Cách ghi chép Cornell

Ghi chép [note taking] là một trong những kỹ năng quan trọng mà mọi sinh viên cần có. Những bản note ấy không chỉ dừng lại ở việc ghi chép đủ các ý mà các ý đó phải được ghi chép có chọn lọc, súc tích, ngắn gọn, và được trình bày một cách rõ ràng, có hệ thống. Vì vậy để có được 1 bản note hiệu quả, bạn cần nắm được những kỹ thuật ghi chép cơ bản:

Ghi chép trong khi nghe giảng là để giúp bạn nắm được mục tiêu và nội dung của bài học cũng như những thông tin mà giảng viên muốn cung cấp trong buổi học. Việc ghi chép hiệu quả sẽ giúp bạn nâng cao kết quả học tập. Vậy, làm thế nào để ghi chép hiệu quả? Dưới đây là các thủ thuật để ghi chép hiệu quả trong khi nghe giàng:

Trước giờ học

  • Đọc trước giáo trình và các tài liệu liên quan đến chủ đề thầy cô sẽ thuyết trình.
  • Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho việc nghe giảng và ghi chép

Trong giờ học

  • Ngồi gần thầy cô để nghe rõ và tránh xao lãng, buồn ngủ;
  • Viết rõ tiêu đề bài học, ngày tháng và đánh số các trang ghi chép của bạn. Như thế sẽ rất tiện lợi cho bạn khi xem lại hoặc tìm lại chúng.
  • Hãy ghi chép bằng ngôn từ của bạn; ghi lạnế sẽ rất tiện lợi chovề các ý chính mà thtiện lợi cho bạn;
  • Đừng ngần ngại khi đặt câu hỏi cho thầy cô để đảm bảo bạn hiểu những nội dung thầy cô đã truyền đạt;
  • Sử dụng các kiểu chữ linh hoạt, hệ thống viết tắt, biểu tượng khi ghi chép;
  • Sử dụng bút màu để đánh dấu những phần quan trọng, những nội dung cần chú ý;
  • Không nên quá quan tâm đến các lỗi chính tả và các lỗi ngữ pháp;
  • Chú ý giọng nói và cử chỉ của thầy cô để đoán thêm đâu là ý chính, đâu là những nội dung quan trọng trong bài học đã được thầy cô nhấn mạnh;
  • Ghi chép những ý chính, những nội dung quan trọng thầy cô đã nói nhấn mạnh, viết trên bảng hay chiếu trên power point [không cần phải chép lại từng câu từng chữ của thầy cô nói], sau đó phát triển thêm bằng cách tự học [tự đọc, tự tìm tòi].
  • Nếu ghi không kịp thì nên bỏ qua một đoạn để bổ sung sau và tiếp tục ghi ngay những nội dung thầy cô đang truyền đạt.
  • Ghi theo phương pháp Cornell [xem bên dưới].

Sau giờ học

  • Dành ít nhất 10-15 phút đọc lại toàn bộ ghi chép của mình. Tóm tắt hay suy nghĩ về các ý chính;
  • So sánh và chia sẻ với ghi chép của các bạn khác;
  • Đoạn nào ghi không kịp, hỏi lại bạn bè hoặc thầy cô để ghi vào những khoảng trắng đã để trống;
  • Xem và tổng kết lại.

Waterbank [1989] đã tìm ra một phương pháp nhằm để giúp sinh viên trường Cornell University hình thành thói quen ghi chép. Phương pháp này mang tên “Cornell Note taking Technique” đã nhanh chóng được ứng dụng rộng rãi trên toàn nước Mỹ.

Theo Cornell, ta chia vở làm ba phần như hình vẽ:

Phần Câu hỏi/Từ khóa: Dành ¼ trang phía bên trái để ghi các từ quan trọng, các từ khóa, các sự kiện [có thể kèm theo thời gian] và thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào?

Phần Ghi chép: Dành ¾ trang phía bên phải để ghi phần phát triển ý chi tiết từ các từ khóa, diễn giải mở rộng ý chính, thường trả lời cho câu hỏi: Như thế nào? Làm sao?

