Ca sĩ tùng dương nói về bolero là ai?

- Xung quanh những quan điểm trái chiều về bolero thời gian gần đây của ca sỹ Tùng Dương, nhiều nghệ sĩ đã chính thức lên tiếng.

Hoài Linh phản hồi vụ bị nhạc sĩ Vinh Sử chê 'không biết gì về bolero'

Cậu bé 4 tuổi hát Bolero khiến Mỹ Linh phải 'vái lạy'

Tùng Dương: 'Đừng nghĩ có vài bài hit là làm được huấn luyện viên'

Ca sỹ Tùng Dương trong một bài phỏng vấn đã nêu rõ quan điểm của mình về bolero. Theo đó, anh bày tỏ cái nhìn không mấy lạc quan khi cho rằng Bolero chỉ có giá trị về mặt hoài niệm và nếu người già, trẻ, lớn, bé đều đắm đuối với dòng nhạc này thì đó thực sự là sự thụt lùi trong âm nhạc. 

Nhận xét này của anh ngay sau đó đã nhanh chóng vấp phải nhiều phản ứng trái chiều từ cộng đồng mạng.

Ca sỹ Tùng Dương, nhạc sỹ Quốc Trung và Lê Minh Sơn.

Thực tế Tùng Dương không phải là nghệ sĩ đầu tiên thẳng thắn phê bình về hiện tượng bolero. Trước đó, nhạc sĩ Quốc Trung hay Lê Minh Sơn cũng gây ra không ít tranh cãi khi đưa ra nhận định thanh niên đắm đuối với những ca khúc ủy mị, sướt mướt là không được bình thường.  

Nhạc sỹ Tuấn Khanh.

Trao đổi với báo VietNamNet về phát biểu gây nhiều tranh cãi này, nhạc sĩ Tuấn Khanh cho biết đây chỉ là quan điểm cá nhân của mỗi người nên không thể đánh giá đúng hay sai. Tuy nhiên, Tuấn Khanh đặc biệt nhấn mạnh: "Âm nhạc không có tội, nó hoàn toàn không đáng để đem ra mổ xẻ như độc dược. Ngày nào công chúng còn công nhận thì nó vẫn còn tồn tại. Nếu hơn 60% những người nghe nhạc trên đất nước này vẫn đang chấp nhận bolero, thì ý kiến trái chiều của Tùng Dương, Quốc Trung hay Lê Minh Sơn chỉ là một góc của sự khác biệt mà thôi".  

Nữ Danh ca Phương Dung.

Danh ca Phương Dung - người thành danh với dòng nhạc Bolero suốt mấy chục năm qua cũng bày tỏ quan điểm: "Thẳng thắn mà nói, tôi không đồng ý trước ý kiến này và cũng không hiểu sao họ lại có suy nghĩ như vậy. Định nghĩa như vậy là thiển cận và cho thấy họ chưa hiểu nhiều về Bolero. Không có dòng nhạc nào thua hay kém, lỗi thời hay lạc hậu, hơn hay kém nhau ở chỗ người sáng tác và trình diễn có biết chạm được đến trái tim khán giả không mà thôi". 

Nhạc sĩ Giao Tiên.

Bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ năm 1965, Giao Tiên là một trong những nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng của miền nam Việt Nam. Với gia tài âm nhạc gần 800 bài hát, ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng đã ghi đậm dấu ấn trong lòng nhiều thế hệ công chúng như: Cô thắm về làng, Vó ngựa trên đồi cỏ non, Nhớ người yêu, Tình đẹp mùa chôm chôm…

Nhạc sĩ gạo cội tỏ ra bức xúc: "Các vị cứ hô hào hát nhạc sang mới là đẳng cấp, còn chúng tôi là dòng nhạc ướt át, quê mùa. Nhưng thử nhìn vào thực tế khán giả xem họ phản ứng thế nào? Chúng tôi khi sáng tác cũng như các vị, đều mong muốn đứa con của mình được đón nhận. Mỗi nghệ sĩ khi làm nghề đều có hướng đi riêng, xin đừng phán xét khi mình chưa nắm rõ dòng nhạc này". 

Danh ca Giao Linh.

Danh ca Giao Linh khi được hỏi cũng đã thẳng thắn nêu quan điểm. Theo bà, không có khái niệm nhạc sến hay nhạc sang, miễn nó đi sâu vào lòng khán giả thì với bản thân người sáng tác và thể hiện đã là một việc ý nghĩa.

Trước những phát ngôn của gây tranh cãi về bolero thời gian qua, 'Nữ hoàng sầu muộn' xin phép không bình luận vì quan điểm của mỗi người chắc chắn sẽ không giống nhau do có sự khác biệt về văn hóa, vùng miền...

"Nhiều người hay nói tôi hay các ca sĩ khác hát bolero là tụt hậu, lỗi thời nhưng miễn sao cái tụt hậu của mình làm người ta yêu thích thì tôi vẫn vui vẻ chấp nhận", Giao Linh nói.

