Các ca sĩ dân tộc việt nam là ai?

Giọng hát cao, trong sáng, truyền cảm, Hà Thơm - nữ ca sỹ trẻ tài năng được những người trong giới nghệ thuật đánh giá là ca sĩ có cả “Thanh và Sắc”, đã và đang được nhiều khán giả yêu mến, từng bước khẳng định mình trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của miền Tây Bắc.


Ca sĩ Hà Thơm trong MV Quỳnh Nhai - Nơi dòng sông hát.

Từng được xem Hà Thơm biểu diễn nhiều lần trong các chương trình, sự kiện lớn của tỉnh, nhưng đến bây giờ, tôi mới có cơ hội được trò chuyện với chị. Khác với hình ảnh nữ ca sĩ lộng lẫy, chuyên nghiệp trên sân khấu, Hà Thơm trong cuộc sống đời thường dung dị, gần gũi và cởi mở. Sinh năm 1992, ở bản Cang, xã Chiềng Khoong [Sông Mã], trong gia đình không ai làm nghệ thuật, nhưng từ nhỏ, Hà Thơm đã có sở thích với âm nhạc. Chị thường nghe những đĩa nhạc đi cùng năm tháng, với những ca khúc cách mạng và tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ ở trường, các cuộc thi hát dành cho lứa tuổi thiếu niên... Tình yêu âm nhạc của Hà Thơm được vun đắp từng ngày, rồi trở thành niềm đam mê.

Năm 2007, Hà Thơm đăng ký dự tuyển vào Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật và Du lịch tỉnh. Sau 2 năm đào tạo, chị được nhận về công tác tại Đoàn ca múa nhạc tỉnh [nay là Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh]. Năm 2016, Hà Thơm tiếp tục theo học chuyên ngành thanh nhạc tại Trường đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội. 4 năm học tại Hà Nội đã giúp nữ ca sĩ trẻ trau dồi, rèn luyện nâng cao các kỹ năng thanh nhạc, biểu diễn và đặc biệt là định hình được dòng nhạc chính phù hợp với bản thân.

Hà Thơm chia sẻ: Hiện tại, tôi đang theo đuổi dòng nhạc dân gian và dân gian đương đại. 11 năm theo nghề, nhưng khi nhận tác phẩm mới, tôi dành nhiều thời gian để nghiên cứu giai điệu, cấu trúc bài hát, đặt mình vào trong tác phẩm để có thể lột tả được phần hồn của ca khúc, cũng như thể hiện phong cách biểu diễn của riêng mình. Có lẽ vì vậy, tôi được khá nhiều nhạc sĩ tin tưởng và gửi gắm thể hiện những ca khúc mới.

Những tác phẩm solo của ca sĩ Hà Thơm nhận được nhiều tình cảm, sự mến mộ của khán giả, như: Khèn Mơ, Khèn Ngược, Em Tây Bắc, Sơn La miền ban trắng, Đón Xuân... Khi thể hiện những ca khúc về Sơn La luôn đem lại cho Thơm những cảm xúc đặt biệt. Với chị, quê hương là cái “nôi” của chất liệu âm nhạc dân gian để tiếp tục theo đuổi nghệ thuật chuyên nghiệp.

Hà Thơm là một trong những giọng ca chính của Nhà hát ca múa nhạc tỉnh, đảm nhận các vị trí: Đơn ca, lĩnh xướng trong các tác phẩm, chương trình do Nhà hát dàn dựng biểu diễn tại các cuộc thi, liên hoan, hội diễn toàn quốc, khu vực và đạt được nhiều giải cao, góp phần vào thành tích chung của Nhà hát ca múa nhạc tỉnh.

Giai đoạn năm 2016-2021, Hà Thơm tích cực tham gia biểu diễn tại các chương trình, lễ hội, sự kiện trong và ngoài tỉnh, như: Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Tây Bắc tại Sơn La và khánh thành Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Lễ hội Hoa ban của tỉnh Điện Biên; Kỷ niệm 110 năm thành lập tỉnh Lai Châu; Lễ hội Hoa tam giác mạch [Hà Giang]... Chị còn thử sức tại các cuộc thi lớn và dành nhiều thành tích cao, trong đó lọt vào top 5 chung kết cuộc thi Sao Mai năm 2019 [khu vực miền Bắc]; giải ba cuộc thi giọng hát hay Hà Nội năm 2018; Huy chương Bạc tại Liên hoan âm nhạc ASEAN năm 2019... Năm 2018, ca sĩ Hà Thơm được Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong hoạt động quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

NSƯT Phạm Hồng Thu, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc tỉnh, đánh giá: Hà Thơm có năng khiếu âm nhạc, đào tạo bài bản, nỗ lực tìm tòi, sáng tạo khai thác trong từng tác phẩm. Con đường nghệ thuật của Thơm đang bước vào giai đoạn “chín”, tin rằng, nữ ca sĩ sẽ tạo những đột phá, đóng góp cho nghệ thuật của tỉnh nhà và đem lời ca tiếng hát phục vụ cho khán giả.

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [tháng 12/2021]

Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam, được lưu truyền trong dân gian. Dân ca có nhiều làn điệu từ khắp các miền cộng đồng người, thể hiện qua có nhạc hoặc không có nhạc của các dân tộc Việt Nam. Do chính người dân lao động tự sáng tác theo tập quán, phong tục. Trong sinh hoạt cộng đồng người quần cư trong vùng đất của họ, thường trong làng xóm hay rộng hơn cả một miền. Các làn điệu dân ca thể hiện phong cách bình dân, sát với cuộc sống lao động mọi người. Các dịp biểu diễn thường thường là lễ hội, hát làng nghề. Thường ngày cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình yêu đôi lứa, trong tình cảm giữa người và người. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành của Việt Nam lại có âm giọng và ca từ khác nhau nên dân ca cũng có thể phân theo tỉnh nhưng gọi chung cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền Trung và miền Nam Việt Nam.

