Cách cập nhật driver máy tính

Driver là phần mềm quan trọng bắt buộc phải được cài đặt trên máy tính. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách Update Driver Windows 10 để quá trình sử dụng của bạn trơn tru mượt mà.

Trình điểu khiển Driver là phần mềm hỗ trợ giúp người dùng máy tính, laptop có thể sử dụng các thiết bị ngoại vi như loa, chuột,… Việc cài Driver cho máy tính giúp máy tính chạy nhanh hơn, không bị giật lag để quá trình sử dụng của bạn thêm dễ dàng.

Các lý do nên cập nhật Driver cho máy tính:

  • Máy tính bạn không thể kết nối mạng WiFi, USB, tai nghe,…
  • Máy tính bị mất đi âm thanh khi sử dụng.
  • Máy tính cũ chưa được cập nhật Driver.

Các lưu ý khi update driver window 10:

  • Chỉ cập nhật Driver khi các kết nối với thiết bị có vấn đề.
  • Cập nhật Driver có thể không mang lại hiệu quả với mục đích tăng tốc độ máy tính.
  • Nếu máy tính đang sử dụng tốt bạn không nên nâng cấp Driver.
  • Cần sử dụng Driver thích hợp với máy tính, không phải lúc nào phiên bản mới nhất cũng phù hợp với máy.
  • Không cần phải sử dụng một loại driver dùng chung của Windows trong khi có thể dùng driver riêng của hãng.
  • Không khuyến khích bạn sử dụng phần mềm cập nhật Driver tự động vì nó có thể sẽ cài các Driver không phù hợp với máy.

Hướng dẫn cách Update Driver Windows 10 không cần phần mềm

Trình điều khiển [driver] của các thiết bị phần cứng trên máy tính được sử dụng để phần cứng giao tiếp với hệ điều hành. Nhưng nếu bạn đang gặp phải rắc rối hệ thống như máy in không hoạt động, không thể kết nối mạng, máy tính mất âm thanh… thì có thể là do driver đã quá cũ. Hãy cập nhật driver thường xuyên để đảm bảo các thiết bị phần cứng được hệ điều hành nhận diện đúng và hoạt động tốt trên máy tính. Hãy tham khảo những giải pháp dưới đây của chúng tôi để cập nhật driver đơn giản hơn nhé.

Update Driver Windows 10 thông qua “This PC”

Bạn có thể kiểm tra tất cả các thiết bị phần cứng của hệ thống và xem chi tiết các trình điều khiển có liên quan thông qua cửa sổ Device Manager, bằng cách nhấn phải chuột vào This PC > Manage > Device Manager.

Bạn nhấn chuột phải vào biểu tượng This PC > Chọn Manage.

Bạn sẽ thấy một bảng chi tiết tất cả các thiết bị phần cứng trên hệ thống bao gồm CPU, card đồ hoạ, card âm thanh, card mạng, các ổ đĩa, các loại kết nối … Để xem chi tiết hơn về mỗi thiết bị chỉ cần bấm vào mũi tên nhỏ tương ứng với mỗi mục cần xem.

Trong giao diện Computer Management, bạn chọn Device Manager ở cột bên trái. Lúc này bảng chi tiết tất cả thiết bị có trên hệ thống như CPU, card đồ họa, card âm thanh, các ổ đĩa,… sẽ xuất hiện ở trên cột bên phải.

Device Manager

Để xem chi tiết hơn về phiên bản driver của các thiết bị, bạn nhấn vào mũi tên nhỏ tương ứng để các thiết bị xuất hiện > Nhấn chuột phải vào một thiết bị > Chọn Properties.

Xem chi tiết về driver

Tiếp tục, bạn nhấn vào tag Driver để xem thông tin chi tiết về tên drive, phiên bản,…

Thông tin về driver

Để xem liệu thiết bị đó đã có bản cập nhật driver mới hay chưa, chỉ cần bấm nút Update Driver. Bạn có thể tìm kiếm driver tự động thông qua tuỳ chọn Search automatically for updated driver software hoặc duyệt trên máy tính nếu bạn đã tải về bản cập nhật đó. Nếu Windows tìm thấy bản cập nhật driver cho thiết bị đó nó sẽ tự động tải về và bạn thực hiện theo hướng dẫn để cài đặt.

Để cập nhật driver mới, bạn nhấn vào nút Update Driver.