Trước nhiều quan điểm khác nhau từ những người trong cuộc, nhiều khán giả yêu mến dòng nhạc này cũng bày tỏ suy nghĩ của mình. Trong đó phần đông ý kiến đều đồng tình ủng hộ trong việc phát triển Bolero cũng như đưa dòng nhạc này trở lại thời kì hoàng kim của nó thông qua các gameshow, chương trình ca nhạc.

Độc giả Huy Do bình luận: "Một dòng nhạc trẻ hay già, sáng tạo hay không sáng tạo không phải là do một hay một vài ông /bà nhạc sĩ, ca sỹ hay người nổi tiếng phán. Cái trẻ hay già, sáng tạo hay không sáng tạo, bình dân hay đẳng cấp đó phải được công chúng đánh giá. Không nên phân biệt, kỳ thị và có quan niệm dòng nhạc đẳng cấp hay không". 

Bên cạnh đó, vẫn có số ít người tỏ ra đồng tình với quan điểm của ca sỹ Tùng Dương. Họ cũng cho rằng sự lên ngôi của bolero hiện nay tại thị trường âm nhạc chỉ là trào lưu và bản thân những người trẻ đi theo dòng nhạc này phần nhiều là bởi mục đích kiếm tiền chứ chưa hẳn vì đam mê hay yêu thích thật sự.

"Thật khó có thể tin rằng một ca sĩ hát nhạc trẻ, khởi nghiệp bằng niềm đam mê nhạc trẻ lại có thể nhanh chóng thay đổi phong cách âm nhạc của mình. Nếu không vì chạy theo trào lưu để kiếm tiền thì tôi không nghĩ được lý do nào nữa", chia sẻ của thành viên Văn Đức.

Tuấn Chiêu

Nhạc sĩ Vinh Sử: “Bolero khiến người ta thụt lùi hay Tùng Dương đang bị thụt lùi?”

Việc Tùng Dương nói: “Bolero chỉ mang tính hoài niệm, không mang tính chất sáng tạo, phát triển nền âm nhạc. Già trẻ, lớn bé mà đều đắm đuối với Bolero thì đúng là một sự thụt lùi” là không đúng. Nói thế là lộng ngôn. Bolero khiến người ta thụt lùi hay Tùng Dương đang bị thụt lùi?

Với tôi, một người học nhạc, biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, ca sĩ nổi tiếng… mà nói Bolero có thể khiến người ta thụt lùi nếu đắm đuối nghe thì đó không phải là ca sĩ nổi tiếng. Tôi không biết Tùng Dương nổi tiếng cỡ nào nhưng mà ở khu vực phía Nam chưa chắc đã có nhiều người nghe âm nhạc của Tùng Dương bằng nghe Bolero.

Nhạc sĩ Vinh Sử. Ảnh: TL.

Nhạc Bolero khi du nhập vào Việt Nam từ thập niên 60 là ở miền Nam chứ không phải miền Bắc. Thời đó, có nhiều nhạc sĩ đã viết nên những Bolero nổi tiếng như “Đập vỡ cây đàn”. Cho đến sau này, tôi viết những bài “Nhẫn cỏ cho em”, “Vòng nhẫn cưới”… Những bài hát có đó tuổi đời trên 40 năm nhưng vẫn được mọi người yêu mến. Từ tiệc vui cho đến tiệc buồn, từ người sang trọng đến người bình dân… vẫn hát, vẫn thuộc, vẫn yêu.

Người ta yêu, nghe và thuộc Bolero nhưng xã hội vẫn phát triển. Thậm chí, có những người rất thành đạt nhưng cả đời họ chỉ nghe mỗi Bolero. Âm nhạc thuộc về cảm xúc, cái gì có thể khiến cho người ta xúc cảm thì người ta nghe. Cho nên đừng lộng ngôn mà nói Bolero khiến cho con người ta thụt lùi. Có chăng là “đại ca sĩ” Tùng Dương thụt lùi khi có những suy nghĩ và phát ngôn như thế.

Những gì Tùng Dương phát biểu, có thể ngầm hiểu là ông ấy tự hào nói âm nhạc do mình sáng tạo ra có sức sống hơn, có thể đưa con người phát triển… vậy thử hỏi Tùng Dương vào khu vực phía Nam hát xem có ai nghe không. Ông này đang nằm ở một cái ốc đảo sáng tạo hoặc một cái giếng nước nào đó rồi tự mê hoặc về tài năng của mình.

Tôi nói thật, tuổi đời lẫn tuổi nghề của Tùng Dương còn ít, còn trẻ, chưa đủ để thẩm thấu tất cả mọi sự trên đời đâu… nên cần phải biết khiêm tốn khi nói năng. Không nên có những nhận định mang tính bài bác trong âm nhạc như thế.

TS. Phạm Việt Long: “Đừng phân biệt về văn hóa như thế!”

Trước hết, chúng ta cần phải có sự bình đẳng trong văn hoá. Đừng nói văn hóa nào thấp, văn hóa nào cao, miễn nó phục vụ tốt đời sống của con người.

Tại sao dòng nhạc Bolero lại có sức sống bền bỉ như vậy, nó có lí do của nó. Ở đây, mặt mạnh của Bolero mang tính dân gian rất rõ. Tuy rằng, tiết tấu, nhịp điệu… của dòng nhạc này là nhập ngoại nhưng khi về Việt Nam đã được Việt hóa và gắn với những dòng dân ca của Nam Bộ nên rất gần gũi với con người. Nó cũng góp phần an ủi con người. Đặc biệt, dòng nhạc đi sâu vào nỗi buồn, sự mất mát, sự chia ly… để con người có thể gửi gắm vào đó những nỗi lòng của mình. Nó làm cho con người dịu đi trong nỗi buồn thương đấy.

Tiến sĩ Phạm Việt Long [áo đen].

Tuy nhiên, nếu con người ta, cứ buồn thảm mãi sẽ không tốt cho bản thân mình. Nếu mê đắm mãi một dòng nhạc quá buồn thì cũng không nên. Ngược lại, nếu cứ suốt ngày đắm chìm mình trong những dòng nhạc sôi động quá cũng chưa hẳn đã tốt. Con người nếu biết thưởng thức âm nhạc một cách hài hòa sẽ tốt nhất cho cuộc sống.

Tại sao thời gian gần đây người ta tìm đến Bolero nhiều thế? Phải chăng vì đời sống của người ta có nhiều bức xúc nên người ta đi tìm một sự giải tỏa và người ta thấy Bolero có thể giúp người ta vơi được sự bức xúc đó.

Tôi không tán thành ý kiến nói âm nhạc Bolero có thể khiến người ta thụt lùi. Không có thể loại nào tốt, cũng không có thể loại nào xấu, chỉ có người ta có sáng tác ra được tác phẩm nào tốt hay không thôi.

Chúng ta không nên nói thể loại này đẳng cấp cao, thể loại kia đẳng cấp thấp, đừng phân biệt về văn hóa như thế. Thể loại nào có tác phẩm hay, được công chúng yêu quý thì đều có giá trị trong cuộc sống hết.

Ca sĩ Hồ Quang 8: “Tùng Dương đừng kỳ thị Bolero”

Với tôi, Tùng Dương có thể nói không thích và không hát Bolero nhưng Tùng Dương đừng kỳ thị Bolero. Và cũng đừng muốn khán thính giả yêu thích dòng nhạc này bỏ để theo dòng nhạc của Tùng Dương. Đồng ý, Tùng Dương là ca sĩ tài năng, luôn sáng tạo, tìm tòi cái mới, không muốn lặp lại sự nhàm chán.

Nhưng thử hỏi, nếu cứ mãi như thế, với cách trình bày ca khúc cũng như trang phục như thế thì Tùng Dương cũng sẽ bị nhàm chán. Dù có thay đổi đến cỡ nào vẫn không thoát ra được yếu tố cá nhân của ca sỹ.

Ca sĩ Hồ Quang 8.

Nhưng Bolero thì ngược lại. Tôi khẳng định, 50 năm qua, nữ ca sĩ mặc áo dài truyền thống, nam ca sĩ mặc vest lên sân khấu hát vẫn được khán giả yêu thích hết lòng. Những ca khúc đã được sáng tác cách đây hàng 40, 50 năm vẫn đong đầy cảm xúc và vẫn luôn được người ta đón nhận.

Tại sao Bolero tồn tại hàng nửa thế kỷ mà vẫn có sức sống mạnh mẽ hẳn nhiên phải có cái lý của nó. Nó phải mang lại những giá trị cho đời sống văn hóa - tinh thần của con người mới được số đông yêu mến như thế chứ. Và nó cũng phải đóng góp vào dòng chảy chung của âm nhạc Việt Nam mới được nhiều ca sỹ theo đuổi chứ. Rất, rất nhiều ca sĩ nếu không hợp với dòng nhạc này cũng không kỳ thị nó.

Vì thế, nói đắm đuối vào dòng nhạc này sẽ thụt lùi là không đúng. Khán giả người ta đâu phải là những người không hiểu biết về âm nhạc. Có thụt lùi chăng đó là với những người sáng tác ra tác phẩm, phát hành sản phẩm mà khán giả không thẩm thấu được, khán giả không mê được, không thuộc được… Tôi nghĩ, dòng nhạc nào cũng có những điểm mạnh của nó. Các ca sĩ cứ cống hiến hết mình với cái ưu điểm mà dòng nhạc mình đang theo chứ không nên có những sự phân biệt mang tính kỳ thị như thế.

Mạnh Trường

Video liên quan

Chủ Đề