ lười biếng, vô ơn hoặc thiếu trách nhiệm, dù cuộc sống hay quá khứ của họ thế nào đi nữa.

Nếu đánh giá cuộc sống của mình dựa trên sự vui đùa và những buổi tiệc mình tham gia, bạn sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn như thế – sự vui đùa và những buổi tiệc họ tham gia. Nếu họ thích ở nhà và xem lại phim vào mỗi cuối tuần, bạn sẽ cho rằng họ là người rụt rè, nhút nhát, buồn tẻ và thiếu sức sống, dù tính cách và các nhu cầu của họ là gì đi nữa.

Nếu đánh giá cuộc sống của mình dựa trên việc đi du lịch đó đây và trải nghiệm cuộc sống, bạn cũng sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn đó – họ đã chu du đến những đâu. Nếu họ thích ở nhà và tận hưởng sự thoải mái của cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ cho rằng họ là người thiếu sự hiếu kỳ, thiếu hiểu biết, thiếu tham vọng, dù khát khao của họ là gì đi nữa.

Tiêu chuẩn ta dùng để đánh giá bản thân chính là tiêu chuẩn ta dùng để đánh giá cuộc sống.

Nếu tin mình là người làm việc siêng năng và mọi thứ ta có là do ta đã nỗ lực gặt hái, ta sẽ tin rằng những gì người khác có cũng là do họ đã nỗ lực để đạt được. Và nếu họ chẳng có gì, đó là vì họ đã không làm gì.

Nếu tin mình là nạn nhân của xã hội và xứng đáng có được công lý, thì ta sẽ tin rằng người khác cũng là nạn nhân của xã hội và đáng được đối xử công bằng. Nếu tin giá trị của mình nằm ở đức tin, ta sẽ nhìn nhận người khác dựa trên việc họ có [hoặc không có] đức tin. Nếu đánh giá bản thân dựa trên sự hiểu biết và khả năng lập luận, ta sẽ đánh giá người khác qua lăng kính tương tự.

Đây là lý do vì sao những doanh nhân có xu hướng cho rằng người khác cũng nên trở thành doanh nhân. Đó là lý do vì sao những người phân biệt chủng tộc thường bảo người khác cũng phân biệt chủng tộc. Họ chỉ không nhận ra thôi. Đó là lý do vì sao những người đàn ông phân biệt giới tính biện minh cho thành kiến giới tính của mình bằng cách cho rằng phụ nữ kém cỏi hơn và những phụ nữ phân biệt giới tính thì biện minh ngược lại.

Tôi không bảo phán xét là sai. Có nhiều giá trị đáng phán xét. Tôi lên án người dùng bạo lực và lòng dạ nham hiểm. Nhưng đó chính là hình ảnh phản chiếu chính con người tôi. Tôi lên án bạo lực và sự nham hiểm trong chính bản thân mình. Đó là những tính cách tôi sẽ không chấp nhận trong con người mình, vì thế tôi không chấp nhận những tính cách đó ở người khác.

Tuy nhiên, đó là lựa chọn mà tôi đưa ra. Đó là lựa chọn mà tất cả chúng ta đưa ra, dù ta có nhận ra hay không. Và ta nên lựa chọn một cách có ý thức, chứ không phải vô thức.

Đó là lý do vì sao những người nghĩ mình xấu xí cố tìm ra khuyết điểm của những người xung quanh. Đó là lý do vì sao những người lười biếng và chểnh mảng cố tìm cớ để nghĩ là người khác cũng xuề xòa và chểnh mảng. Đó là lý do vì sao những quan chức tham nhũng chọn ăn hối lộ: vì họ cho rằng người khác cũng tham nhũng như họ. Đó là lý do vì sao những tên bịp bợm chọn làm những việc gian dối: vì họ cho rằng người khác cũng sẽ gian dối nếu có cơ hội.

Đó là lý do vì sao người không thể tin tưởng người khác là người không đáng tin.

Nhiều người trong chúng ta chọn các tiêu chuẩn đánh giá nội tại không dựa trên lựa chọn có ý thức mà dựa trên khuyết điểm của bản thân. Tôi rất thích câu, “Mọi người đang cố chứng minh hoặc xóa bỏ con người trong quá khứ của mình,” vì đối với nhiều người, các tiêu chuẩn đánh giá được xác định dựa trên cách mọi người nhìn nhận họ khi họ lớn lên. Ta đeo đẳng ý nghĩ ở một khía cạnh nào đó trong cuộc sống vì đó là khía cạnh mà ta cảm thấy mọi người đánh giá mình nhiều nhất. Cô nữ sinh cấp 3 trong đội cỗ vũ sợ đánh mất vẻ trưởng thành của mình. Đứa trẻ nghèo bị ám ảnh bởi việc trở nên giàu có. Người thua cuộc muốn tổ chức những bữa tiệc linh đình nhất. Kẻ lười biếng lại muốn chứng tỏ mình rất thông minh.

Điều quan trọng trong quá trình phát triển là nhận ra nỗi ám ảnh đó, nhận ra cách ta đánh giá bản thân và lựa chọn chuẩn đo lường một cách có ý thức cho chính mình.

Nhưng một điều quan trọng khác trong quá trình phát triển là hiểu rằng mọi người đều có chuẩn đo lường của riêng họ. Và chuẩn đó có thể không giống của ta. Và điều đó [thông thường] không sao cả. Hầu hết các chuẩn đo lường mà mọi người chọn đều tốt. Dù nó không giống với chuẩn đo lường mà bạn chọn cho mình.

Có thể bạn nhìn nhận cuộc sống dựa trên các giá trị gia đình, nhưng đa số mọi người thì không. Có thể bạn nhìn nhận cuộc sống dựa trên sự quyến rũ, nhưng đa số mọi người thì không. Có thể bạn nhìn nhận cuộc sống dựa trên sự tự do và trải nghiệm cuộc sống, nhưng đa số mọi người thì không. Có thể bạn nhìn nhận thế giới dựa trên sự tích cực và thân thiện, nhưng đa số mọi người thì không.

Và đơn giản đó là một phần của con người. Việc chấp nhận người khác đánh giá bản thân họ và cuộc sống khác với bạn là một trong những bước quan trọng để chọn lựa một cách có ý thức các mối quan hệ phù hợp cho bản thân. Việc thiết lập những ranh giới rõ ràng và lựa chọn những người mà bạn muốn và không muốn họ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn là cần thiết. Có thể bạn không chấp nhận những quan niệm và hành vi của một người nào đó. Nhưng bạn phải chấp nhận rằng mình không thể thay đổi các giá trị của họ. Cũng như ta phải tự lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá cho riêng mình. Và họ cũng thế.


Nguồn: //markmanson.net/how-we-judge-others

Dịch: Ubrand.cool

Mark Manson
HannibalBài viết cùng tác giả

Video liên quan

Chủ Đề