Cách đọc tiêu bản nhuộm vi khuẩn

VS.QTKT.TC. 05. Vi khuẩn nhuộm soi

[Cập nhật: 6/7/2020]

VS.QTKT.TC. 05. Vi khuẩn nhuộm soi

I. MỤC ĐÍCH

Mô tả và hướng dẫn cách thực hiện xét nghiệm nhuộm soi Gram và nhận định sơ bộ hình ảnh vi khuẩn và các hình ảnh tế bào [nếu có] trực tiếp từ bệnh phẩm.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Áp dụng tại Khoa xét nghiệm Vi sinh - Bệnh viện đa khoa Tỉnh Quảng Ninh.

III. TÀI LIỆU VIỆN DẪN

  • Quyết định 26/QĐ-BYT ban hành ngày 03/01/2013 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Vi sinh Y học”
  • Bộ Y tế, Giáo trình thực hành Vi sinh vật, NXB Y học, 2004.

IV. TRÁCH NHIỆM

  • Người thực hiện: Cán bộ xét nghiệm đã được đào tạo và có chứng chỉ hoặc chứng nhận về chuyên ngành Vi sinh.
  • Người nhận định và phê duyệt kết quả: Cán bộ xét nghiệm có trình độ đại học hoặc sau đại học về chuyên ngành Vi sinh.
  • Cán bộ QLCL, tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm giám sát việc tuân thủ quy trình

V. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT

HD

Hướng dẫn

QC

Quality control

QLCL

Quản lý chất lượng

QTKT

Quy trình kỹ thuật

VK

Vi khuẩn

VS

Vi sinh

VI. NGUYÊN LÝ

Đánh giá hình thể, kích thước, tính chất bắt màu, cách sắp xếp của vi khuẩn và các hình ảnh tế bào [nếu có] bằng kỹ thuật nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học

VII. TRANG THIẾT BỊ VÀ VẬT TƯ

7.1. Trang thiết bị

  • Máy ly tâm [cần cho một số loại bệnh phẩm]
  • Tủ an toàn sinh học cấp 2
  • Kính hiển vi quang học
  • Dụng cụ sấy lam [nếu có]

7.2. Dụng cụ hóa chất, vật tư tiêu hao

Lọ lấy bệnh phẩm

Que cấy

Lam kính

Dầu soi kính

Cồn 90°lau kính

Nước muối sinh lý

Thuốc nhuộm đỏ fuchsin

Thuốc nhuộm tím gentian

Cồn tẩy 95%

Lugol

Thuốc nhuộm xanh methylen

Bông

Cồn 90°[vệ sinh dụng cụ]

Đèn cồn

Panh

Khay đựng bệnh phẩm

Hộp vận chuyển bệnh phẩm

Khẩu trang

Găng tay

Găng tay xử lý dụng cụ

Quần áo bảo hộ

Acid ngâm lam

Ống nghiệm thủy tinh

Bút viết kính

Bút bi

Bật lửa

Sổ lưu kết quả xét nghiệm

Cồn sát trùng tay nhanh

Dung dịch nước rửa tay

Khăn lau tay

Giấy trả kết quả xét nghiệm

7.3. Mu bệnh phẩm

Tất cả các mẫu bệnh phẩm có chỉ định vi khuẩn nhuộm soi.

VIII. NỘI DUNG

8.1. Chuẩn bị

  • Khởi động tủ an toàn sinh học ít nhất 15 phút trước khi thực hiện
  • Sắp xếp các dụng cụ cần thiết vào tủ an toàn sinh học
  • Chọn lam kính sạch, không xước. Hơ lam kính qua ngọn lửa đèn cồn để hủy chất dầu còn dính trên lam kính, để nguội lam tự nhiên.
  • Đánh dấu tiêu bản bằng cách dùng bút chì đen HB ghi mã số bệnh phẩm lên đầu mờ lam kính.

8.2. Dàn tiêu bản

  • Thực hiện trong tủ an toàn sinh học
  • Bệnh phẩm dàn đều đặn liên tục tạo độ mịn dày vừa phải hình ô van kích thước dài 2 cm rộng 1cm.
  • Ngâm que phết sau khi dàn vào dung dịch sát khuẩn phenol 5% hoặc Jave 0,5%.

8.3. Làm khô tiêu bản

  • Đặt tiêu bản lên mâm kính và đê tiêu bản khô tự nhiên hoàn toàn ở nhiệt độ phòng [18-25°C].

Lưu ý: Không làm khô tiêu bản bằng đèn cồn hoặc ánh nắng mặt trời.

8.4. Cố định tiêu bản

  • Thực hiện bên ngoài tủ an toàn sinh học
  • Hơ nóng tiêu bản qua lại trên ngọn lửa đèn cồn 3-4 làn, mỗi lần 3 giây.

