Cách hạn chế sử dụng túi ni lông

Theo kế hoạch, phấn đấu 100% các đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc UBND Huyện không sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và hạn chế 80% các sản phẩm nhựa khó phân hủy từ tháng 11 năm 2019. Thay đổi thói quen, giảm dần việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy sử dụng một lần trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt cộng đồng dân cư và hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ từ năm 2020. Tăng cường thu gom, tái chế chất thải nhựa từ hoạt động sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy. Giảm thiểu sự phát thải chất thải nhựa trên địa bàn Huyện.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, UBND huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng như: Tuyên truyền, phổ biến đến công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư, doanh nghiệp về tác hại của rác thải nhựa để hạn chế việc sử dụng và thải ra môi trường. Khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường; Các biện pháp nhằm hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon khó phân hủy tại địa phương. Khuyến khích, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường và giảm thiểu sử dụng đối với sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy đối với từng hộ gia đình, ở các khu dân cư, chợ, siêu thị, trường học... Đưa phong trào phòng chống rác thải nhựa và túi ni lông vào nội dung sinh hoạt của các tổ chức cơ sở đảng, buổi sinh hoạt tại các khu dân cư,...; Lồng ghép phát động các chủ đề về tác hại của rác thải nhựa, túi nilon khó phân hủy đối với môi trường, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon khó phân hủy, thu gom rác thải nhựa, túi nilon khó phân hủy vào các chiến dịch ra quân tuyên truyền vào các ngày kỷ niệm về môi trường như: Ngày Môi trường thế giới 05/6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5, Tuần lễ Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường.

Ảnh: Rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường [nguồn internet]

Bên cạnh đó, giảm thiểu phát sinh chất thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt:  Không sử dụng nước uống đóng chai bằng nhựa tại các cuộc họp, hội nghị; Các cơ quan, đơn vị, sử dụng thiết bị đựng nước uống bằng các cốc thủy tinh hoặc các vật liệu khác có thể sử dụng nhiều lần thay chai nhựa hiện nay. Hạn chế và tiến tới lộ trình không sử dụng các sản phẩm từ nhựa trong hoạt động và việc mua sắm văn phòng phẩm tại cơ quan, đơn vị.  Giảm thiểu việc sử dụng, tăng cường tái chế, tái sử dụng các sản phẩm từ nhựa. Khuyến khích công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị sử dụng các sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông để hạn chế thải chất thải nhựa ra môi trường. Vận động ký cam kết hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy giữa các khu dân cư chợ với UBND xã, thị trấn. Vận động, thực hiện mô hình khuyến khích các hình thức sử dụng các sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong hoạt động của các Doanh nghiệp; các hoạt động sản xuất nông nghiệp,...

Đẩy mạnh việc thu gom, tái chế chất thải nhựa sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy bằng việc thực hiện các biện pháp phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ, thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy.

Nội dung chi tiết kế hoạch: 275/KH-UBND

Admin Thường Tín

Hiện nay, bao bì ni lông đang trở thành một thảm họa của môi trường tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Với thực trạng này, chúng ta cần phải có nhiều giải pháp hơn để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm, đồng thời đảm bảo sức khỏe cho con người và tránh gây tổn hại đến môi trường. Hãy cùng Nam Á theo dõi bài viết sau đây để nhận thức rõ hơn về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, cũng như cách hạn chế tình trạng này.

Cách han chế tác hai của việc sử dụng bao bì ni lông

1. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông

Bài viết này nhấn mạnh các tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đến sức khỏe, môi trường và cuộc sống của chúng ta

1.1 Cái chết của động vật

Theo thống kê, túi nhựa ni lông đã giết chết khoảng 100.000 động vật hàng năm. Rất nhiều sinh vật, bao gồm cá voi, cá heo, rùa, chim cánh cụt,.. Nuốt phải túi nhựa khi chúng nhầm đó là thức ăn.

Túi ni lông là nguyê nhân gây cái chết của nhiều động vật biển

Ví dụ, rùa biển thường nhầm túi nhựa mua sắm là thức ăn của chúng, vì trông giống sứa. Những con rùa biển này có nguy cơ bị tuyệt chủng cao, một phần là vì tiêu thụ bao bì ni lông quá nhiều. Nhựa không thể được tiêu hóa đúng cách và tích tụ trong dạ dày, dẫn đến cái chết của động vật.

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường biển là gì? Giải pháp khắc phục ô nhiễm hiệu quả

1.2 Gây xói mòn đất đai

Bao bì ni lông khi lẫn vào đất sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật. Do bị rác thải bám xung quanh, không thể giữ được nước và chất dinh dưỡng cho cây. Từ đó, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.

