Bộ phận nào của cơ quan thần kinh kiểm soát mọi suy nghĩ hoạt động của cơ thể

Em bé khi sinh ra đã bắt đầu học tập. Khoa học phát triển bộ não cho chúng ta biết rằng ba năm đầu đời là rất quan trọng để phát triển bộ não của trẻ. Trong năm tuổi đầu tiên kích thước bộ não tăng gấp đôi. Đến khi ba tuổi bộ não của một em bé hoạt động gấp đôi bộ não của người lớn. Trong thời gian này bộ não đang chuẩn bị nền tảng cho đời sống học tập và thành công học tập trong tương lai.

Cha mẹ, ông bà và những người chăm sóc có một vai trò quan trọng. Họ có thể tạo sự khác biệt rất lớn trong sự tăng trưởng bộ não sớm này. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ học tốt nhất qua sự chăm sóc ấm áp, giàu tình cảm. Bế, nói chuyện và đọc sách cho con trẻ giúp hình thành các kết nối trong bộ não. Bộ não của một đứa trẻ khỏe mạnh cuối cùng sẽ hình thành hàng nghìn tỷ kết nối như vậy! Các nhà khoa học cũng cho chúng ta biết rằng kích thích bộ não của trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể được thực hiện bằng những hành động đơn giản - hát những bài hát trẻ con, nói về màu sắc và chất liệu mà trẻ nhìn thấy trong cửa hàng tạp hóa, bế và đọc sách cho trẻ hàng ngày. Hành động đơn giản với kết quả đáng kinh ngạc.

Suy nghĩ mới về phát triển bộ não của em bé.

Nghiên cứu về bộ não rất phức tạp, nhưng thông điệp lại rất đơn giản: Em bé sinh ra đã bắt đầu học tập! Những khám phá mới nhất trong khoa học thần kinh trong vài năm gần đây đã đem lại cho chúng ta hiểu biết hoàn toàn mới về cách bộ não phát triển. Nghiên cứu này được hỗ trợ bởi sự phát triển của công nghệ hình ảnh bộ não tinh vi, chẳng hạn như chụp PET.

Di truyền không quyết định cấu trúc bộ não.

Cách bộ não phát triển dựa trên một tương tác phức tạp giữa các gen quý vị có khi sinh ra và những trải nghiệm của quý vị. Bằng chứng rõ ràng đã nổi lên cho thấy rằng hoạt động, trải nghiệm, sự gắn bó, và kích thích quyết định cấu trúc bộ não.

Những trải nghiệm ban đầu trực tiếp tác động đến cách bộ não được "kết nối."

Khi sinh ra, bộ não của em bé chưa hoàn chỉnh rõ rệt. Hầu hết 100 tỷ tế bào thần kinh của bộ não chưa được kết nối vào mạng lưới. Một số tế bào thần kinh được lập trình cho các chức năng cụ thể-thở và tim đập, nhưng hầu hết chưa được chỉ định cho nhiệm vụ và đang chờ đợi những trải nghiệm trong môi trường để xác định chức năng của chúng. Kết nối được tạo ra bởi trải nghiệm cảm giác-thị giác, khứu giác, xúc giác, và đặc biệt là vị giác, kích thích sự tăng trưởng của các kết nối thần kinh. Hình thành và củng cố những kết nối này là những nhiệm vụ trọng tâm của việc phát triển bộ não sớm. Đến khi ba tuổi bộ não của trẻ hoạt động gấp đôi bộ não của người lớn--và cứ như vậy trong suốt mười năm đầu tiên của cuộc đời.

Bộ não của trẻ tạo thành gấp đôi số khớp thần kinh [kết nối] mà trẻ cuối cùng sẽ cần. Nếu các khớp thần kinh được sử dụng nhiều lần trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, chúng sẽ được tăng cường. Nếu không được sử dụng nhiều lần, chúng sẽ bị loại bỏ. Theo cách này, trải nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc "kết nối" bộ não của trẻ. Mức độ hoạt động giảm tự nhiên trong thời thanh niên khi bộ não "cắt bớt" các kết nối không sử dụng.

Phát triển não bộ là phi tuyến tính; có những giai đoạn quan trọng để đạt được các loại kỹ năng và kiến thức khác nhau.

Bộ não con người có khả năng thay đổi đáng kể nhưng thời điểm là rất quan trọng. Trong khi vẫn tiếp tục học tập trong suốt vòng đời, có những "giai đoạn quan trọng" cho sự phát triển tối ưu. Những trải nghiệm tiêu cực hoặc sự thiếu kích thích thích hợp ở thời điểm nhất định có ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài hơn. Khả năng này của bộ não thay đổi để thích ứng với môi trường được gọi là "cơ chế thần kinh mềm dẻo" của bộ não.

Những tương tác ban đầu có ảnh hưởng quyết định đến bản chất và mức độ năng lực của người lớn.

