Cách thay chân sạc Samsung

Cách sửa chân sạc điện thoại bị lỏng bao nhiêu tiền?

Chân sạc là bộ phận tiếp nhận điện năng từ bộ sạc vào pin máy, giúp sạc đầy lại pin khi pin đã cạn sau một thời gian sử dụng. Các dòng điện thoại hiện nay gần như sử dụng toàn bộ chuẩn sạc Micro USB. Chân sạc này vừa đóng vai trò sạc pin cho máy vừa là cổng kết nối USB để truyền tải dữ liệu giữa thiết bị và máy tính.


Nguyên nhân gây hư hỏng chân sạc điện thoại:

Phần lớn trường hợp hư hỏng chân sạc điện thoại xuất phát từ phía người sử dụng, bởi chân sạc điện thoại là bộ phận khá lành, rất ít gặp trường hợp lỗi từ phía nhà sản xuất. Quá trình sử dụng máy bạn có thể gây hư hỏng chân sạc bởi một số nguyên nhân sau:

- Sử dụng sạc cáp kém chất lượng

- Cắm cáp vào chân sạc ngược đầu, hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng khiến bạn không thể nhìn rõ chiều chân sạc, dẫn đến cố gắng đẩy chân sạc vào trong làm gẫy chân sạc trên thiết bị.

- Đa phần các dòng máy Android có chân sạc nằm lộ thiên nên đây cũng là bộ phận dễ bị hư hỏng do ẩm nước dẫn đến chạm, cháy.

Hiểu được một số nguyên nhân gây lỗi chân sạc như trên, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh để sử dụng máy được tốt nhất và tiết kiệm chi phí sửa chữa.


Những dấu hiệu nhận biết chân sạc điện thoại bị lỏng:

Nếu máy bạn gặp một trong những dấu hiệu sau, đây là lúc bạn cần thay chân sạc điện thoại để đưa máy về tình trạng lúc ban đầu:

- Máy không nhận sạc


- Máy nhận sạc nhưng sạc không lên pin [% pin không thay đổi], hoặc lên pin rất chậm

- Khi cắm sạc vào máy, phải nhấn chặt, hoặc giữ tay ở một vị trí nào đó máy mới sạc được. Tiến hành lắc tay nhẹ, bạn có thể cảm nhận được chân sạc của máy rất lỏng lẻo

Những lưu ý khi thay chân sạc điện thoại:

- Phần lớn điện thoại có chân sạc được hàn vào một bo mạch phụ, bo mạch phụ này có các đường mạch được nối trực tiếp và cấp năng lượng cho bản mạch chính [mainboard]. Vì lý do đó, khi máy bạn bị lỗi chân sạc, tùy theo tình trạng máy mà kĩ thuật viên sẽ quyết định thay chân sạc cho bạn hoặc thay cả bo mạch phụ [có sẵn chân sạc mới].

- Chi phí thay chân sạc sẽ thấp hơn thay bo mạch sạc mới. Tuy nhiên, như đã nói, ở một số trường hợp như máy ẩm nước, chạm, chập cháy, bạn cần thay cả bo mạch phụ để đạt hiệu quả và độ ổn định tốt nhất.




- Nếu việc thay cả bo mạch sạc được thực hiện không quá phức tạp thì việc hàn riêng chân sạc mới lên bo sạc cũ được đánh giá không đơn giản và đòi hỏi trình độ khá tốt của kĩ thuật viên thao tác, để tránh gây ra những lỗi phát sinh không đáng có trong quá trình thay chân sạc điện thoại. Bạn nên đem máy đến trung tâm uy tín để sửa chữa điện thoại như Hệ Thống Sửa Chữa Mua Bán Bảo Hành ProCARE24h.vn

Tham khảo thêm: thay pin điện thoại Sony, pin Samsung giá rẻ, pin LG Hàn Quốc, pin Lenovo giá tốt

Video liên quan

Chủ Đề