Do đặc điểm xuất xứ, dân ca thường được phân loại theo vùng miền. Đôi khi nó cũng được phân biệt theo dân tộc do đặc điểm phân bố cộng đồng người theo địa hình.

Theo vùng miền

Để phân định và gọi theo vùng miền hay từng tỉnh thì người ta phân định bằng "ca từ", bằng "âm giọng" bằng cách "nhấn nhá", "luyến lấy", "ngân nga", "rê giọng",... mà chỉ ở vùng miền này có thể hát hay từng tỉnh có thể hát được. Tuy chữ đọc thì giống nhau nhưng âm khi phát ra thì khác nhau chút đỉnh mà những nơi khác không dùng hay cách nhấn nhá, luyến láy của địa phương đó mà nơi khác không hát.

Đặc điểm tiếng địa phương, những địa danh là cách dễ nhận biết nhất xuất xứ của một bài dân ca, cụ thể:[1]

  • Dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ...” và các dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bới những nốt nhạc sao cho việc phát âm được rõ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù như: “r, d, gi” hay “s và x” phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ.
  • Dân ca miền Trung thì thường có chữ “ ni, nớ, răng, rứa...” dấu sắc được đọc thành dấu hỏi [so với giọng người Bắc], dấu hỏi và ngã đều được đọc giống nhau và trầm hơn chữ không dấu.
  • Dân ca miền Nam thì thường có chữ “má [mẹ], bậu [em], đặng [được]...” chữ “ê” đọc thành chữ “ơ”, dấu ngã đọc thành dấu hỏi,... Nhưng nhìn chung thì vẫn là thoát thai từ lòng dân với đậm tính chất mộc mạc giản dị của họ.

Theo dân tộc

  • Người Kinh chia ra 3 vùng, Đồng bằng Bắc bộ; Trung bộ; Nam bộ: Bài chòi, Hò Huế, Ca trù, Cò lả, Chầu văn, Hát dô, Hát dặm, Hát đúm, Hát ghẹo, Hát phường vải, Hát sắc bùa, Hát trống quân, Hát ví, Hát xoan, Múa bóng rỗi, Hát vè, Hò, Lý, Lễ nhạc Phật giáo, Nhạc lễ Nam Bộ, Quan họ, Xẩm.
  • Các dân tộc khác chia theo địa lý nơi dân tộc đó ở, Tây bắc-Việt bắc; Tây Nguyên; Dân tộc Chăm; Dân tộc Khơ me; Dân tộc Hoa: Hát Ayray, Hát À day, Hát Ba sắc, Hát Bơk Weng non, Hát Cà lơi - Cha chấp, Hát cúng tìm vía, Hát dù kê, Hát duê, Hát đồng dao Kuh nrau, R’bàng nrau, Hát Êmê kha bá, Hát Khan, Hát khắp sên, Hát kưứt, Hát H'ri, Hát Lam leo, Hát lượn, Hát Lo khol, Hát sình ca, Hát sli, Hát soong hao, Hát Soọng-cô, Hát Thay mai, Hát tà oải, Hát then, Hát vèo ca, Hát xà nớt, Hát xiêng.
  • Dân ca Bắc bộ có nhiều bài nổi tiếng như: Cò lả, Trống cơm, Hát ru, Lý cây đa,... hay các bài dân ca địa phương như: Bà rằng bà rí, Xe chỉ vá may [Dân ca Phú Thọ]; Ba quan, Mời trầu, Hát chào, Hát thầm, Trúc mai [Dân ca Hà Nam]; Cây trúc xinh, Bèo dạt mây trôi, Giã bạn, Người ở đừng về [Dân ca quan họ],...
  • Dân ca Trung bộ có những bài nổi tiếng như: Lý mười thương [ca Huế], Lý thương nhau [dân ca Quảng Nam], Hò đối đáp, Hát ví, Dặm.. [dân ca Nghệ Tĩnh], Đi cấy [dân ca Thanh Hóa], Hò hụi, Hò giã gạo [Dân ca Bình Trị Thiên], Lý vọng phu, Lý thiên thai [Dân ca khu 5], ...
  • Dân ca Nam bộ gồm các điệu hò, lý, vè, tiêu biểu như: Ru con, Lý đất giồng, Bắc Kim Thang, Lý cây bông, Lý dĩa bánh bò, Lý ngựa ô, lý quạ kêu, lý chiều chiều, Lý bông dừa, Lý con sáo, Lý qua cầu...
  • Nhạc khí: Họ hơi; Họ màng rung; Họ tự thân vang; Họ dây; Hòa tấu nhạc cụ.
  • Âm nhạc sân khấu: Chèo; tuồng; cải lương; tân cổ; bài chòi.
  • Âm nhạc nghi lễ: hát văn; Lễ nhạc Phật giáo.
  • Thể loại khác: Âm hưởng dân ca;
  • Nhạc cổ truyền Việt Nam
  • Dân ca

  1. ^ Khái quát chung về dân ca Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dân_ca_Việt_Nam&oldid=67390442”

Video liên quan

Chủ Đề