Túi ni lông gây xói mòn đất đai

1.3 Gây ngập lụt

Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường là nhiều vô số kể. Sự lạm dụng quá mức cùng với tính bừa bãi, thiếu ý thức của con người sẽ khiến chúng trở thành thứ rác không chỉ làm mất mỹ quan đường phố, mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, ứ đọng nước thải, ô nhiễm môi trường. Hơn hết là làm tắc nghẽn cống rãnh, đường ống nước thải dẫn đến tình trạng ngập lụt ở một số khu vực vào mùa mưa.

Ngập lụt trên diện rộng vì rác thải ni lông

1.4 Tổn hại sức khỏe

Bao bì ni lông đặc biệt là loại có nhiều màu dùng để đựng thực phẩm, chúng luôn chứa các kim loại độc hại như chì, ca-đi-mi gây ảnh hưởng cho não và cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi.

Sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu sử dụng không đúng cách

Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni lông bị đốt, các khí được thải ra như đi-ô-xin có thể gây ra ngộ độc, ngất hay thậm chí là ho ra máu. Làm giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

1.5 Ảnh hưởng đến sinh sản ở phụ nữ

Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Các hóa chất được sử dụng trong sản xuất bao bì ni lông, đặc biệt là BPA, nó hoạt động như một estrogen. Về lâu dài, những hóa chất này có thể cản trở sự cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và các vấn đề về rối loạn thần kinh ở người.

Ảnh hưởng khả năng sinh sản của phụ nữ

2. Cách hạn chế tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông với môi trường

2.1. Đánh thuế cao lên mặt hàng này

Đây chính là một trong những cách đã được nhiều quốc gia áp dụng hiệu quả để hạn chế sử dụng bao bì ni-lông. Tại Ireland, luật thuế đánh vào túi ni-lông thông qua vào năm 2002 đã khiến nước này giảm được 92% lượng rác thải ni lông sử dụng. Thuỵ Sĩ, Đan Mạch, Nam Phi, Bangladesh, Italia, Bỉ,… cũng rất nhanh chóng thành công trong việc hạn chế rác thải nhựa bằng cách “đánh vào túi tiền” của người sử dụng túi ni-lông.

Đánh thuế cao việc sản xuất và sử dụng túi ni lông

Ở Việt Nam, biện pháp đánh thuế vào mặt hàng này cũng đã được đưa lên bàn thảo luận. Tháng 8/ 2008, tại hội thảo Quỹ Tái chế, Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM đã đề xuất ra giải pháp đánh thuế mặt hàng bao bì ni lông. Theo đó, mức thuế sẽ được cộng vào giá thành của túi và người tiêu dùng phải trả khi mua hàng.

Trong khi biện pháp tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông vẫn chưa thu được kết quả khả quan. Thì kế hoạch đánh thuế mặt hàng này hứa hẹn mang lại những hiệu quả thiết thực nhất cho vấn đề giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

2.2 . Sử dụng các loại túi đựng hàng thay thế

Để có thể hạn chế và xa hơn là cấm sử dụng túi ni lông, trước hết phải xác định loại hình túi đựng nào có thể thay thế cho chúng nhưng ít gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Dựa vào kinh nghiệm của một số nước đi trước, cũng như trên thực tế, đã có một số loại túi đựng hàng thay thế túi ni lông hiện nay, như: Túi làm từ bột giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi dệt từ sợi ni lông sử dụng nhiều lần, túi ni lông tự huỷ.

Sử dụng các vật liệu thay thế

2.3 Ly giấy tiện lợi bảo vệ môi trường

Có thể nói, sự xuất hiện của ly giấy là một giải pháp hiệu quả để thay thế cực kỳ tối ưu dành cho người tiêu dùng, Cả về mặt thẩm mỹ lẫn sức khỏe con người và đặc biệt là khả năng bảo vệ môi trường rất tốt. Bởi chúng được làm từ bột giấy tự nhiên nên rất dễ dàng bị phân hủy. Ngoài ra, chất liệu giấy vô cùng thân thiện với môi trường và con người do không sử dụng các hóa chất độc hại.

Sử dụng ly giấy cũng là cách giúp hạn chế tác hại của túi ni long

Vì thế, nếu bạn đang có thói quen sử dụng ly nhựa, thì hãy thay đổi ngay thói quen ấy bằng việc ủng hộ những chiếc cốc giấy để chung tay bảo vệ môi trường sống của chính mình, trước khi quá muộn.

Hiện nay, ly giấy đang được bày bán rất nhiều nơi trên địa bàn TP.HCM và Nam Á là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu. Đảm bảo cung cấp các sản phẩm ly giấy an toàn và chất lượng.

Bài viết trên đây của Nam Á đã chia sẻ về những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông ảnh hưởng đến môi trường sống như thế nào? Cũng như các giải pháp hạn chế thực trạng này một cách khả thi nhất.

Cách hạn chế tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông với môi trường

Video liên quan

Chủ Đề