Hịch tướng sĩ thuộc văn học nào

Trần Quốc Tuấn [1231? - 1300]

Vài nét về tác giả: 

  • Trần Quốc Tuấn [1231? – 1300] là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
  • Ông là người có phẩm chất cao quý; văn võ song toàn; người làm nên chiến công vang dội trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên của dân tộc ta.

Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

  • Vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai – lần gay go, quyết liệt nhất; giặc cậy thế mạnh – ngang ngược, hống hách; ta – sôi sục căm thù và quyết tâm thắng giặc. Trong hàng ngũ tướng sĩ lúc này có người dao động, có tư tưởng cầu hòa. Để thắng lợi, tất cả phải một lòng quyết tâm đánh giặc. “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn ra đời nhằm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ này.
  • "Hịch tướng sĩ" được Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai [1285].

2. Thể loại

Bài hịch thuộc kiểu nghị luận trung đại, thể hịch:

  • Hịch là thể văn được vua chúa, tướng lĩnh,… dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài, hoặc hiểu dụ, răn dạy thần dân và người dưới quyền.
  • Mục đích, chức năng: khích lệ tinh thần, tình cảm.
  • Hình thức: được làm bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; ban bố công khai.
  • Kết cấu: chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục, giọng văn hùng hồn, đanh thép. Thông thường, bài hịch kêu gọi đánh giặc có bốn phần chính:

           - Mở đầu: Nêu vấn đề, nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng, lí luận.

           - Phần thứ hai: Nêu truyền thống vẻ vang trong sử sách để gây lòng tin tưởng

           - Phần thứ ba: Nêu nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc

           - Phần kết: Nêu chủ trương cụ thể và kêu gọi đấu tranh

3. Vấn đề nghị luận

Vấn đề nghị luận của bài hịch là tinh thần quyết tâm chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

4. Bố cục

  • Đoạn 1 [từ đầu đến "đến nay còn lưu tiếng tốt"]: Nêu gương trung thần nghĩa sĩ.
  • Đoạn 2 [từ "Huống chi ta" đến "ta cũng vui lòng"]: Tội ác của kẻ thù và lòng căm thù giặc của tác giả.
  • Đoạn 3 [từ "Các ngươi ở cùng ta" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"]: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai.
           - Từ “Các ngươi” đến “muốn vui vẻ phỏng có được không?”: Phê phán những biểu hiện sai trái của tướng sĩ.
           - Từ “Nay ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không?”: Khẳng định những hành động đúng nên làm.
  • Đoạn 4 [từ "Nay ta chọn binh pháp" đến hết]: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

NỘI DUNG [edit]

1. Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ 

  • Mở đầu, tác giả nêu và biểu dương một loạt những tấm gương bỏ mình vì nước rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Họ đều là những trung thần nghĩa sĩ khảng khái, lẫm liệt, sẵn sàng xả thân bảo vệ chủ, chết thay chủ, rửa nhục cho chủ: “Kỉ Tín chết thay cho Hán Cao Đế, Do Vu che giáo cho Chiêu Vương,…
  • Những tấm gương ấy đều thể hiện rõ một nguyên lí: đã là tướng sĩ thì phải hết lòng phụng sự vương chủ và đất nước.
Như vậy, bằng việc nêu gương sử sách, đoạn mở đầu nhằm mục đích khích lệ ý chí lập công danh, tinh thần hi sinh vì nước của các tướng sĩ.

