Cách kiểm tra công thức sai trong Excel

Error Checking – tìm ô bị lỗi trong Excel

Chúng ta thử tưởng tượng, trong 1 worksheet nho nhỏ tầm vào chục hoặc vài trăm dòng và chừng chục cột. Việc tìm ô bị lỗi tương đối đơn giản. Giờ nếu worksheet của chúng ta gồm hàng nghìn dòng và hàng trăm cột thì chuyện này không hề đơn giản tí nào cả. Lúc này, Excel có một tính năng là Error Checking giúp chúng ta tìm ô bị lỗi trong Excel một cách dễ dàng hơn.

Để sử dụng tính năng Error Checking, chúng ta di chuyển đến worksheet cần tìm lỗi.

Sau đó, chúng ta chọn[Ribbon] Formulas,GroupFormula Auditing,Error Checking.

Lúc này, Excel sẽ đưa chúng ta đến ô đầu tiên bị lỗi trong worksheet này và cũng đồng thời mở cửa sổError Checking.

Trong cửa sổ này, chúng ta thể chọn 1 trong các tính năng sau:

–Help on this error: Mở cửa sổHelpcủa Excel để Excel giải thích rõ về lỗi ở ô hiện tại

–Show Calculation Steps…: Tính năng này giúp chúng ta thể hiện các bước tính toán của công thức, hay cụ thể hơn là mở cửa sổEvaluate Formulas.

–Ignore Error: Bỏ qua lỗi này

–Edit in Formula Bar: Đưa chúng ta đến thanh công thức –Formula Bar– để sửa lỗi

–Previous: Đi đến lỗi trước

–Next:Đi đến lỗi tiếp theo

–Options: Mở cửa sổOptions,thẻFormulas

Ví dụ, khi chúng ta chọnEdit in Formula Bar, Excel sẽ đưa chúng ta đến cửa sổ khung công thức –Formula Bar– để sửa lỗi. Lúc này, cửa sốError Checkingsẽ hiển thị nútResume. Sau khi sử xong công thức, chúng ta có thể bấm nútResumeđể quay lại cửa sổError Checkingban đầu và tiếp tục với các lỗi tiếp theo.

Cách sử dụng hàm ISERR phát hiện lỗi sai trong Excel chi tiết

Ngoc Tuan 01/11/2021

[Excel] 8 Thông báo lỗi phổ biến trong ô tính Excel

ngày 03-11-2021

Khi làm việc với các ô tính trong Excel, bạn thường thấy những báo lỗi khó hiểu như ####, #REF, #N/A… Nếu không hiểu được ý nghĩa của các lỗi này, bạn sẽ phải mất thời gian để sửa lỗi và làm chậm tốc độ thao tác trên Excel của bạn.

Hãy cùng khám phá và giải mã ý nghĩa của những lỗi thường thấy trong Excel:

1. Lỗi hiển thị: #####

  • Lỗi này thường xuất hiện khi ô tính nằm trong cột quá hẹp, không thể hiện thị hết dữ liệu trong ô. Thông báo lỗi này không ảnh hưởng đến giá trị ô tính mà chỉ gặp vấn đề trong hiển thị kết quả ô.
  • Giải pháp: Thay đổi chiều rộng cột có chứa ô báo lỗi.
  • Lưu ý: Trong một trường hợp ít gặp khác, giá trị trong ô là thời gian hoặc ngày tháng với kết quả âm hoặc giá trị quá lớn để hiển thị được ngày tháng. Khi đó, việc thay đổi độ rộng của cột liên quan không có tác dụng. Bạn chỉ cần thay đổi định dạng ô tính dưới dạng Number để hiện kết quả giá trị số của thời gian hay ngày tháng trong ô tính.

2. Lỗi sai ký tự: #NAME!

  • Đây là lỗi thường gặp khi nhập sai tên hàm, công thức, quên đặt chuỗi văn bản vào dấu kép đôi "" dẫn đến việc Excel không hiểu công thức bạn vừa nhập.
  • Giải pháp: Kiểm tra lại cẩn thận từng ký tự trong công thức từ đầu đến cuối và sửa lại. Ví dụ: =SUN[12,13] | =SUM[A1B2] | =LEN[3hoc] hiển thị lỗi #NAME! được chỉnh tương ứng thành =SUM[12,13] | =SUM[A1:B2] | =LEN["3hoc"]
  • Lưu ý: Một số hàm Excel chỉ sử dụng được ở những phiên bản MS Office mới hơn hoặc phải cài đặt thêm thì vẫn hiện lỗi này vì Excel không nhận diện được công thức bạn nhập.

3. Lỗi không tìm thấy dữ liệu: #N/A

  • Lỗi này thường xảy ra khi không tìm thấy hoặc mất dữ liệu, thường gặp khi sử dụng các hàm tìm kiếm VLOOKUP, HLOOKUP, MATCH…
  • Giải pháp: Kiểm tra lại bảng dữ liệu đối chiếu trong các hàm tìm kiếm và sắp xếp dữ liệu so sánh trong bảng theo giá trị từ nhỏ đến lớn. Đảm bảo dữ liệu tìm kiếm và đối chiếu phải cùng một kiểu định dạng dữ liệu đồng thời giá trị của dữ liệu tìm kiếm không được nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất của dữ liệu đối chiếu.

4. Lỗi sai giá trị: #VALUE!

  • Đây là lỗi phổ biến khi nhập giá trị không cùng kiểu dữ liệu [hàm sử dụng số nhưng lại nhập chuỗi văn bản], thừa giá trị [hàm yêu cầu đối số là giá trị nhưng chọn mảng có nhiều hơn 1 giá trị]...
  • Giải pháp: Kiểm tra lại cú pháp hàm để sử dụng đúng từng giá trị tương ứng với đối số của hàm.

5. Lỗi không thể tham chiếu: #REF!

  • Lỗi này thường gặp khi công thức Excel có chứa dữ liệu tham chiếu hoặc liên kết nhưng không thể tìm thấy. Lý do thường là sai liên kết hoặc tham chiếu đến số hàng, cột vượt quá dữ liệu vùng tham chiếu.
  • Giải pháp: Kiểm tra phần dữ liệu tham chiếu hoặc liên kết trong công thức và cập nhật lại.

6. Lỗi số: #NUM!

  • Khi tính toán số trong Excel, khi gặp kết quả quá lớn nằm ngoài khả năng tính toán hoặc giá trị số không phù hợp để sử dụng trong hàm thì Excel sẽ hiện giá trị #NUM!
  • Giải pháp: sử dụng những tính toán với số quá lớn và chú ý điều kiện sử dụng số [số nguyên, số âm hay dương…]

7. Lỗi dữ liệu rỗng: #NULL!

  • Trường hợp bạn chọn không đúng vùng dữ liệu, Excel không thể hiểu chính xác vùng bạn chọn thì kết quả sẽ hiện #NULL!
  • Giải pháp: kiểm tra vùng dữ liệu trong hàm và cập nhật lại. Ví dụ =SUM[A1 B2] cần sửa thành =SUM[A1,B2] hoặc =SUM[A1:B2]

8. Lỗi chia 0: #DIV/0!

  • Lỗi này rất dễ nhận thấy, đó là khi bạn thực hiện phép chia cho 0 hoặc không nhập số chia.
  • Giải pháp: thay đổi số chia khác 0. Ví dụ: =MOD[3,0] phải thay bằng =MOD[3,x] với x là số khác 0.

Nguồn: Tổng hợp từ Internet

Chúc các bạn thao tác thành thạo trên Excel!

Tin cùng chuyên mục

  • 3 PHÍM CHỨC NĂNG TRONG BÀI THI MOS

  • Các hàm tài chính trong Excel

  • 10 bước tạo Form tính trong Word

  • [Word] Định dạng viết hoa đầu dòng tự động

Cách Sửa Lỗi Excel Không Nhảy Công Thức

67586 Views

Excel là một công cụ văn phòng quen thuộc mà hầu như ai cũng phải sử dụng trong công tác thống kê, tính toán số liệu hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc thi thoảng bạn sẽ gặp những lỗi excel không nhảy công thức tính mà dù đã thử nhiều cách nhưng bạn vẫn thấy không hiệu quả. Tại sao excel không chạy công thức? Làm cách nào để khắc phục tình trạng này? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.


Lỗi excel khong nhảy công thức

Video liên quan

Chủ Đề