Các bài tập hóa hay mua thi 2023 năm 2024

Tuyển tập bài toán Hóa hay và khó trong các kì thi THPT quốc gia gồm 26 bài tập, có đáp án kèm theo, giúp các em luyện giải, rồi so sánh với bài làm của mình vô cùng thuận lợi, để ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hiệu quả.

Với 28 bài tập Hóa học hay và khó này, các em sẽ tự tin hơn khi bước vào kỳ thi chính thức. Bên cạnh đó, có thể tham khảo câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Sinh học, Vật lý, Hóa học để chuẩn bị thật tốt kiến thức cho kỳ thi THPT Quốc gia 2023.

Bài toán Hóa hay và khó trong các kì thi THPT Quốc gia

Bài 1:

Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic hai chức, no, mạch hở, hai ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một đieste tạo bởi axit và 2 ancol đó. Đốt cháy hoàn toàn 4,84 gam X thu được 7,26 gam CO 2 và 2,7 gam nước. Mặt khác, đun nóng 4,84 gam X trên với 80 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thêm vừa đủ 10 ml dung dịch HCl 1M để trung hòa lượng NaOH dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan, đồng thời thu được 896 ml hỗn hợp ancol (ở điều kiện tiêu chuẩn) có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Giá trị của m gần nhất với số nào sau đây:

  1. 4,595 gam
  2. 5,765 gam
  3. 5,180 gam
  4. 4,995 gam

Bài 2:

Dung dịch X được tạo ra từ 2 muối gồm có các ion Al3+, Fe2+, SO42−, Cl-. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 6,46 gam kết tủa. Phần 2 đem tác dung với dung dich NH3 dư thu lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 2,11 gam chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng muối trong X có thể là:

  1. 17,5 gam.
  2. 5,96 gam.
  3. 3,475 gam.
  4. 8,75 gam.

Bài 3:

Người ta hòa 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối lượng là 1,84 gam gồm 5 khí (đktc) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào C thấy xuất hiện kết 356,49 gam kết tủa trắng. Biết trong B oxi chiếm 64/205 về khối lượng. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

Theo Tổ Tự nhiên - Hệ thống giáo dục HOCMAI, bài thi gồm các môn thi thành phần là vật lý, hóa học và sinh học.

Mỗi môn thi gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố; không xuất hiện các câu hỏi thuộc nội dung đã được tinh giản.

Các câu hỏi phần lớn thuộc chương trình lớp 12 (chiếm 90% số câu hỏi trong đề thi), còn lại là phần kiến thức thuộc chương trình lớp 11. Khoảng 70-75% số câu hỏi thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu, 25%-30% số câu hỏi còn lại thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao.

Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó. Ở 10 câu cuối cùng của đề có sự xáo trộn ngẫu nhiên giữa câu hỏi vận dụng và vận dụng cao do phần mềm trộn đề.

Điều này giúp hạn chế các thí sinh lựa chọn ngẫu nhiên đáp án cho 4 câu vận dụng cao mà trước đây thường nằm ở cuối cùng. Nhìn chung, với mức độ đề như hiện tại, chỉ cần ôn tập và nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là có thể đạt được điểm 6-7 điểm.

Tuy nhiên, với sự lan tỏa ngày càng mạnh mẽ của các kỳ thi riêng, trong năm 2023, chỉ tiêu của nhiều trường đại học dành cho phương thức sử dụng kết quả các kỳ thi riêng cũng được điều chỉnh tăng lên so với năm 2022, chỉ tiêu còn lại cho phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ giảm đi.

Do đó, để sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT vào việc xét tuyển vào các trường đại học, nhất là các trường đại học top đầu, thí sinh cần nỗ lực học tập và chuẩn bị kỹ càng, nắm vững các kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng phân tích và tư duy giải quyết vấn đề, tìm tòi và mở rộng hiểu biết về các ứng dụng thực tế để đạt được kết quả thật cao trong kỳ thi.

Nhận xét môn Hóa học:

72,5% số câu hỏi trong đề là lý thuyết; 27,5% là câu hỏi bài tập tính toán. Trong đề chỉ có 4 câu hỏi ở mức độ vận dụng cao thuộc các chương: Tổng hợp hóa hữu cơ, hidocacbon, đại cương về kim loại, sắt và một số kim loại quan trọng và hợp chất.

Các câu hỏi này giúp đề thi phân hóa thí sinh tốt hơn. Các câu hỏi thuộc phần kiến thức này không chứa dạng bài về: "Al3+ với ion OH- tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa tan trong OH- dư, hoặc các dạng bài tập tính toán liên quan đến phản ứng hóa học giữa ion AlO2- với ion H+ tạo Al(OH)3 kết tủa rồi kết tủa tan trong H+ dư", đảm bảo nội dung theo các công văn hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học trong năm học 2022-2023.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.