2. Tội ác của kẻ thù và lòng căm thù giặc của tác giả

  • Sau khi nêu gương sử sách, tác giả quay về thực tế, lột tả tội ác và sự ngang ngược của giặc bằng những hình ảnh ẩn dụ hết sức sinh động: đi lại nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ,… Qua cách miêu tả đó, tác giả vừa trút tất cả nỗi khinh bỉ, lòng căm giận vào lũ giặc ngỗ ngược, tham tàn, vừa chỉ rõ nỗi nhục của đất nước khi chỉ một tên sứ thần mà dám bắt nạt, làm nhục cả một triều đình.
  • Đoạn bộc bạch nỗi lòng vị chủ tướng là một trong những đoạn văn hay nhất bài hịch:
             - Nỗi đau mất nước lên tới tột đỉnh: quên ăn, quên ngủ, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa,..
             - Sự căm thù giặc lên tới tột đỉnh: muốn xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.
             - Sự quyết tâm cũng lên tới tột đỉnh: dẫu phải chết trăm lần, nghìn lần, thây phơi ngoài chiến trường cũng vui lòng.
Lời văn vừa mạnh mẽ, vừa tha thiết, cách diễn đạt linh hoạt, đoạn văn thể hiện xúc động lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần sẵn sàng xả thân vì nước của Trần Quốc Tuấn. Ông chính là một tấm gương yêu nước bất khuất có tác dụng động viên to lớn đối với tướng sĩ.

3. Phê phán những biểu hiện sai trái, khẳng định những hành động đúng mà tướng sĩ nên làm

3.1. Phê phán những biểu hiện sai trái

  • Bằng thái độ gay gắt, nghiêm khắc nhưng chân thành và đầy trách nhiệm, Trần Quốc Tuấn đã phê phán lối sống hưởng lạc ích kỉ, bàng quan trước vận mệnh đất nước đang nghìn cân treo sợi tóc của đám tướng sĩ: không biết nhục khi phải hầu giặc, ham vui chọi gà, cờ bạc, săn bắn, rượu ngon.
  • Tác giả phân tích, chỉ rõ hậu quả khôn lường của lối sống đó. Các hậu quả ngày càng nặng nề, dài lâu: xã tắc không còn, bổng lộc, gia quyến, tổ tông bị giày xéo; thanh danh ô nhục muôn đời…

3.2. Những việc đúng nên làm

  • Nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo tập dượt cung tên, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược. Làm được như vậy thì lúc đất nước thái bình, thịnh trị, dẫu có không muốn vui chơi cũng không được.
  • Trần Quốc Tuấn đã khích lệ ý thức, trách nhiệm của tướng sĩ từ hai góc độ, qua đó mà nêu cao nghĩa vụ đối với đạo vua tôi và tình cốt nhục:

             - Quan hệ chủ tướng: Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc.

             - Quan hệ cùng cảnh ngộ: Khích lệ lòng ân nghĩa thủy chung của những người cùng chung cảnh ngộ lúc xông pha trận mạc hay lúc cùng nhau vui cười.

3.3. Nghệ thuật

  • Lập luận hết sức chặt chẽ, sắc sảo; các hình ảnh, dẫn chứng phong phú, sinh động; giọng văn thay đổi linh hoạt. Có lúc, tác giả dùng cách nói thẳng, gần như mắng, có khi lại mỉa mai, chế giễu bằng những hình ảnh không tương xứng về lô-gisc như cựa gà trống – áo giáp giặc, tiếng háy hay – giặc điếc tai,…; khi phân tích điều hơn lẽ thiệt, giọng tác giả tâm tình, tha thiết.
  • Thủ pháp tương phản: Tác giả vẽ ra hai viễn cảnh tác động trực tiếp vào nhận thức của người nghe: đầu hàng thất bại thì mất tất cả [không còn, cũng mất, bị tan], chiến đấu thắng lợi thì được tất cả [mãi mãi vững bền, đời đời hưởng thụ, sử sách lưu thơm].
  • Các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý tăng tiến nêu bật vấn đề từ nhạt đến đậm, từ nông đến sâu, từng bước giúp người đọc nhận rõ đúng sai, phải trái.

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT [edit]

  • Tác phẩm là một áng văn nghị luận mẫu mực, bất hủ:

     - Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc sảo, lí lẽ sắc bén.

     - Dẫn chứng tầng tầng lớp lớp.

     - Lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc, khi hùng hồn đanh thép, khi thống thiết chân thành, có sức lôi cuốn, thuyết phục mạnh mẽ.

  • Tác phẩm có trình tự lập luận chặt chẽ:

    - Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục mất nước.

    - Khích lệ lòng trung quân ái quốc, ân nghĩa thủy chung giữa chủ tướng – tướng sĩ.

    - Khích lệ ý chí lập công danh.

    - Khích lệ lòng tự trọng, liêm sỉ và khát vọng sống cao đẹp ở đời.


Tất cả nhằm mục đích: khích lệ lòng yêu nước bất khuất, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của tướng sĩ.

Tổng kết:

  • Nội dung: “Hịch tướng sĩ” phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.
  • Nghệ thuật: Tác phẩm là một áng văn nghị luận cổ điển mẫu mực, bất hủ.

Page 2

Bỏ qua 🔴 Buổi học Live sắp tới

Không có sự kiện nào sắp diễn ra

Page 3

Đường hướng và cách tiếp cận xây dựng khoá học

Khoá học được xây dựng dựa trên năng lực đầu ra của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho  học sinh hết lớp 8. Mục tiêu của mỗi bài học được xây dựng bám theo thang tư duy mới của Bloom đi từ thấp lên cao, hướng tới khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng của học sinh. Các bài học về thành tố ngôn ngữ như Từ vựng, Phát âm, Ngữ pháp được xây dựng theo hướng tiếp cận lồng ghép, gắn kết với nhau và với chủ đề của bài học, tạo cho học sinh có thêm nhiều cơ hội sử dụng tiếng Anh. Các bài học về kỹ năng được xây dựng nhằm hình thành năng lực chủ đạo theo chương trình sách giáo khoa, đồng thời có mở rộng sang một số năng lực chưa được hướng dẫn kỹ càng trong sách giáo khoa. Các tiểu kỹ năng của năng lực đọc hiểu và viết được hướng dẫn chi tiết, cụ thể, theo từng bước nhỏ, giúp học sinh có khả năng hình thành được năng lực đọc và viết sau khi kết thúc bài học.


Nội dung khoá học

Khoá học bám sát chương trình sách giáo khoa tiếng Anh 8 [chương trình thí điểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo] về chủ đề, chủ điểm, kỹ năng, kiến thức. Mỗi bài học được chia thành các nội dung chính: [1] Tóm tắt lý thuyết [Lesson summary]: hướng dẫn về kiến thức ngôn ngữ/ kỹ năng ngôn ngữ dưới dạng hình ảnh hoá hay sơ đồ tư duy để học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức/ các bước kỹ năng. [2] Video bài giảng [phát âm]: video ngắn giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức trọng tâm với sự hướng dẫn của thầy/ cô giáo. [3] Bài tập thực hành [practice task] giúp học sinh thực hành nội dung kiến thức, kỹ năng vừa được học. [4] Quiz: đây là hình thức đánh giá thường xuyên dưới dạng trặc nghiệm khách quan giúp giáo viên người học đánh giá được năng lực vừa được hình thành trong mỗi bài học. [5] Kiểm tra cả bài [unit test]: đây là hình thúc đánh giá tổng kết dưới dạng trắc nghiệm khách quan, và tự luận giúp giáo viên và người học đánh giá được năng lực được hình thành trong cả bài học lớn [unit].


Mục tiêu khoá học

Khoá học tiếng Anh 8 được xây dựng với mục đích hỗ trợ học sinh theo học chương trình tiếng Anh 8 mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một cách cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Kết thúc mỗi bài học trong khoá học, học sinh có khả năng vận dụng được những kiến thức và kỹ năng học được trong chương trình sách giáo khoa mới vào những bối cảnh thực hành tiếng Anh tương tự.

Đối tượng của khóa học

Khóa học được thiết kế dành cho các em học sinh lớp 8, tuy nhiên các em học sinh lớp trên vẫn có thể học để ôn lại kiến thức, hoặc sử dụng để tra cứu các kiến thức đã quên.

  • Người quản lý: Nguyễn Huy Hoàng
  • Người quản lý: Phạm Xuân Thế

Video liên quan

Chủ Đề