Phần Tóm tắt: Một khoảng nhỏ phía dưới mỗi trang là nơi dành cho bạn tóm tắt những ý chính liên quan đến toàn bộ những nội dung vừa ghi chép trong trang đó.

Lưu ý: Phương pháp này dễ làm, đơn giản mà hiệu quả và tiết kiệm thời gian giúp bạn ghi chép có hệ thống, có trật tự. Tuy nhiên, khi ghi chép theo phương pháp Cornell, bản ghi chép của bạn cần đảm bảo 6R:

R1 = Record: Các thông tin được ghi chép đầy đủ;

R2 = Reduce: Các thông tin đã được ghi chép tóm lược theo ý;

R3 = Recite: Dùng bản ghi chép để trình bày lại được;

R4 = Reflect: Dùng bản ghi chép có thể đặt được câu hỏi cho người trình bày hoặc nêu được ý kiến của bản thân;

R5 = Review: Bản ghi chép đã được xem lại;

R6 = Recapitulate: Bản ghi chép đã được tóm tắt lại.

Sưu tầm

12,289 người xem

1. Sơ lượt về Kỹ năng ghi chép Cornell

Cornell Notes hay phương pháp ghi chép Cornell là một phương pháp được phát triển vào những năm 1950 bởi giáo sư Walter Pauk thuộc trường Đại học Cornell, nếu bạn chưa biết thì đây là ngôi trường thuộc nhóm những trường tốt nhất nước Mỹ.

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là trình bày nội dung mạch lạc và dễ hiểu. Khi bạn cần tìm bất cứ thông tin nào thì chỉ cần nhìn trên trang giấy là có thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung. Chính nhờ ưu điểm này mà kỹ năng ghi chép Cornell có thể dùng trong công việc hàng ngày, kể cả khi bạn đi học trên trường, tham gia các khóa học online, xem video trên mạng, đọc sách...

Phương pháp ghi chép này còn giúp cải thiện kỹ năng ghi nhớ của bạn. Thay vì việc chuẩn bị đề cương theo kiểu truyền thống thì bạn có thể sử dụng kỹ năng ghi chép Cornell để chuẩn bị cho các bài kiểm tra hay bài thi.

2. Các bước ghi chép Cornell

- Bước 1: Sắm ngay một cuốn sổ tay riêng thuận tiện trong việc ghi chép của bạn. Tiếp theo mở một trang giấy mà bạn muốn ghi chép.

- Bước 2: Hãy dùng thước kẻ một đường ngang cách mép cuối trang giấy 5cm. Tiếp tục kẻ một đường thẳng chia trang giấy của mình thành hai cột sao cho chạm đường kẻ ngang vừa kẻ.

Cột bên trái cách lề khoảng 5-6cm để ghi các tiêu đề, từ khóa, hoặc khái niệm… Đặt ra câu hỏi Ai? Cái gì? Khi nào?

Cột bên phải to nhất nên dành 3/4 trang giấy ghi các ý chính, nội dung diễn giải liên quan đến ý bên trái. Trả lời cho câu hỏi Như thế nào? Làm sao?

Phần cuối trang sẽ là tóm tắt, kết luận toàn bộ nội dung vừa ghi chép

- Bước 3: Cuối cùng hãy ghi chú lại những gì bạn chưa hiểu và chỉnh sửa lại. Sau đó hãy cùng đưa ra những thảo luận, thắc mắc của mình đến cho giáo viên, quản lý của bạn nhé.

3. Quy tắc 6R khoa học trong Cornell Notes

Mặc dù phương pháp ghi chép Cornel dễ làm, khoa học và khả thi hơn trong việc ghi chép. Nhưng để đảm bảo bản ghi chép của bạn rõ ràng và trật tự thì cần đảm bảo quy tắc 6R sau:

- R1 – Record: Cố gắng ghi nghe rõ và ghi chép từ khóa, ý chính đầy đủ vào sổ. Tốc độ là rất quan trọng;

-R2 – Reduce: Đặt câu hỏi ở cột trái, sau đó đánh dấu các đề mục;

-R3 – Retice: Tường thuật lại được bản ghi chép;

-R4 – Reflect: Thông qua bản ghi chép có thể đưa ra được câu hỏi cho người trình bày hoặc nêu được ý kiến của mình;

-R5 – Review: Rà xoát lại những gì mình ghi chép. Sau đó highlight lên cho bạn nhìn dễ dàng hơn;

-R6 – Recapitulate: Tóm lược được ý chính sau khi ghi chép.