Cập nhật driver

Có hai lựa chọn xuất hiện để bạn lựa chọn:

  • Search automatically for updated driver software: Hệ thống sẽ tự động tìm kiếm phiên bản mới nhất của driver và tự động cập nhật.
  • Browse my computer for driver software: Bạn đã tải về máy phiên bản mới nhất của driver thì có thể nhấn vào lựa chọn này để tìm đến bản driver mới trên máy và bắt đầu cập nhật.

Lựa chọn cách cập nhật driver

Cập nhật driver bằng câu lệnh

Thường thì người dùng sẽ không thể biết chính xác driver trên máy tính của mình đang sử dụng là phiên bản bao nhiêu và chúng gồm những driver nào. Tuy nhiên nếu muốn biết chi tiết những thông tin này trước khi cập nhật thì rất đơn giản: Bấm tổ hợp phím Windows+R để khởi động cửa sổ Run rồi gõ cmd sau đó nhấn phím Enter để kích hoạt cửa sổ dòng lệnh.

Tiếp đến nhập vào lệnh driverquery và nhấn Enter, ngay lập tức bạn sẽ nhận được một danh sách tất cả các trình điều khiển được cài đặt trên hệ thống cùng với thông tin chi tiết về phiên bản, modul, thời gian cài đặt …

Để xuất danh sách này và lưu lại trên máy tính dưới dạng tập tin *.txt, bạn nhập vào lệnh driverquery> driver.txt. Tập tin xuất ra sẽ được lưu vào bất kỳ vị trí nào mà bạn muốn.

Lưu và sử dụng tập tin này là khá quan trọng, nó giúp bạn biết chính xác driver nào đã cũ và cần cập nhật, đồng thời khi nâng cấp hệ thống bạn cũng có thể sử dụng để tìm bản cập nhật mới nhất cho hệ điều hành mới của mình.

Cập nhật driver win 10 bằng Windows Update

Bạn cũng có thể cập nhật tất cả các driver trong Windows 10 thông qua Windows Update. Ví dụ như: driver card mạng wifi, driver màn hình, máy in, USB, card âm thanh… Bạn cũng có thể cập nhật card màn hình NVIDIA/Intel/AMD trong Windows 10.

Trước khi thực hiện việc này, bạn cần phải đảm bảo rằng, máy tính Windows 10 của mình đang có trạng thái kết nối Internet ổn định.

Theo mặc định, Windows sẽ tự động cập nhật trình điều khiển của bạn mỗi khi trình điều khiển đó có bản cập nhật mới hoặc cũng có thể thông qua các bản cập nhật của hệ điều hành.

Để cập nhật tự động driver thông qua tính năng Windows Update, bạn chọn No, let me choose what to do > Always install the best driver software from Windows Update rồi bấm nút Save Changes để áp dụng thay đổi.

  • Bước 1: Mở Windows Settings bằng tổ hợp phím tắt Windows + I hoặc mở Start nhập vào Settings và mở kết quả được hiển thị đầu tiên.
  • Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấn vào “Update & security“.
  • Bước 3: Chọn tùy chọn “Windows Update” ở cột bên trái. Sau đó, bạn có thể nhấn vào nút “Check for updates“, và Windows 10 sẽ tự động kiểm tra tất cả các bản bản driver có sẵn, đồng thời nó sẽ tải xuống và cài đặt các phiên bản driver mới nhất phù hợp với máy tính, laptop của bạn.

Update Driver Windows 10 thông qua website của nhà sản xuất

Ngoài hai giải pháp trên thì người dùng cũng có thể truy cập trực tiếp vào trang web của nhà sản xuất thiết bị phần cứng trên máy tính để cập nhật driver cho máy tính của mình. Việc làm này vô cùng hữu dụng nếu bạn sử dụng một vài phần cứng hoặc các linh kiện thiết bị cùng một công ty. Ví dụ card đồ hoạ mà bạn đang sử dụng là NVIDIA GeForce GT 720M thì nên truy cập trực tiếp vào trang web //www.nvidia.com/ rồi tìm đúng model mà mình sử dụng để tải về và cập nhật cho thiết bị của mình.

Để làm được điều đó, bạn cần phải vào trang web của nhà sản xuất và sau đó tải xuống phiên bản driver thích hợp. Bây giờ hãy quay trở lại phương pháp trước, đi đến “Device Manager” và nhấn chuột phải vào driver cần cập nhật. Tiếp theo hãy lựa chọn “Browse My Computer for driver software” và đi đến thư mục có chứa bản cập nhật driver đã được tải xuống.

