Nhịn thở được bao lâu

Con người không thể thở được ở dưới nước như cá, nếu muốn ngâm mình dưới nước, con người cần phải nhịn thở. Vậy một người bình thường có thể nhịn thở dưới nước được bao lâu?

Khi chơi đùa ở bể bơi hoặc sông hồ, các thanh thiếu niên thường thi xem ai nhịn thở lâu hơn. Các vận động viên hoặc thợ lặn cũng thường thử sức như vậy. Luyện tập thường xuyên là cách để kéo dài thời gian nhịn thở dưới nước.


Người bình thường có thể nhịn thở từ 30-90 giây và lên tới hai phút khi ở dưới nước.

Theo trang Wonderopolis, một người với sức khỏe bình thường có thể nhịn thở từ 30-90 giây và lên tới hai phút khi ở dưới nước. Các chuyên gia cảnh báo không nên cố gắng nhịn thở quá lâu vì gây ra hiệu ứng tiêu cực.

Khi một người nín thở, lượng khí CO2 tích ngày càng nhiều. Đến một mức nào đó, lượng khí này phải được giải phóng, tạo ra phản xạ khiến các cơ kiểm soát sự hô hấp bị co thắt. Những cơn co thắt này gây đau và thường khiến một người hổn hển chỉ sau vài phút.

Kỷ lục nhịn thở ở dưới nước lâu nhất hiện nay thuộc về Budimir Buda Šobat với 24 phút 33 giây.

Sở dĩ một người có thể nhịn thở được dưới nước lâu dài là nhờ sự điều chỉnh của cơ thể, giúp tim đập chậm hơn, cơ thể tiêu thụ ít năng lượng hơn, do đó hấp thụ càng ít khí oxy càng tốt.

Theo Daily Mail, nhịp tim của một thợ lặn nghiệp dư giảm từ 10 đến 30% khi ở dưới nước. Nhưng những thợ lặn chuyên nghiệp có thể giảm nhịp tim tới hơn 50%.

Cập nhật: 14/08/2021 Theo Dân Việt

Tim phổi khỏe hay yếu liên quan đến sức khỏe thể chất và tuổi thọ của mỗi người, nếu chưa kịp đến viện khám, bạn hãy thử tự kiểm tra ngay bằng 5 cách đơn giản sau đây.

1. Phương pháp nín thở

Sau khi hít một hơi thật sâu rồi nín thở, nếu bạn có thể nín thở được 30 giây trở lên, điều nàu có thể biểu hiện chức năng tim, phổi của bạn vẫn rất tốt. Ngược lại nếu bạn chỉ nín thở dưới 20 giây, chứng tỏ chức năng tim, phổi có vấn đề, do vậy cần đặc biệt chú ý.

2. Phương pháp leo cầu thang

Phương pháp này cũng khá phổ biến, thông thường những người có sức khỏe tim, phổi tốt, có thể đi bộ từ tầng 1 đến tầng 3 với tốc độ bình thường, nếu không thấy thở gấp, tức ngực, khó thở thì chứng tỏ chức năng tim phổi khá tốt. Còn ngược lại, nếu bạn cảm thấy rất mệt như “hết hơi”, cần chú ý tim, phổi của bạn có thể đang bị tổn thương.

3. Phương pháp thổi nến

Để thực hiện bài kiểm tra này, bạn cần chuẩn bị một cây nến, đốt cháy nến và đặt cách cơ thể khoảng 15cm. Nếu một hơi có thể thổi tắt nến, chứng tỏ chức năng tim, phổi vẫn khá tốt. Nếu thử thổi vài lần mà nến không tắt lửa, điều này chứng tỏ chức năng tim, phổi bị suy yếu, chẳng hạn như bị bệnh khí phế thũng.

4. Phương pháp chạy tại chỗ

Bạn đứng chạy tại chỗ, dừng chuyển động sau khi mạch đập đạt 100-120 lần/phút, quan sát khi dừng chạy, nếu trong vòng 5 – 6 phút sau đó mạch đập của tim hồi phục lại như trạng thái ban đầu thì chức năng tim phổi rất tốt. Trong trường hợp bạn thở hắt vì mệt, tim đập nhanh và cần thời gian dài mới dịu lại nhịp thở thì tim, phổi của bạn đã yếu.

