Các phương pháp thu hái quả giống

– Tuổi: 15-30

  • Chọn cây lấy giống
  • Thu hái hạt giống
    • Thời gian thu hái
    • Phương pháp thu hái
    • Tách quả lấy hạt
  • Bảo quản hạt giống
    • Bảo quản ở nhiệt độ trong phòng
    • C
    • C
    • Bảo quản ẩm

– Sinh trưởng tốt, có tán đều, cành lá xum xuê và chưa bị bóc vỏ, thân thẳng, tán cân đối

– Không bị sâu bệnh

Thu hái hạt giống

Thời gian thu hái

– Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết từng năm mà lịch thu hái quả có thể thay đổi.

Vì vậy trước mùa quả chín cần phải theo dõi để quyết định chính xác thời gian thu hái quả và cần thu hái kịp thời để tránh các loại chim và động vật ăn quả

– Trong quá trình chín vỏ quả chuyển dần từ màu xanh sang màu tím thẫm, tốt nhất là thu hái khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu tím:

+ Các tỉnh miền núi phía Bắc thu hái từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau

+ Các tỉnh vùng Nam Trung Bộ như Quảng Nam, Quảng Ngãi thường thu quả vào tháng 11-12 hàng năm

Phương pháp thu hái

Thu hái trên cây:

– Đối với các cây nhỏ, thấp cần thu quả trên từng cành hoặc đứng dưới đất dùng dụng cụ thu hái, hoặc kết hợp khai thác gỗ để thu hái quả .

– Dụng cụ thu hái: Thường dùng một số dụng cụ thu hái

Dụng cụ thu hái quả, hạt giống cây rừng 1- Dao lấy quả 2- Móc lấy quả 3- Câu liêm 4- Kéo cắt cành 5- Thang

Thu nhặt trên mặt đất:

– Đối với các cây cao, to có thể theo dõi khi quả bắt đầu chuyển sang màu tím tiến hành các công việc sau:

+ Phát sạch xung quanh gốc, với bán kính bằng bán kính tán cây, quét sạch lá, rác

+ Rải chiếu hoặc bạt, ni lon dưới gốc cây rồi rung cho quả chín rơi xuố ng đất để nhặt

+ Khi nhặt chú ý phân biệt quả tốt, loại bỏ ngay quả xấu, sâu bệnh.

+ Không được ken cây lấy quả làm cây mẹ bị chết.

+ Thu hái xong chuyển về nơi chế biến, bảo quản kèm theo phiếu ghi chép như sau:

Loài cây:……………………………………………Địa điểm thu hái:………………………

Ngày lấy:…………………………………………..Người thu hái:…………………………..

Phẩm chất cây mẹ:……………………………………………………………………………….

Hướng dốc:………………………………………..Độ dốc:……………………………………

Cách bảo quản:……………………………………………………………………………………

Đơn vị lấy giống:…………………………………………………………………………………

Số bao đựng:……………………………………….Ký hiệu bao:…………………………….

Người đóng bao gói:…………………………………………………………………………….

– Theo định kỳ một vài ngày đến thu quả một lần

Chú ý:

– Không chặt cành và cây để lấy quả, không thu hái quả non

– Không để chim thú ăn và phá hoại quả trong mùa thu hái

– Đảm bảo an toàn trong thu hái

+ Kiểm tra dụng cụ trước khi thu hái

+ Có đủ bảo hộ lao động

+ Không uống rượu, bia trước khi trèo cây

+ Thắt dây an toàn

+ Không trèo những cành nhỏ, khô mục

+ Không trèo lên cây khi mưa to

Tách quả lấy hạt

– Tách quả lấy hạt nhằm lấy hạt chắc, loại trừ tạp vật, hạt lép, giảm bớt trọng lượng trong bảo quản, kéo dài sức sống của hạt.

– Quả Quế thu hái về được ủ 1-3 ngày để vỏ thịt ngoài mềm ra

– Đập bỏ vỏ thịt ngoài ở trong nước để thu hạt

– Hong hạt nơi thoáng mát, để ráo nước rồi bảo quản hoặc đem gieo ngay

Tách quả lấy hạt 1- ủ quả;  2- Chà sát;  3- Hong hạt; 4- Bảo quản ẩm

Bảo quản hạt giống

Hạt Quế là loại hạt có dầu nên rất nhanh mất sức nảy mầm, tốt nhất là sau khi thu hái cần tiến hành gieo ngay hoặc bảo quản hạt quế theo những cách sau:

Bảo quản ở nhiệt độ trong phòng

– Duy trì độ ẩm ban đầu của hạt từ 30-40%

– Hạt được trộn đều với cát ẩm 10-12%

– Để hạt vào túi vải hoặc túi ni lông để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Thời gian bảo quản bằng phương pháp này không quá 30 ngày