Đây là giải pháp phù hợp nhất mà bạn có thể sử dụng để tiến hành cập nhật driver card đồ họa cho Windows 10.

Cập nhật driver card đồ họa NVIDIA

Nếu bạn đang sử dụng card đồ họa của NVIDIA, đơn giản là bạn chỉ cần tải xuống phần mềm NVIDIA GeForce Experience từ trang chủ. Sau đó nhấp vào tùy chọn Drivers mà bạn tìm thấy ở góc bên trái. Nếu như bạn tìm thấy một driver mới, thì hãy download và cài đặt nó. Tuy nhiên, nó hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc card đồ họa mà bạn đang sở hữu. Bên cạnh đó, NVIDIA cũng có một tính năng làm mới cài đặt, có nghĩa là nó sẽ xóa tất cả các cài đặt trước đó.

Một lưu ý nhỏ, nếu như bạn đang sở hữu card đồ họa NVIDIA của Gigabyte, thì bạn vẫn có thể truy cập vào website của Gigabyte thay vì đến trang web của NVIDIA  để Update Driver.

Cập nhật driver card đồ họa AMD

Tương tự như trên, quá trình cập nhật driver cho card đồ họa AMD sẽ có một chút khác biệt.

Đầu tiên, bạn hãy nhấn chuột phải vào AMD Radeon Settings trên Desktop của mình. Khi chương trình này được hiển thị, hãy kiểm tra xem có bản cập nhật driver hiện tại nào đang có sẵn hay không. Và nếu có bất thứ cái gì mới, nó sẽ hiển thị “New Update” và bạn chỉ cần nhấn vào để tiếp tục quá trình cập nhật.

Tiếp theo, bạn hãy click vào “Check for Updates“. Bây giờ nếu có driver nào mới, thì bạn hãy click vào “Express Upgrade” để cập nhật nhanh driver hoặc nhấn vào “Custom Upgrade” nếu bạn muốn lựa chọn bản cập nhật driver mong muốn.

Tìm, tải và cài driver bằng các phần mềm cập nhật driver

Giải pháp cuối cùng là sử dụng các phần mềm cập nhật driver của bên thứ ba, khi đó bạn sẽ phải cài đặt các phần mềm này trên hệ thống, sau đó phần mềm sẽ quét hệ thống để từ đó thông báo cho bạn biết những driver nào đã cũ và cần cập nhật. Một số phần mềm tiêu biểu như Driver Booster 2, SlimDrivers, Driver Magician Lite, Driver Easy, Smart Driver Updater, Driver Reviver, Smart Driver Care…

Windows 10 sẽ không còn tự động cài đặt các driver bổ sung/thủ công

Bắt đầu từ tháng 11 này, Microsoft cho biết Windows 10 sẽ không còn tự động cài đặt các driver bổ sung/thủ công trên thiết bị kể cả trong trường hợp có bản cập nhật mới được gửi đến thông qua mục Optional Updates trong Windows Update như trước kia.

Lưu ý rằng driver sẽ tiếp tục được triển khai tự động khi bạn cài đặt thiết bị, nhưng điều này sẽ chỉ hoạt động khi driver đó đã được nhà sản xuất phát hành với nhãn dán “automatic” trong Windows Update.

Là một phần của thay đổi, các driver bổ sung hoặc driver được OEM đánh dấu là ‘manual’ sẽ không được cài đặt tự động nữa trên thiết bị nữa. Và nếu bạn gặp sự cố với thiết bị ngoại vi của mình [ví dụ: bàn phím], bạn sẽ cần phải mở các bản cập nhật tùy chọn của Windows Update và cài đặt driver theo cách thủ công.

Trong trường hợp không có sẵn driver tự động, thiết bị có thể không hoạt động và lúc này, bạn sẽ cần cập nhật driver thủ công từ mục Update & Security > Windows Update > View optional updates.

Microsoft cho biết người dùng có thể cài đặt các driver tùy chọn này khi gặp sự cố với chuột, bàn phím, v.v… và driver không có trên trang web của nhà sản xuất.

Có thể bạn quan tâm: Cách tắt các chương trình khởi động cùng Windows 10

Video liên quan

Chủ Đề