5. Phương pháp quan sát màu môi

Tim và phổi là những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người, tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa ngày càng phát triển dẫn đến ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, cùng với những thói quen xấu của cá nhân như hút thuốc, uống rượu, thức khuya,… đều là những tác nhân nguy hại làm tăng số người mắc các bệnh về tim, phổi. Trên thực tế, chúng ta có thể tự kiểm tra chức năng tim, phổi tại nhà thông qua 5 phương pháp sau.

Những người có chức năng tim, phổi tốt có màu môi hồng hào, trong khi những người có chức năng phổi kém có thể có đôi môi màu tím do thiếu oxy bên trong cơ thể.

3 cách để cải thiện chức năng tim phổi

1. Chạy bộ

Đây là một trong những cách phổ biến để luyện tập chức năng tim, phổi. Trước tiên hãy lựa chọn đi bộ nhanh là chủ yếu, xen kẽ chạy chậm trong vòng 1 tuần. Tiếp theo chạy chậm là chủ yếu, trong đó xen kẽ đi bộ nhanh, thực hiện trong 1 tuần. Tiếp nữa là nguyên chạy chậm 1 tuần. Cuối cùng, chạy với toàn bộ sức lực, và cũng luyện tập trong 1 tuần. Kiên trì luyện tập 1 tháng, chức năng tim, phổi có thể được cải thiện rõ rệt.

2. Bơi lội

Bơi đòi hỏi phải nín thở dưới nước và lấy hơi, đây là một phương thức hít thở sâu có thể cải thiện hiệu quả chức năng của tim, phổi. Ngoài ra, bơi dưới nước, cơ bắp tiêu thụ oxy và chất dinh dưỡng tăng lên, có lợi cho việc tăng cường chức năng bơm của tim và cải thiện chức năng tim mạch.

3. Đi xe đạp

Đạp xe là một trong những công cụ tốt nhất để cải thiện chức năng tim và phổi. Đạp xe có thể sử dụng chuyển động của chân để nén lưu lượng máu và bơm máu trở lại từ mạch máu đến tim, tăng cường chức năng của mô vi mạch. Ngoài ra, đi xe đạp rất đơn giản và thân thiện với môi trường, đồng thời giúp thư giãn cơ thể và tâm trí trong quá trình đạp xe

Tuy nhiên, ngoài việc cải thiện chức năng tim, phổi bằng ba phương pháp trên, một cơ thể khỏe mạnh không thể tách rời khỏi thói quen sống tốt. Nghiện rượu, hút thuốc, thức khuya,… đều là những thói quen xấu cần phải loại bỏ ngay lập tức.

Theo HÀ VŨ/Vietnamnet

“Nín thở bao lâu thì phổi tốt?” là câu hỏi thắc mắc khi tự làm kiểm tra đánh giá về chức năng phổi. Sau đây, Trung tâm Lao Phổi và sức khỏe cộng đồng sẽ giải đáp thắc mắc về chủ đề xoay quanh câu hỏi. Ngoài ra, sẽ đưa ra những phương pháp khác và lời khuyện cho bạn tham khảo.

Nín thở bao lâu thì phổi tốt?

Phổi là gì?

Phổi là gì?

Phổi là cơ quan quan trọng trong hệ hô hấp, với chức năng chính yếu là trao đổi khí để duy trì sự sống. Cách nó vận hành là việc trao đổi khí oxy từ bên ngoài đổi với khí carbonic từ động mạch phổi ra ngoài. Và một là phổi khỏe mạnh là không có gì bất thường xảy ra, quá trình hô hấp diễn biến, và việc duy trì sự sống vẫn tiếp tục hoạt động.

Phương pháp kiểm tra phổi

Phương pháp nín thở là một trong những bài kiểm tra phổi khỏe mạnh cực kì phổ biến và đơn giản.

Vậy nín thở bao lâu thì phổi tốt?

Khi tham gia hoạt động bơi lội, hoặc ngửi mùi khó chịu, và phản ứng theo phản xạ đầu tiên chính là bịt mũi và nín thở. Theo các nghiên cứu, trung bình một người trưởng thành khỏe mạnh, thời gian tối đa nín thở trong khoảng 3-5 phút.

Nín thở bao lâu thì phổi tốt

Với bài kiểm tra nín thở bình thường để đánh giá phổi, nếu bạn nín thở lâu hơn 50 giây đồng nghĩa là lá phổi của bạn cực kì khỏe mạnh, các cơ quan hô hấp hoạt động bình thường. Và vẫn duy trì khả năng cung cấp khí oxy vào máu nuôi dưỡng các cơ quan quan trọng khác của cơ thể: tim, não, gan,…

Và nếu bạn chỉ nín thở không đến 40 giây, lúc này là dấu hiệu báo hiệu chức năng của lá phổi đang suy giảm. Khả năng xảy ra cao khi bạn là đối tượng hút thuốc lá trong thời gian dài.

Cuối cùng, nếu thời gian bạn nín thở dưới 30 giây thì cực kì cẩn trọng và cảnh giác. Điều này có nghĩa rằng lá phối đang có sự bất thường. Có thể lá phổi của bạn đang mắc những bệnh lý như sau: xơ phổi do hậu covid, hen suyễn, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD,…. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Đặc biệt dẫn đến ung thư phổi. Và nếu gặp trường hợp này bạn nên đi cơ quan Y tế gần nhất để phát hiện và can thiệp kịp thời.

Có nên nín thở không?

Nín thở là một phương pháp kiểm tra đơn giản tuy nhiên cần sự hướng dẫn của bác sĩ. Nín thở không xem như là một hoạt động khuyến khích vì dẫn đến các vấn đề sức khỏe sau

  • Khi nín thở khiến cho cơ thể không nạp thêm lượng oxy  từ môi trường, từ đó oxy trong máu cơ thể bị giảm xuống. Dẫn đến cơ thể thiếu oxy để duy trì hoạt động hằng ngày.
  • Nếu nín thở lâu còn làm tăng nguy cơ bị tổn tương não.
  • Khi nín thở trong một thời gian thì lượng acid lactic sẽ tích tụ và cơ thể sẽ bị chuột rút và mẩ khả năng phối hợp.
  • Nín thở làm tăng lượng đường trong máu.
  • Nín thởi làm cho nhịp tim đập chậm lại.
  • Huyết áp tăng do nín thở lâu
  • Cuối cùng, hậu quả nặng nề nhất bạn có thể bất tỉnh khi nín thở.

Các phương pháp kiểm tra phổi khác

Tự kiểm tra sức khỏe phổi

Đánh giá phổi bằng phương pháp leo cầu thang

Cách thực hiện: Đi từ thang bộ từ tầng 1 lên tầng 3 với tốc độ chậm rãi, bình thường.

Ghi nhận kết quả: Nếu bạn không dừng lại nghỉ ngơi, hoặc không xuất hiện tình trạng thở dốc thì phổi bạn đang hoạt động bình thường.

Hoặc ngược lại nếu bạn có cảm giác khó thở, cần nghỉ ngơi nhiều lần trong quá trình leo cầu thang thì lúc này có thể phổi của bạn đang hoạt động không được tốt. Và cần báo gấp với bác sĩ để tiến hành các phương pháp kiểm tra khác để đưa ra chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Đánh giá phổi bằng phương pháp thổi nến

Cách thực hiện: Đặt cây nến đang được thắp sáng, ngang tầm thổi cách bạn khoảng 15cm. Sau đó tiến hành thổi nến.

Ghi nhận két quả: Nếu bạn thổi nến một hơi khiến cho nến tắt thì xác định phổi của bạn đang hoạt động bình thường, tốt.

Nếu bạn thử lại vài lần nhưng nến vẫn không có dấu hiệu tắt chứng tỏ chức năng phổi của bạn đang có vấn đề. Và cần báo gấp với bác sĩ để tiến hành các phương pháp kiểm tra khác để đưa ra chuẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Đánh giá phổi bằng phương pháp chạy tại chỗ

Đánh giá phổi bằng phương pháp chạy tại chỗ

Một phương pháp cũng cực kì phổ biến và được bác sĩ khuyên để tự kiểm tra chính là chạy tại chỗ.

Cách thực hiện: Tiến hành chạy tại chỗ với tốc độ phù hợp và vừa phải, cho đến khi mệt và phải dừng lại.

Ghi nhận kết quả: Sau khoảng 5-6 phút khi bạn dừng chạy bộ, hơi thở của bạn trở lại bình thường đây chính báo hiệu cho bạn tin mừng là phổi bạn vẫn đang thực sự khỏe mạnh. Nếu thời gian nghỉ ngơi sau khi chạy lâu hơn 5-6 phút lúc này bạn cần sự can thiệp sớm của bác sĩ chuyên môn để kiểm tra chính xác một lần nữa.

Kiểm tra tình trạng sức khỏe phổi ở cơ quan Y tế.

Những phương pháp tự kiểm tra trên thực sự chỉ là những phương pháp tham khảo, không có độ chính xác cao. Cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là đên ngay cơ sở Y tế gần nhất để kiểm tra và chuẩn đoán chuẩn xác nhất và xác nhận xem hoạt động chức năng phổi có thực sự diễn ra bình thường.

Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh

Đối với các đối tượng cao tuổi từ 50 tuổi trở lên, là người nghiện hút thuốc lá, hoặc là người có biểu hiện ho khan kéo dài, ho có đỡm lẫn máu thì cần nên đi khám càng sớm càng tốt.

Khi bạn đến Bệnh Viện thì bạn sẽ được hướng dẫn kiểm tra bằng những phương pháp sau:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thăm khám ban đầu cho bệnh nhâ, thực hiện nghe phổi, và khai thác về một số triệu chứng, tiền sử bệnh nền hoặc gia đình,…
  • Chụp X-quang phổi: đây là phương pháp giúp cho các bác sĩ chuyên môn nhận biết chính xác phổi đang thực sự như thế nào, và nếu có bất thường thì bác sĩ sẽ nhận ra ngay. Đây là phương pháp phổ biên đối với người bị hậu covid.
  • Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực: Đây là phương pháp giúp cho bác sĩ nhận ra những tổn thương ở phổi một cách chính xác hơn.
  • Xét nghiệm máu. đờm của bệnh nhận

Lời khuyên để có một lá phổi khỏe mạnh

Đây là những lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn tại Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh để giữ một lá phổi khỏe mạnh, làm tăng chất lượng cuộc sống

  • Tránh xa khói thuốc là điều nên làm đầu tiên. Khói thuốc là nguồn cơn của nhiều loại bệnh về phổi phổ biến nhất hiện nay. Tỉ lệ người hít phải khói thuốc thì nguy cơ cao bị bệnh về phổi cao hơn so với người không hít phải.  Đặc biệt nhất là có nguy cơ dẫn đến ung thư phổi. Vì thế bạn hãy bỏ thói quan hút thuốc lá hoặc tránh xa khói thuốc lá.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục là cách giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, và tăng cường sức đề kháng. Việc thể dục đều đặn giúp cho cơ thể trao đổi khí mạnh mẽ hơn và hoạt động hiệu quả hơn. Ngày nay có những bài tập riêng cho về phổi: thiền, yoga giúp cơ thể tiếp nhận oxy và loại bỏ khí carbonic nhiều hơn.
  • Làm sạch môi trường xung quanh sống, đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài để tránh khói bụi, Covid,…
  • Ăn uống một cách dinh dưỡng và hợp lý. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Qua đây ta đã giải đáp rõ ràng về câu hỏi: Nín thở bao lâu thì phổi tốt. Thêm vào đó, bài viết này cho bạn thêm những cách kiểm tra phổi, và lời khuyên giữ phổi tốt một cách tuyệt vời. Bệnh Viện Lao Phổi Quảng Ninh hi vọng sẽ là người bạn đồng hành giúp bạn có một lá phổi thật sự khỏe manh!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề