Cách chạy xe giường nằm

2015-03-18 08:46:00

Xe khách giường nằm - những nguy cơ mất an toàn hiện hữu

Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm khoảng 6%-6,5%/năm. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, kéo theo nhu cầu của người dân đòi hỏi cũng phải được cải thiện. Trên lĩnh vực giao thông vận tải, nhất là vận tải hành khách có nhiều sự thay đổi cả về số lượng, chất lượng và hình thức phục vụ. Đáng chú ý là sự xuất hiện của phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô giường nằm.

Tính đến hết năm 2014, cả nước đã có 4.553  xe khách giường nằm [trong khi năm 2013 mới có 1.612 xe khách giường nằm]. Sự ra đời và bùng phát của xe ô tô khách giường nằm đã đáp ứng được nhu cầu vừa đi lại, vừa được nghỉ trong quá trình di chuyển của người dân. Bên cạnh đó giá cả, tiện nghi, thời gian di chuyển lại hợp lý, nên ô tô khách giường nằm được người dân lựa chọn, sử dụng khi đi đi lại với những cung đường trên 200 km. Cũng chính vì thế, xe khách giường nằm đã “lên ngôi” và thực sự hút khách trong các kỳ nghỉ lễ, tết, các tua du lịch. Ai mà chẳng thích khi lên xe tiện nghi, sạch sẽ, leo lên giường ngủ một giấc là mai đã đến địa điểm cần tới.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng phát sinh từ đây.

Theo thống kê của Cục CSGT, thời gian qua, trên địa bàn cả nước xảy ra một số vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến xe khách giường nằm làm thiệt lớn về người và tài sản, điển hình:

Hồi 9h30’ ngày 16/4/2014, tại đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương thuộc ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, Châu Thành, Tiền Giang đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ôtô khách 29 chỗ BKS 71B-00.126 do lái xe Trần Thanh Phong sinh năm 1979, trú tại Tân Xuân, Ba Tri, Bến Tre điều khiển, đâm vào phía sau xe tải bồn chở nước BKS 57H-0258 do lái xe Bùi Trùng Dương, sinh năm 1989 ở phường 4, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp điều khiển, chạy chậm cùng chiều phía trước để tưới cây. Hậu quả làm 07 người chết [trong đó có cả lái xe khách] 07 người bị thương.

Hồi 19h ngày 01/9/2014, tại km 19 Quốc lộ 4D [đoạn đường từ Sa Pa về TP. Lào Cai thuộc địa phận xã Tòng Sảnh, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai], xe ô tô khách giường nằm 29B-085.82 bị tai nạn rơi xuống vực sâu khoảng 200m so với mặt đường. Hậu quả làm chết 14 người, bị thương 35 người.

Qua phân tích 18.609 vụ TNGT năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015 cho thấy liên quan đến xe ô tô chở khách xảy ra 767 vụ [chiếm 4,12%]; làm chết 455 người; làm bị thương 369 người, thiệt hại tài sản ước tính 7.271,95 triệu đồng.

Nguyên nhân gây TNGT chủ yếu là do lỗi của người điều khiển phương tiện : Vi phạm tốc độ chiếm 6,51% ;  Đi không đúng làn đường, phần đường quy định chiếm 25,6%; Vượt  sai quy định chiếm 10,4%; Chuyển hướng không đảm bảo an toàn 7,7% ; Không đảm bảo khoảng cách an toàn 10,4%; Sử dụng bia, rượu quá nồng độ cồn quy định chiếm 3,0%...

Về thời gian gây tai nạn tập trung từ 12h- 18h chiếm 35,53%; từ 18h- 24 h chiếm 26,21%; từ 6h-12h chiếm 24,12%; từ 0h- 6h chiếm 14,34%,

Về địa bàn xảy ra: Đường quốc lộ chiếm 62,97%; đường nội thành, nội thị chiếm 17,08%; đường tỉnh lộ chiếm 11,99%; đường nông thôn chiếm 2,61% ; đường cao tốc chiếm 2,22%; tuyến đường khác chiếm 3,13%.

Từ phân tích trên cho thấy nguyên nhân chủ yếu của tai nạn với xe khách giường nằm là do ý thức tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện còn hạn chế, còn tồn tại nhiều hành vi, lỗi vi phạm chủ yếu vẫn là: chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, tránh, vượt không đúng quy định, chở quá tải, quá số người quy định, dừng, đỗ xe đón, trả khách không đúng nơi quy định… Địa bàn xảy ra tai nạn chủ yếu tập trung tại các tuyến quốc lộ, thời gian vào buổi chiều và chiều tối xảy ra tai nạn nhiều hơn.

Trao đổi với một số chuyên gia về giao thông vận tải cho thấy hiện nay ở nước ta cơ sở hạ tầng giao thông có nhiều đoạn, tuyến chưa phù hợp với loại xe khách giường nằm. Nhất là đối với các tuyến đường hẹp, đường cong, đường dốc, cần phải nghiên cứu xem có nên cho phép xe giường nằm lưu thông không? Bởi xe giường nằm khi gặp khúc cua đường cong, dốc rất dễ bị nghiêng lật do trọng tâm xe khách giường nằm cao hơn xe khách bình thường. Bên cạnh đó đường đưa vào sử dụng tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là đường đồng cấp, có nhiều loại phương tiện cùng tham gia giao thông trên một làn đường, dễ gây mất TTATGT dẫn đến TNGT.

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe khách giường nằm do lợi nhuận thường tăng ca, tăng kíp đặc biệt là vào các ngày lễ, ngày nghỉ, Tết…. nên buộc lái xe phải chạy nhanh, ẩu, chạy quá thời gian quy định [lái xe quá 10 giờ trong ngày hoặc liên tục quá 4 giờ] để đảm bảo đủ chuyến cho doanh nghiệp, dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn.

Không ít trường hợp doanh nghiệp mua xe cũ 47 chỗ ngồi rồi hoán cải thành xe giường nằm. Các loại xe “hoán cải” này, đều có những khác biệt rất lớn so với xe giường nằm “nguyên bản”. Những “khác biệt” này rất dễ nhận thấy như: Không có cửa thoát hiểm thiết kế theo kiểu đóng mở; không có nhà vệ sinh trên xe… và tất nhiên là cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông.

Và trong một trao đổi của tác giả với một nhà sản xuất xe ô tô khách có thương hiệu uy tín trên thế giới thì được biết, hãng không sản xuất xe giường nằm với hai lý do thứ nhất do giải quyết vấn đề cân bằng trọng tâm đối với xe khách giường nằm rất phức tạp và thứ hai là xe khách giường nằm đòi hỏi phải có hệ thống điện đáp ứng hoạt động của nhiều thiết bị, do vậy cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy, chập điện cao…


Giải pháp nào cho xe khách giường nằm

Không thể phủ nhận được những lợi thế của xe khách giường nằm, nhưng cũng không vì thế mà buông lỏng quản lý loại hình vận tải này. Chính vì vậy, việc đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, phòng ngừa tai nạn, đảm bảo an toàn cho hành khách đi xe, là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết.

Trước hết, cần tăng cường giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho các lái xe, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ cần kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến TNGT như: chạy quá tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt không đúng quy định; quá số người quy định…

Hiện nay theo quy định, các xe vận tải hành khách giường nằm bắt buộc phải có camera giám sát hành trình, do vậy đề nghị các cơ quan chức năng triệt để khai thác các ứng dụng của công nghệ này trong quá trình giám sát lái xe, hành trình xe trên đường qua đó kịp thời phát hiện và xử lý các lỗi của lái xe và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, trường hợp doanh nghiệp vi phạm thể lệ vận tải nghiêm trọng cần mạnh tay xử lý [kể cả rút giấy phép kinh doanh, hợp đồng, du lịch].

Cơ quan chức năng quản lý trong lĩnh vực này nhanh chóng khảo sát các tuyến đường trên toàn quốc, để khuyến cáo, quy định những tuyến, đoạn đường không phù hợp với xe khách giường nằm. Đồng thời có quy định riêng về bảo đảm ATGT đường bộ cho xe khách giường nằm, đặc biệt là quy định về tốc độ, quãng đường di chuyển của xe. Trường hợp cần thiết, cần có những nghiên cứu khoa học để kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của xe khách giường nằm đối với hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam.

Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe khách giường nằm, nhất là với những xe khách hoán cải thành xe giường nằm.

          Thực hiện đúng quy định Thông tư số 63/2014-BGTVT ngày 7/1/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, từ ngày 01/7/2015 không được sử dụng xe khách có giường nằm 2 tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi./.

Hoàng Thanh

[Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả]

Xe khách giường nằm - những nguy cơ mất an toàn hiện hữu

Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm khoảng 6%-6,5%/năm. Đời sống của nhân dân từng bước được nâng lên, kéo theo nhu cầu của người dân đòi hỏi cũng phải được cải thiện. Trên lĩnh vực giao thông vận tải, nhất là vận tải hành khách có nhiều sự thay đổi cả về số lượng, chất lượng và hình thức phục vụ. Đáng chú ý là sự xuất hiện của phương tiện vận tải hành khách bằng xe ô tô giường nằm.

Tính đến hết năm 2014, cả nước đã có 4.553  xe khách giường nằm [trong khi năm 2013 mới có 1.612 xe khách giường nằm]. Sự ra đời và bùng phát của xe ô tô khách giường nằm đã đáp ứng được nhu cầu vừa đi lại, vừa được nghỉ trong quá trình di chuyển của người dân. Bên cạnh đó giá cả, tiện nghi, thời gian di chuyển lại hợp lý, nên ô tô khách giường nằm được người dân lựa chọn, sử dụng khi đi đi lại với những cung đường trên 200 km. Cũng chính vì thế, xe khách giường nằm đã “lên ngôi” và thực sự hút khách trong các kỳ nghỉ lễ, tết, các tua du lịch. Ai mà chẳng thích khi lên xe tiện nghi, sạch sẽ, leo lên giường ngủ một giấc là mai đã đến địa điểm cần tới.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề cũng phát sinh từ đây.

Theo thống kê của Cục CSGT, thời gian qua, trên địa bàn cả nước xảy ra một số vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có liên quan đến xe khách giường nằm làm thiệt lớn về người và tài sản, điển hình:

Hồi 9h30’ ngày 16/4/2014, tại đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương thuộc ấp Tân Quới, xã Tân Lý Đông, Châu Thành, Tiền Giang đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ôtô khách 29 chỗ BKS 71B-00.126 do lái xe Trần Thanh Phong sinh năm 1979, trú tại Tân Xuân, Ba Tri, Bến Tre điều khiển, đâm vào phía sau xe tải bồn chở nước BKS 57H-0258 do lái xe Bùi Trùng Dương, sinh năm 1989 ở phường 4, TP. Cao Lãnh, Đồng Tháp điều khiển, chạy chậm cùng chiều phía trước để tưới cây. Hậu quả làm 07 người chết [trong đó có cả lái xe khách] 07 người bị thương.

Hồi 19h ngày 01/9/2014, tại km 19 Quốc lộ 4D [đoạn đường từ Sa Pa về TP. Lào Cai thuộc địa phận xã Tòng Sảnh, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai], xe ô tô khách giường nằm 29B-085.82 bị tai nạn rơi xuống vực sâu khoảng 200m so với mặt đường. Hậu quả làm chết 14 người, bị thương 35 người.

Qua phân tích 18.609 vụ TNGT năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015 cho thấy liên quan đến xe ô tô chở khách xảy ra 767 vụ [chiếm 4,12%]; làm chết 455 người; làm bị thương 369 người, thiệt hại tài sản ước tính 7.271,95 triệu đồng.

Nguyên nhân gây TNGT chủ yếu là do lỗi của người điều khiển phương tiện : Vi phạm tốc độ chiếm 6,51% ;  Đi không đúng làn đường, phần đường quy định chiếm 25,6%; Vượt  sai quy định chiếm 10,4%; Chuyển hướng không đảm bảo an toàn 7,7% ; Không đảm bảo khoảng cách an toàn 10,4%; Sử dụng bia, rượu quá nồng độ cồn quy định chiếm 3,0%...

Về thời gian gây tai nạn tập trung từ 12h- 18h chiếm 35,53%; từ 18h- 24 h chiếm 26,21%; từ 6h-12h chiếm 24,12%; từ 0h- 6h chiếm 14,34%,

Về địa bàn xảy ra: Đường quốc lộ chiếm 62,97%; đường nội thành, nội thị chiếm 17,08%; đường tỉnh lộ chiếm 11,99%; đường nông thôn chiếm 2,61% ; đường cao tốc chiếm 2,22%; tuyến đường khác chiếm 3,13%.

Từ phân tích trên cho thấy nguyên nhân chủ yếu của tai nạn với xe khách giường nằm là do ý thức tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện còn hạn chế, còn tồn tại nhiều hành vi, lỗi vi phạm chủ yếu vẫn là: chạy quá tốc độ, đi không đúng phần đường, làn đường, tránh, vượt không đúng quy định, chở quá tải, quá số người quy định, dừng, đỗ xe đón, trả khách không đúng nơi quy định… Địa bàn xảy ra tai nạn chủ yếu tập trung tại các tuyến quốc lộ, thời gian vào buổi chiều và chiều tối xảy ra tai nạn nhiều hơn.

Trao đổi với một số chuyên gia về giao thông vận tải cho thấy hiện nay ở nước ta cơ sở hạ tầng giao thông có nhiều đoạn, tuyến chưa phù hợp với loại xe khách giường nằm. Nhất là đối với các tuyến đường hẹp, đường cong, đường dốc, cần phải nghiên cứu xem có nên cho phép xe giường nằm lưu thông không? Bởi xe giường nằm khi gặp khúc cua đường cong, dốc rất dễ bị nghiêng lật do trọng tâm xe khách giường nằm cao hơn xe khách bình thường. Bên cạnh đó đường đưa vào sử dụng tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là đường đồng cấp, có nhiều loại phương tiện cùng tham gia giao thông trên một làn đường, dễ gây mất TTATGT dẫn đến TNGT.

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe khách giường nằm do lợi nhuận thường tăng ca, tăng kíp đặc biệt là vào các ngày lễ, ngày nghỉ, Tết…. nên buộc lái xe phải chạy nhanh, ẩu, chạy quá thời gian quy định [lái xe quá 10 giờ trong ngày hoặc liên tục quá 4 giờ] để đảm bảo đủ chuyến cho doanh nghiệp, dẫn đến nguy cơ xảy ra tai nạn.

Không ít trường hợp doanh nghiệp mua xe cũ 47 chỗ ngồi rồi hoán cải thành xe giường nằm. Các loại xe “hoán cải” này, đều có những khác biệt rất lớn so với xe giường nằm “nguyên bản”. Những “khác biệt” này rất dễ nhận thấy như: Không có cửa thoát hiểm thiết kế theo kiểu đóng mở; không có nhà vệ sinh trên xe… và tất nhiên là cũng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông.

Và trong một trao đổi của tác giả với một nhà sản xuất xe ô tô khách có thương hiệu uy tín trên thế giới thì được biết, hãng không sản xuất xe giường nằm với hai lý do thứ nhất do giải quyết vấn đề cân bằng trọng tâm đối với xe khách giường nằm rất phức tạp và thứ hai là xe khách giường nằm đòi hỏi phải có hệ thống điện đáp ứng hoạt động của nhiều thiết bị, do vậy cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy, chập điện cao…


Giải pháp nào cho xe khách giường nằm

Không thể phủ nhận được những lợi thế của xe khách giường nằm, nhưng cũng không vì thế mà buông lỏng quản lý loại hình vận tải này. Chính vì vậy, việc đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, phòng ngừa tai nạn, đảm bảo an toàn cho hành khách đi xe, là yêu cầu cấp bách hơn bao giờ hết.

Trước hết, cần tăng cường giáo dục ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông cho các lái xe, đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ cần kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến TNGT như: chạy quá tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt không đúng quy định; quá số người quy định…

Hiện nay theo quy định, các xe vận tải hành khách giường nằm bắt buộc phải có camera giám sát hành trình, do vậy đề nghị các cơ quan chức năng triệt để khai thác các ứng dụng của công nghệ này trong quá trình giám sát lái xe, hành trình xe trên đường qua đó kịp thời phát hiện và xử lý các lỗi của lái xe và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, trường hợp doanh nghiệp vi phạm thể lệ vận tải nghiêm trọng cần mạnh tay xử lý [kể cả rút giấy phép kinh doanh, hợp đồng, du lịch].

Cơ quan chức năng quản lý trong lĩnh vực này nhanh chóng khảo sát các tuyến đường trên toàn quốc, để khuyến cáo, quy định những tuyến, đoạn đường không phù hợp với xe khách giường nằm. Đồng thời có quy định riêng về bảo đảm ATGT đường bộ cho xe khách giường nằm, đặc biệt là quy định về tốc độ, quãng đường di chuyển của xe. Trường hợp cần thiết, cần có những nghiên cứu khoa học để kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của xe khách giường nằm đối với hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam.

Thực hiện chặt chẽ công tác kiểm định về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe khách giường nằm, nhất là với những xe khách hoán cải thành xe giường nằm.

          Thực hiện đúng quy định Thông tư số 63/2014-BGTVT ngày 7/1/2014 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, từ ngày 01/7/2015 không được sử dụng xe khách có giường nằm 2 tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến đường cấp 5 và cấp 6 miền núi./.

Hoàng Thanh

[Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả]

Video liên quan

Chủ Đề