Bảo quản ở nhiệt độ 150 C

Hạt được bảo quản trong túi vải, đầu buộc kín, thời gian bảo quản không quá 30 ngày

Bảo quản ở nhiệt độ 50 C

Hạt được bảo quản trong túi vải, đầu buộc kín, thời gian bảo quản không quá 9 tháng

Bảo quản ẩm

– Cát ẩm có độ ẩm khoảng 30 – 40%, kiểm tra độ ẩm cát bằng cách nắm cát trong lòng bàn tay khi buông tay có hằn vết tay trên nắm cát nhưng không có nước chảy qua kẽ tay . Có thể áp dụng một trong hai cách sau:

+ Rải một lớp cát rồi rải một lớp hạt dày 3 – 5cm, đống hạt cao không quá 1m, trên cùng phủ một lớp cát ẩm dày 5 – 7cm

+ Trộn 1 phần hạt với 2 phần cát ẩm, đánh thành đống trên cùng phủ một lớp cát ẩm dày 5 -7cm

– Chú ý:

+ Thường xuyên đảo hạt tối thiểu 2 lần/ngày và bổ sung nước hoặc thay cát ẩm khi thấy cát khô

+ Định kỳ kiểm tra loại bỏ hạt thối, hạt nảy mầm.

+ Không phơi hạt ra ngoài nắng, không để hạt trên gác bếp, không để hạt trong các bao tải hoặc vun thành đống cao quá 30cm

Nhu cầu trồng rừng bằng cây con từ hạt hiện nay rất ít mà chủ yếu là trồng rừng bằng các giống vô tính sản xuất công nghệ nuôi cây mô và giâm hom có năng suất cao hơn hẳn so với cây trồng từ hạt.

Ưu điểm của phương pháp sản xuất cây giống bằng hạt là kỹ thuật đơn giản, dễ làm, cây có bộ rễ phát triển mạnh, tuổi thọ cao hơn, hệ số nhân giống cao và chi phí sản xuất thấp hơn các phương pháp nhân giống khác.

Nhược điểm chủ yếu của trồng rừng bằng cây con từ hạt là: Chu kỳ kinh doanh rừng dài hơn so với trồng rừng bằng cây mô hoặc cây hom. Ngoài ra nguồn hạt giống từ các rừng giống, vườn giống được công nhận rất hạn chế về số lượng.

1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư

Hình 1: Sào cắt cành

Hình 2: Thang thu hái quả

2. Thu hái quả trôm

2.1. Lựa chọn cây mẹ lấy giống

Thu hái hạt giống trên các cây mẹ có tuổi trên 10 năm, tán cân đối, lá có màu xanh đậm, thân thẳng.

Cây sinh trưởng phát triển tốt, cho nhựa với năng suất cao, chất lượng tốt. Cây để thu hoạch hạt giống không nên khai thác mủ trong 1 - 2 năm nhằm đảm bảo sức sống cho cây và chất lượng hạt giống tốt.

Hình 3. Vườn Trôm lấy giống

2.2. Thu hái quả trôm

  • Thời gian thu hái: Quả Trôm chín tương đối tập trung trong tháng 1 đến nửa tháng 2 ương lịch.
  • Khi quả chín màu quả chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Chỉ thu hái các quả đã có màu đỏ còn ở trên cây bằng sào. Không được thu hái quả còn xanh. Trong thời gian quả chín phải thường xuyên theo dõi, khi thấy màu quả chuyển từ xanh sang đỏ phải thu hái ngay. Nếu để chậm, quả khô hạt rơi ra ngoài khó thu hoạch.

Hình 4: Quả Trôm bắt đầu chín                Hình 5: Quả Trôm chín

  • An toàn lao động khi thu hái quả và hạt giống

- Trước khi thu hái quả và hạt giống phải điều tra tình hình của quả và hạt.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động và phương pháp sử lý quả hạt sau thu hái cho người trực tiếp thu hái.

+ Kiểm tra dụng cụ trước khi thu hái.

+ Không uống rượu bia trước khi trèo cây.

+ Thắt dây an toàn.

+Không trèo những cành khô, nhỏ mục và khi mưa to.

+Trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động dụng cụ y tế, thuốc men để sơ cứu ban đầu khi xảy ra mất an toàn lao động.

+Quả hạt thu hái về được nghiệm thu và để riêng từng lô.

+Không thu hái quả, hạt vào ngày trời mưa giông.

3. Sơ chế quả trôm sau khi thu hái

Sau khi thu hoạch quả, việc quyết định tách hạt tại trung tâm chế biến hay tại nơi thu hái phụ thuộc vào điều kiện cụ thể từng địa phương. Nhìn chung nên tách sớm hạt khỏi các phần khác của quả nhằm lấy hạt chắc, loại trừ tạp vật, hạt lép, giảm bớt trọng lượng trong bảo quản, kéo dài sức sống của hạt.

3.1. Chuẩn bị dụng cụ để bảo quản quả trôm

Dụng cụ phơi quả: nong, nia, bạt…

Hình 6: Bạt, nia phơi quả

3.2. Nguyên tắc chung trong bảo quản quả trôm

  • Làm sạch quả.
  • Tách hạt ra khỏi quả.

3.3. Sơ chế quả trôm

3.3.1. Ủ quả

Quả phải được làm sạch sơ bộ khỏi các mẩu cành, vỏ, lá và tạp vật khác trước khi tách, làm sạch, bảo quản hoặc gieo. Do các tạp vật chiếm nhiều chỗ, ngoài ra các mẩu cành, lá còn có thể mang mầm bệnh mà ở hạt không có. Làm sạch tạp chất trước khi tách hạt dễ hơn nhiểu sau khi tách hạt.

Ủ quả là một quá trình bảo quản một cách cẩn thận nhằm làm cho chúng thích hợp hơn cho các công đoạn như sau: làm khô, tách, bảo quản dài hạn. Quá trình ủ còn giúp quả chin đều và khô đi. Do quả không bao giờ chín cùng một thời điểm, ngay cả trong cùng một loài, một lâm phần, bởi vậy ngay cả khi tiến hành thu hái vào lúc chín rộ thì vẫn có một tỷ lệ hạt đã rắn chắc song chưa chín hoàn toàn.

3.3.2. Phơi quả trôm sau khi ủ

Quả sau khi ủ đã chín đều, tiến hành phơi trên nong, nia. Hong khoảng 2 đến 3 ngày cho vỏ quả khô đều. Yêu cầu chính khi phơi quả:

+ Phải đảo quả thường xuyên để quá trình khô, mở và tạch hạt được đồng

đều;

+ Phải có các điều kiện, phương tiện chống mưa kịp thời bằng cách chuyển quả vào trong kho hoặc làm mái che kịp thời;

+ Phải chú ý tránh nhiệt độ quá cao khi hạt còn ướt, bằng cách hong quả trước khi phơi hoặc tránh phơi quả còn ướt trên các tấm thép hoặc đậy chúng bằng các tấm kính, màng ni lon;

+ Phải thu gom thường xuyên hạt đã tách ra khỏi quả, tránh để lâu ưới nắng gắt.

+ Chú ý chống chim, chuột.

+ Do hạt có dầu nên để giữ phẩm chất hạt, tránh phơi quả  ưới nắng gắt.

3.3.3. Tách hạt quả trôm

Quả là quả khô tự mở nên hạt tự tách ra khỏi quả khi quả mở. Cần thu luôn hạt khi quả mở.

4. Bảo quản hạt quả trôm đúng cách nhất

4.1. Làm sạch hạt trôm

Sau khi tách hạt khỏi quả tiến hành làm sạch hạt: loại bỏ hạt lép, hạt không có sức sống và các tạp chất. Tránh làm rụng lớp lông bao xung quanh hạt.

Hình 7: Hạt Trôm đạt và chưa đạt tiêu chuẩn

4.2. Bảo quản hạt trôm

- Hạt phơi tiếp 2 - 3 ngày trong bóng râm cho khô và đưa cất trữ.

Hình 8: Hạt Trôm sau khi phơi khô

  • Trộn 1kg hạt với 2 - 4g Xerezan.
  • Sau đó cho hạt vào chum, vại, thùng phuy có nắp đậy tránh chuột hay các loại côn trùng phá hại và ngăn không cho hạt tiếp xúc với không khí bên ngoài.
  • Cất ở nơi thoáng mát, độ ẩm của hạt khi đưa vào bảo quản từ 7 - 8 %. Phương pháp này có thể uy trì sức sống của hạt không quá một năm, bảo quản nơi thoáng mát không để ánh nắng chiếu vào.

Một kilôgam hạt giống đạt tiêu chuẩn có từ 550 - 600 hạt, tạo được khoảng 400 - 450 cây giống.

  • Một số chú ý khi bảo quản hạt giống cây rừng
  • Kho bảo quản hạt giống phải khử trùng bằng nước vôi đặc [04 kg vôi hoà trong 10 lít nước].
  • Dụng cụ: Chum, vại, chai, lọ, túi nilon khử trùng bằng foóc môn 1%.
  • Nơi bảo quản phải cao ráo, thoáng mát, không mưa dột, ghi rõ lý lịch lô hạt, nhãn mác, xếp đặt khoa học, thuận tiện cho kiểm tra.

Hình 9: Bảo quản hạt trôm giống.

Nguồn: Giáo trình Mô đun trồng cây trôm [Bộ NN&PTNT]

Video liên quan

Chủ Đề