4. Cách thực hành phương pháp ghi chép Cornell

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị cho mình một cuốn sổ riêng chỉ để ghi chép Cornell. Từng trang giấy có thể chia thành nhiều phần khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Các bước ghi chép theo phương pháp Cornell như sau:

4.1.Kẻ khung theo phương pháp ghi chép Cornell

Dùng viết kẻ một đường thẳng ngang bên dưới trang giấy. Phần này nên lấy 1/4 trang giấy, dùng để tóm tắt tổng quát nội dung bài học.

– Tiếp tục kẻ một đường thẳng đứng phía bên trái trang giấy khoảng 2,5 inch tính từ lề vào. Phần này dùng để ôn tập các nội dung đã học.

– Phần rộng nhất còn lại trên trang sẽ dùng để ghi tốc ký lại nội dung bài học. Vì đủ rộng nên bạn không cần phải ghi quá tắt. Hãy ghi vừa đủ hết các điểm quan trọng trong bài.

4.2.Tiến hành ghi chú theo phương pháp Cornell

Bắt đầu ghi chú từ trang bên tay phải trong lúc nghe giảng.

– Ghi cụ thể tên môn, chủ đề và ngày tháng lên đầu trang. Những chi tiết nhỏ này sẽ giúp bạn xem lại bài học nhanh chóng hơn.

– Trong lúc nghe bài học, hãy nhanh tay ghi chú lại ở phần rộng nhất bên tai phải. Càng ghi được nhiều ý chính thì càng tốt.

– Hãy nghe và chép một cách chủ động. Khi bắt gặp một dữ liệu quan trọng, hãy ghi tốc ký lại ngay lập tức. Những cụm từ cho thấy dấu hiệu xuất hiện dữ liệu quan trọng sẽ giúp bạn nhận diện. Chẳng hạn như “Nguyên nhân cốt lõi là…”, “Có những thành tố như sau…”. Những chi tiết được giảng viên lặp đi lặp lại nhiều lần cũng nên được ghi lại.

– Hãy tối giản hóa các câu chữ càng ngắn gọn càng tốt. Thay vì viết cả đoạn dài, bạn hãy rút gọn lại thành những gạch đầu dòng. Cố gắng viết vắn tắt là có thể đẩy nhanh tốc độ ghi chép mà vẫn đầy đủ thông tin tổng quát.

4.3.Kiểm tra lại bản ghi chép và mở rộng nếu có thể.

– Giữ lại những dữ liệu quan trọng bên cột bên trái và loại bỏ những thông tin thừa.

– Suy nghĩ những câu hỏi mà bạn nghĩ là sẽ xuất hiện trong bài kiểm tra có liên quan tới kiến thức này. Liệt kê những câu hỏi này ở cột bên trái.

– Ở phần dưới cùng trang giấy, hãy tóm tắt toàn bộ nội dung bài nằm gọn trong phần cuối. Mẹo ghi nhớ đó là hãy tự hỏi chính bạn xem mình sẽ giảng lại cho người khác ra sao? Từ đó viết trọng tâm bài học bằng từ ngữ của riêng mình. Một khi viết được mà không cần nhìn lại nội dung nghĩa là bạn đã hiểu được bài.

– Ôn tập với bản ghi chép Cornell:Đơn giản bạn chỉ việc đọc đi đọc lại bản ghi Cornell nhiều lần. Hãy dành thời gian nghiên cứu những câu hỏi bên trái và bản tóm tắt cuối trang.

5.Tác dụng của phương pháp ghi chép Cornell

Chắc chắc phương pháp ghi chép Cornell có cực nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với cách ghi chép truyền thống. Một vài phương pháp có thể nhận thấy ngay khi thực hiện:

  • Rút ngắn thời gian ghi chép

Dễ nhận thấy rằng tốc độ giảng bài trên lớp của các thầy cô thường khá nhanh. Nếu giữ cách ghi chép cũ bạn sẽ thấy khó khăn trong việc ghi chép kịp tiến độ bài giảng. Không những thế, bạn có thể bỏ lỡ nhiều thông tin, có khi ngủ gà ngủ gật không thể tập trung nữa. Vậy nên Cornell Notes chắc chắn là phương pháp hữu ích nhất cho bạn.

Không nhất thiết phải ghi toàn bộ từng câu từng chữ ý hệt nội dung bài giảng. Hãy chắt lọc ý chính, tìm từ khóa mà thôi. Trong lúc lắng nghe và tư duy bạn sẽ “nảy số” được những câu hỏi ghi ở cột bên trái. Nếu như ở cách ghi truyền thống, bạn không có đủ thời gian cho việc này vì mải chép lại tất cả lời thầy cô nói rồi.

Qua tác dụng trên có thể thấy Cornell Notes không chỉ hiệu quả mà còn khiến việc ghi chép của chúng ta trở nên thú vị. Cornell Notes giúp bạn thuận tiện hơn trong việc làm sơ đồ tu duy [mindmap] sau này. Vì điểm chung của mindmap và sơ đồ tư duy chính là từ khóa. Do vậy, khi muốn trình bày sơ đồ tư duy phương pháp này sẽ không phải mất thời gian tìm từ khóa như cách viết truyền thống.

  • Ôn bài dễ dàng
Ôn bài bằng phương pháp Cornell Notes

Chắc hẳn bạn đã từng rơi vào tình huống kiểm tra mà quên chưa học bài? Hay ngay hôm sau có tiết kiểm tra 15 phút nhưng tối qua lại mải xem phim? Phương pháp ghi chép Cornell là biện pháp chữa cháy hữu hiệu cho bạn. Chỉ cần nhìn lướt qua những ghi chép của mình, đọc lại ý chính và các từ khóa quan trọng. Đảm bảo các kiến thức sẽ được tái hiện lại nhanh chóng sau một vài lần đọc.

  • Tư duy sáng tạo trong công việc

Không chỉ áp dụng vào việc học tập, Cornell Notes còn có thể áp dụng được mọi vấn đề trong cuộc sống hằng ngày. Áp dụng ngay nó một cách sáng tạo để đạt hiệu quả cao trong công việc của bạn. Có thể là ngay trong buổi thuyết trình, buổi họp của công ty, áp dụng ngay phương pháp ghi chép Cornell. Mặc dù không ghi chép bạn cũng có thể theo kịp tiến độ, nhưng sẽ khó khăn hơn khi phải xem lại hay đặt câu hỏi.

6. Ứng dụng của kỹ năng ghi chép Cornell

Không chỉ hỗ trợ trong việc ghi chép và trình bày nội dung, phương pháp Cornell còn có thể giúp bạn ôn luyện hiệu quả theo cách sau:

-Nếu bạn cần rà soát lại các ý chính thì chỉ cần nhìn vào cột bên trái là đủ. Đây được xem là sườn nội dung để bạn có thể nắm bắt nhanh khi bất chợt bị hỏi bài cũ.

-Nếu bạn cần tìm hiểu sâu hơn về nội dung để chuẩn bị đi thi, lấy tư liệu cho một buổi thuyết trình… thì cần nghiên cứu nội dung cột bên phải.

-Bạn cũng có thể lần lượt che phần nội dung bên trái hoặc bên phải để học câu trả lời hoặc luyện tập dự đoán câu hỏi.

-Phần nội dung tóm tắt sẽ là những khái quát để bạn chia sẻ nội dung khi bàn bạc, thảo luận nhóm. Trong trường hợp kiểm tra nhưng bạn không thể nhớ nội dung chi tiết của cột bên phải thì nội dung tóm tắt cũng có thể giúp bạn “vớt vát” được chút điểm cộng.

Kỹ năng ghi chép Cornell đã được chứng minh không chỉ có tác dụng ghi nhớ rất tốt mà còn đặc biệt hữu ích khi muốn áp dụng kiến thức học được vào trong thực tế. Bạn hãy thử áp dụng phương pháp này trong công việc, học tập và cảm nhận sự cải thiện. Chúc bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề