C2h5nh2 với h2nch2coona cái nào có tính bazo mạnh hơn năm 2024

Uploaded by

quan

0% found this document useful [0 votes]

47 views

51 pages

Lý thuyết hóa

Copyright

© © All Rights Reserved

Available Formats

PDF, TXT or read online from Scribd

Share this document

Did you find this document useful?

Is this content inappropriate?

0% found this document useful [0 votes]

47 views51 pages

Lý Thuyết 2019 -645 Câu

Uploaded by

quan

Lý thuyết hóa

Jump to Page

You are on page 1of 51

Search inside document

Reward Your Curiosity

Everything you want to read.

Anytime. Anywhere. Any device.

No Commitment. Cancel anytime.

Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tính bazơ giảm dần: C6H5NH2 [1], C2H5NH2 [2], [C6H5]2NH [3], [C2H5]2NH [4], NaOH [5?

Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tính bazơ giảm dần: C6H5NH2 [1], C2H5NH2 [2], [C6H5]2NH [3], [C2H5]2NH [4], NaOH [5], NH3 [6] ,C2H5ONa [7]

  1. 7,5, 4, 2, 6, 1, 3
  1. 5,4,2,6,7,1,3
  1. 5,4,2,7,6,1,3
  1. 5,7,4,2,6,1,3

Đáp án A

CHất nào đẩy e càng mạnh thì có tính bazo càng mạnh. Ta dễ dàng thấy được tính bazo giảm theo các chất sau: 7,5, 4, 2, 6, 1, 3 + C2H5OH có gốc C2H5 là gốc đẩy e, so với gốc H [trong NaOH] là gốc không đẩy e cũng không hút e nên C2H5ONa có tính bazo mạnh hơn NaOH + [C2H5]2NH có 2 gốc đẩy e nên có tính bazo mạnh hơn C2H5NH2 có 1 gốc đẩy e + C2H5NH2 có gốc C2H5 đẩy e, Nh3 có gốc H không đẩy cũng không hút nên C2H5NH2 mạnh hơn. + Gốc C6H5 hút e nên tính bazo yếu hơn NH3 + [C6H5]2NH có 2 gốc hút e nên tính bazo yếu nhất \[\Rightarrow\]Đáp án D

Amin có tính bazơ là vì nó xuất phát từ amoniac. Theo định nghĩa, amin được hình thành bằng cách thay thế một, hai, hoặc ba nguyên tử H trong phân tử NH3 bởi các gốc hydrocacbon.

Rõ ràng là việc thay thế này không làm xê dịch hay động chạm gì đến cặp e đã ghép đôi, nhưng chưa liên kết của nguyên tử N. Cặp e này chính là nguyên nhân gây ra tính bazơ cho NH3, mình nhớ là đã viết về vấn đề này trong một lần đưa các bạn lên thăm Sapa rồi

[Nếu quên thì vào

ĐÂY

xem lại nhé]. Do đó, cặp e này cũng gây ra tính bazơ cho amin. Tuy nhiên, tính bazơ sẽ “bị ảnh hưởng” dưới tác dụng của gốc R, và amin có thể có tính bazơ mạnh hơn hoặc yếu hơn so với NH3. Để đánh giá điều này, thông thường ta dựa vào 2 yếu tố: thứ nhất, gốc R là gốc đẩy hay hút e; thứ hai, số lượng gốc R là bao nhiêu. Nếu gốc R là đẩy e thì nó sẽ đẩy e vào nguyên tử N, làm tăng mật độ điện tích âm trên N. Do đó, N dễ nhận proton hơn, tính bazơ sẽ tăng. Nếu càng nhiều gốc R đẩy e thì mật độ e trên N lại càng tăng, tính bazơ càng mạnh nữa. Vì vậy, nếu trong phân tử amin toàn là gốc đẩy e thì tính bazơ sẽ như sau: NH3 < amin bậc I < amin bậc II < amin bậc III. Các bạn xem hình vẽ minh họa phía dưới.

Ngược lại, nếu gốc R hút e, thì nó sẽ làm giảm mật độ e trên nguyên tử N. Mật độ điện tích âm giảm, N sẽ khó nhận proton hơn, tính bazơ sẽ giảm. Và cũng tương tự như trên, nếu càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ lại càng giảm nữa. Nên nếu trong phân tử amin toàn là gốc hút thì tính bazơ sẽ theo thứ tự sau: NH3 > amin bậc I > amin bậc II > amin bậc III.
Tổng hợp hai nhận xét ở trên lại ta có thứ tự sau: hút bậc III < hút bậc II < hút bậc I < NH3 < đẩy bậc I < đẩy bậc II < đẩy bậc III. Mình sẽ nêu ra đây một số gốc nhóm thế có hiệu ứng đẩy và hút e tiêu biểu, không chỉ phục vụ riêng cho bài amin mà còn phục vụ cho nhiều vấn đề khác nữa. Ví dụ, nhờ biết nhóm –OH đẩy e, làm tăng mật độ e trong phân tử phenol ở các vị trí ortho- và para- nên nó mới dễ tham gia phản ứng thế với Br2 và tạo được hợp chất 2,4,6- tribrom phenol [các vị trí 2,4 là ortho- , 6 là para-, chứng tỏ sự đẩy e của nhóm OH làm hoạt hóa vòng benzen rất mạnh]. Và cũng nhờ biết nhóm phenyl [C6H5- ] hút e mạnh nên làm liên kết O – H phân cực mạnh, H dễ đứt ra thành H+. Điều đó giúp giải thích tính acid yếu của phenol, nó tác dụng được với NaOH [trong khi ancol thì không mặc dù đều có cấu trúc R – OH]. Như vậy là đã giải thích được anh hưởng qua lại giữa gốc và chức trong phân tử phenol. Nhóm đẩy: Những gốc ankyl [gốc hydrocacbon no]: CH3-, C2H5-, iso propyl … Các nhóm còn chứa cặp e chưa liên kết: -OH [còn 2 cặp], -NH2 [còn 1 cặp]…. Nhóm hút: tất cả các nhóm có chứa liên kết π, vì liên kết π hút e rất mạnh. Những gốc hydrocacbon không no: CH2=CH- , CH2=CH-CH2- … Những nhóm khác chứa nối đôi như: -COOH [cacboxyl], -CHO [andehyt], -CO- [cacbonyl], -NO2 [nitro], …. Các nguyên tố có độ âm điện mạnh: -Cl, -Br, -F [halogen]… Bây giờ là hai bài thực hành nhỏ để giúp các bạn hình dung rõ hơn. Bài 1: Sắp xếp dãy sau theo chiều tăng dần của tính bazơ: NH3, C6H5-NH2, [CH3]3N, CH3-NH2, C2H5-NH2, [C6H5-]2NH Thứ tự sắp xếp đúng sẽ là: [C6H5-]2NH < C6H5-NH2 < NH3 < CH3-NH2 < C2H5-NH2 < [CH3]2NH < [CH3]3N. Đến đây chắc một số bạn sẽ thắc mắc tại sao C2H5-NH2 lại có tính bazơ yếu hơn [CH3]2NH mặc dù cùng là nhóm đẩy và có 2 cacbon. Các bạn tưởng tượng, trong 2 cacbon của C2H5 – thì chỉ có một C gắn vào N là đẩy e trực tiếp cho N. Nguyên tử C còn lại phải đẩy thông qua C kia, nên sẽ giảm tác dụng. Còn cả 2 e trong [CH3]2NH đều gắn vào N, như vậy cả 2 nguyên tử C này đều đẩy trực tiếp. Do đó tính bazơ của [CH3]2NH phải mạnh hơn. [sưu tầm ]

Chủ Đề