Lưu ý: Không cố định khi tiêu bản chưa khô hoàn toàn.

8.5. Nhuộm màu

  • Đặt tiêu bản lên giá nhuộm
  • Phủ đầy dung dịch Tím gentians lên mặt phết tiêu bản đã được cố định.
  • Để trong 1 đến 2 phút.
  • Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
  • Phủ dung dịch lugol 1 phút.
  • Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.
  • Tẩy màu bằng cồn 90◦ đến khi bạc màu. 10 đến 30s.
  • Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ [lưu ý: Không xối vòi nước thẳng vào vết dàn]
  • Phủ thuốc nhuộm Fuchsin kiềm 30 giây.
  • Rửa dưới vòi nước chảy nhẹ.

IX. DIỄN GIẢI KẾT QUẢ

9.1.  Đánh giá hình ảnh vi khuẩn trên tiêu bản nhuộm Gram

  • Soi tiêu bản bằng việc sử dụng kính hiển vi quang học vật kính dầu 100X theo hướng dẫn sử dụng kính hiển vi vật kính dầu mã hiệu VS.HD.03

+  VK Gram dương : vi khuẩn bắt màu tím sẫm của gentians

+  VK Gram âm : vi khuẩn bắt màu đỏ của fuchsin

9.2.  Đánh giá hình ảnh tế bào trên tiêu bản nhuộm đơn [nếu có]

X. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

10.1. Kích cỡ mẫu bệnh phẩm trên lam kính

  • Hình ovan nằm ở giữa lam
  • Chiều rộng 1 cm, chiều dài 2 cm.

10.2. Độ mịn

  • Bề mặt tiêu bản liên tục, đều đặn, không bị rỗng, bong.
  • Soi kính: Các vi trường liên tục không có nhiều vi trường rỗng độ sáng đều.

10.3. Độ sạch

  • Soi không thấy các cặn bẩn, cặn Fuchsin, tinh thể....
  • Nếu thấy các cặn bẩn có thể do thuốc nhuộm để lâu.

XI. AN TOÀN

Áp dụng các biện pháp an toàn chung khi xử lý mẫu và thực hiện xét nghiệm theo quy trình về an toàn xét nghiệm mã hiệu STAT

XI. LƯU Ý

  • Gram dương giả: Tẩy cồn chưa đủ thời gian
  • Gram âm giả:

+  Tuổi của mẫu cấy vi khuẩn ảnh hưởng lên tính chất nhuộm Gram ở

các mẫu cấy vi khuẩn để thời gian quá lâu.

+  Tẩy cồn quá lâu và tráng không kỹ.

  • Nhuộm lại tiêu bản khi nghi ngờ kết quả không chính xác.

XII. HỒ SƠ LƯU

  • Lưu trữ các biểu mẫu phiếu QC theo đúng quy định của khoa.

XIII. TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Tên tài liệu

Mã tài liệu

Sổ tay lấy mẫu bệnh phẩm Khoa Vi Sinh

VS.STLM

Hướng dẫn sử dụng kính hiển vi

Hướng dẫn sử dụng tủ an toàn sinh học

Quy trình trả kết quả xét nghiệm Khoa Vi Sinh

Nhuộm soi dịch sinh dục là một kỹ thuật được ứng dụng phổ biến trong việc chẩn đoán các bệnh lý đường sinh dục. Vậy cách đọc kết quả xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi dịch sinh dục như thế nào?

1. Chỉ định Xét nghiệm nhuộm soi dịch sinh dục

Ở nữ giới bình thường sẽ tiết ra khí hư không màu, không mùi, hơi sệt, số lượng ít. Đến ngày rụng trứng hoặc gần đến kỳ kinh lượng lượng khí hư có thể nhiều hơn, đặc hơn.

Chỉ định Xét nghiệm nhuộm soi dịch sinh dục trong các trường hợp sau:

  • Viêm nhiễm đường sinh dục như thay đổi màu sắc khí hư [ màu xanh vàng, trắng đục, nâu đen,..] ra nhiều khí hư hơn bình thường, lợn cợn như sữa chua kèm theo Ngứa ngáy khó chịu, vùng kín có mùi hôi tanh bất thường.
  • Rối loạn tiểu tiện: tiểu buốt, rát, tiểu đau buốt, có mủ màu xanh..
  • Nam giới nghi ngờ Lậu như tăng tiết dịch niệu đạo, có mủ, đôi khi lẫn máu, xuất hiện nhiều vào sáng sớm.
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều
  • Đau rát khi quan hệ tình dục, có thể chảy máu kèm theo.

Những dấu hiệu trên cảnh báo có thể bạn đang bị viêm âm đạo, viêm niệu đạo, lậu, nấm âm đạo, hoặc những vấn đề khác do vi khuẩn, trùng roi đường sinh dục,... Thực hiện xét nghiệm nhuộm soi góp phần giúp chẩn đoán nguyên nhân và điều trị có hiệu quả.

Chỉ định xét nghiệm nhuộm soi dịch sinh dục khi nữ giới bị viêm âm đạo

Xét nghiệm nhuộm soi nhằm đánh giá 1 số loại vi khuẩn nhằm tìm định hướng nguyên nhân gây bệnh. Kết quả xét nghiệm nhuộm soi dịch sinh dục cho kết quả bình thường như sau:

  • Nấm [âm tính]: Không bị nhiễm nấm
  • Trichomonas [âm tính]: Không bị nhiễm trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis.
  • Cầu khuẩn Gram [âm tính]: Không bị nhiễm các cầu khuẩn Gram dương
  • Trực khuẩn Gram [âm tính]: Không bị nhiễm các loại vi khuẩn là các trực khuẩn Gram âm như: Escherichia coli, pseudomonas
  • Bạch cầu [+]: Bình thường có bạch cầu trong mẫu dịch
  • Song cầu gram âm[-] không có Lậu cầu
  • Clue cell [-]: Tế bào clue cell âm tính.
  • Test sniff [-]: Âm tính.

Xét nghiệm nhuộm soi nhằm đánh giá 1 số loại vi khuẩn

Nhuộm soi vi khuẩn dịch sinh dục là kỹ thuật nhuộm các bệnh phẩm là dịch âm đạo, dịch niệu đạo, sau đó quan sát dưới kính hiển vi phóng đại để quan sát hình thái, màu sắc, tế bào,.. mục đích đánh giá tỷ lệ vi khuẩn dịch sinh dục, tìm vi khuẩn, nấm, trichomonas, lậu cầu hay đơn bào gây bệnh thường gặp.

Xét nghiệm nhuộm soi dựa trên hình thái, cấu trúc và tính chất bắt màu của vách vi khuẩn khi nhuộm Gram để phân biệt được vi khuẩn Gram dương và Gram âm.

Sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, nhân viên y tế sẽ tiến hành nhuộm Gram để quan sát dưới kính hiển vi phóng đại. Kết quả của một lam nhuộm soi dịch đường sinh dục thông thường có thể phát hiện:

  • Nấm: thường gặp nhất là nấm Candida albicans, biểu hiện của tế bào nấm men là hình bầu dục, có hoặc không có sợi nấm, bắt màu gram dương.
  • Trùng roi đường sinh dục Trichomonas: hình ảnh trùng roi giống hình quả lê, chuyển động xoay tròn tiến tới là kiểu chuyển động rất đặc biệt, nó là dấu hiệu đặc trưng để nhận ra Trichomonas Vaginalis. Trước khi tiến hành nhuộm soi nên tiến soi tươi trực tiếp
  • Bạch cầu: Bình thường trong dịch âm đạo có xuất hiện bạch cầu nhưng số lượng ít. Trường hợp phát hiện hơn 100 bạch cầu/ vi trường khi quan sát dưới vật kính 10 được coi là bất thường.
  • Tế bào Clue cells: Tế bào Clue cells là những tế bào biểu mô bị các vi khuẩn xâm nhập và phá vỡ cấu trúc màng tế bào. Sự xuất hiện tế bào Clue cell được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán Viêm âm đạo do vi khuẩn.
  • Lậu cầu: Bệnh lậu khi có hình ảnh song cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê, đứng thành đôi, nằm trong tế bào bạch cầu, đôi lúc nằm ngoài bạch cầu dạng gonocoque.
  • Tạp khuẩn: quan sát và đánh giá các vi khuẩn gây viêm nhiễm đường sinh dục như trực khuẩn gram âm, cầu khuẩn gram âm, cầu khuẩn gram dương,...
  • Tế bào biểu mô: trong dịch âm đạo, dịch niệu đạo thường sẽ xuất hiện các tế bào biểu mô.
  • Test sniff: tiến hành nhỏ vài giọt dung dịch KOH vào dịch âm đạo. Test sniff dương tính khi thấy có mùi tanh cá ươn. Ngược lại test sniff âm tính nếu không thấy có mùi này và đây là một dấu hiệu gợi ý đến vi khuẩn Gradnerella vaginallis.

Trường hợp thấy xuất hiện nấm, các vi khuẩn gây bệnh, trùng roi, tế bào Clue cells và sự tăng sinh nhiều bạch cầu sẽ là dấu hiệu cảnh báo viêm nhiễm đường sinh dục.

Bệnh lý về viêm nhiễm đường sinh dục ảnh hưởng đến đời sống gây cảm giác khó chịu, đau rát, Ngứa ngáy. Ngoài ra bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam nữ giới. Do vậy phụ nữ và nam giới cần phải đi khám nếu có những dấu hiệu bất thường kể trên.

                                                                                                             Tổng hợp theo: vinmec.com

Video liên quan

Chủ Đề