Trẻ em học trong bối cảnh của các mối quan hệ quan trọng. Sự chăm sóc và nuôi dưỡng ban đầu có ảnh hưởng quyết định, lâu dài về cách con người phát triển, khả năng học tập và khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân. Nghiên cứu về tác động của sự gắn bó ban đầu xác nhận rằng sự chăm sóc ấm áp, tình cảm là cần thiết cho sự phát triển bộ não lành mạnh.

Lupus là một bệnh tự miễn mãn tính [kéo dài]. Tài liệu này tập trung vào bệnh lupus ban đỏ hệ thống [SLE], dạng bệnh lupus phổ biến nhất.

Lupus ở mỗi người là khác nhau và có thể ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của cơ thể, bao gồm:

  • Da.
  • Khớp.
  • Tim.
  • Phổi.
  • Thận.
  • Não.
 

Bệnh tự miễn là tình trạng hệ miễn dịch của quý vị—vốn chống lại vi-rút, vi khuẩn và nhiễm trùng—thay vào đó lại tấn công các mô của chính mình.

Nếu quý vị mắc bệnh lupus, quý vị có thể có khoảng thời gian có nhiều triệu chứng [cơn phát bệnh] và khoảng thời gian cảm thấy đỡ hơn [thuyên giảm]. Cơn phát bệnh lupus có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng, và chúng không theo một khuôn mẫu nào Tuy nhiên, bằng việc điều trị, nhiều người mắc bệnh lupus vẫn có thể kiểm soát được bệnh.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh lupus, nhưng nữ giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới. Các bác sĩ và nhà nghiên cứu không rõ nguyên nhân gây ra bệnh lupus, nhưng họ đang làm việc để tìm hiểu thêm về những điều gây ra các vấn đề với hệ miễn dịch.

Các Triệu Chứng của SLE là gì?

Các triệu chứng của SLE ở mỗi người có thể khác nhau. Chúng có thể bao gồm:

  • Viêm khớp, gây đau và sưng khớp và cứng khớp buổi sáng.
  • Sốt.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
  • Phát ban.
  • Rụng tóc.
  • Các vết loét, thường không đau, ở mũi và miệng.
  • Đau bụng.
  • Thay đổi màu sắc ở ngón tay và ngón chân—màu xanh tím, trắng hoặc đỏ—do lạnh và căng thẳng.
  • Sưng ở các tuyến.
  • Sưng ở chân và quanh mắt.
  • Đau khi thở sâu hoặc nằm xuống.
  • Nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm, lẫn lộn hoặc co giật.

Các triệu chứng của quý vị có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng; chúng có thể xuất hiện rồi biến mất; và chúng có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều phần trên cơ thể quý vị. Một số người mắc bệnh lupus bắt đầu có các vấn đề khác với thận, tim hoặc phổi

Các Bác Sĩ Nhận Biết SLE Bằng Cách Nào?

Nhiều người có thể mắc bệnh lupus trong một thời gian dài trước khi phát hiện ra mình mắc bệnh. Điều này xảy ra bởi vì nhiều triệu chứng của bệnh lupus cũng giống với các triệu chứng của các chứng rối loạn hoặc bệnh khác. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là quý vị phải cho bác sĩ biết về các triệu chứng của quý vị.

Không có một xét nghiệm đơn lẻ nào để chẩn đoán bệnh lupus. Bác sĩ của quý vị sử dụng thông tin quý vị cung cấp trong quá trình thăm khám, cùng với việc kiểm tra thể chất và kết quả của các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, để giúp chẩn đoán bệnh lupus hoặc quyết định xem quý vị có mắc bệnh gì khác không.

Quý vị có thể yêu cầu bác sĩ chăm sóc chính của mình giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa thấp khớp. Quý vị cũng có thể thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa khác, tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của bệnh lupus đến quý vị.

Bác sĩ chuyên khoa thấp khớp là bác sĩ chuyên điều trị các bệnh ảnh hưởng đến khớp và cơ, như bệnh lupus.

Các Bác Sĩ Điều Trị SLE Như Thế Nào?

Mặc dù ngay bây giờ chưa có cách chữa khỏi lupus, nhưng các bác sĩ có nhiều cách để kiểm soát bệnh này. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào các triệu chứng của quý vị. Quý vị có thể nhận được thuốc để giúp:

  • Kiểm soát cơn đau.
  • Hạ sốt.
  • Ngăn hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

Bất kể quý vị nhận được phương pháp điều trị nào, điều quan trọng là quý vị phải thăm khám thường xuyên với bác sĩ để theo dõi các triệu chứng và tác dụng phụ tiềm ẩn của việc điều trị. Quý vị không được ngừng các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khi chưa trao đổi với bác sĩ của quý vị.

Cách Giúp Kiểm Soát SLE

Sống cùng với bệnh lupus có thể rất khó khăn, nhưng một quan niệm sống tích cực là rất quan trọng. Quý vị có thể làm nhiều điều giúp mình sống cùng với bệnh lupus Cách tốt nhất để bắt đầu kiểm soát bệnh lupus của quý vị là làm việc với bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ dẫn. Đôi khi, quý vị có thể cảm thấy buồn và tức giận. Nhưng hãy nhớ rằng, nhiều người mắc bệnh lupus đã sống một cuộc sống tích cực và mãn nguyện. Hầu hết những người mắc bệnh nhẹ hoặc đang thuyên giảm có thể thường xuyên thực hiện các hoạt động thường ngày giống như trước khi họ được chẩn đoán bệnh.

Dưới đây là một số lời khuyên giúp quý vị và gia đình kiểm soát bệnh lupus.

Tìm Hiểu Về Các Dấu Hiệu của Cơn Phát Bệnh

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện rồi biến mất. Quý vị có thể bị sưng và phát ban trong một tuần và không có bất kỳ triệu chứng nào trong tuần sau đó. Quý vị có thể nhận thấy các triệu chứng bùng phát sau khi quý vị ra nắng, sau một ngày làm việc mệt mỏi hoặc vào những lúc quý vị căng thẳng.

Học cách nhận biết rằng một cơn phát bệnh sắp diễn ra có thể giúp quý vị thực hiện các bước để đối phó. Ngay trước khi phát bệnh, nhiều người cảm thấy rất mệt mỏi hoặc bị đau, phát ban, sốt, khó chịu ở bụng, đau đầu hoặc sưng khớp.

Việc thực hiện các bước để ngăn chặn cơn phát bệnh có thể hữu ích. Quý vị có thể:

  • Trao đổi với bác sĩ của quý vị.
  • Đặt ra các mục tiêu và ưu tiên thực tế.
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Có một chế độ ăn uống nhiều hoa quả, rau củ và thực phẩm nguyên cám.
  • Kiểm soát sự căng thẳng của quý vị [xem phần “Đối Phó Với Căng Thẳng”].
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và dành thời gian yên tĩnh.
  • Tập thể dục vừa phải khi có thể.
  • Nhờ gia đình và bạn bè của quý vị giúp đỡ khi cần.

Đối Phó Với Căng Thẳng

Đối phó với một căn bệnh kéo dài như lupus có thể khiến quý vị cảm thấy khó khăn. Quý vị có thể nghĩ rằng bạn bè, gia đình và đồng nghiệp không hiểu cảm giác của quý vị. Nếu quý vị cảm thấy buồn, chán nản hoặc cô đơn, hãy cân nhắc:

  • Tìm kiếm lời khuyên từ một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
  • Tham gia các nhóm hỗ trợ trực tuyến và cộng đồng, đồng thời kết nối với những người khác trên mạng xã hội.
  • Tìm hiểu về bệnh lupus nhiều nhất có thể và về những gì quý vị có thể làm để cảm thấy khá hơn. Xem phần “Các Nguồn Trợ Giúp Khác”.
  • Nói chuyện với bạn bè và gia đình của quý vị để giúp họ hiểu chuyện gì đang xảy ra với cơ thể của quý vị.
  • Tạm dừng việc tập trung vào căn bệnh và dành thời gian thực hiện các hoạt động mà quý vị yêu thích.
  • Ngồi thiền, đọc sách hoặc hít thở sâu.

Tập thể dục là một phương pháp khác có thể giúp quý vị đối phó với căng thẳng và bệnh lupus. Tập thể dục có thể cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp, duy trì sức khỏe của khớp và tăng sức bền tổng thể của quý vị. Hãy đảm bảo rằng quý vị trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ loại chương trình tập thể dục nào.

Mang Thai Khi Mắc Bệnh Lupus

Hầu hết phụ nữ mắc bệnh lupus có thể mang thai khỏe mạnh nếu bệnh được kiểm soát. Nếu quý vị đang dự định mang thai, hãy trao đổi với bác sĩ của quý vị để quý vị được khỏe nhất trước khi mang thai. Hãy tìm một bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm làm với việc phụ nữ mắc bệnh lupus

Nghiên Cứu Được Hỗ Trợ bởi NIH/NIAMS

Nhờ nghiên cứu y học, những người mắc bệnh lupus đang sống lâu hơn và năng động hơn. Các nhà khoa học được hỗ trợ bởi National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases [NIAMS], thuộc National Institutes of Health [NIH], tiếp tục nghiên cứu nguyên nhân của bệnh lupus và cách điều trị bệnh tốt nhất. Các nhà nghiên cứu đang:

  • Xem xét một số gen có liên quan đến nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của bệnh lupus.
  • Cố gắng tìm hiểu lý do tại sao nữ giới có nhiều khả năng mắc bệnh hơn nam giới.
  • Tìm kiếm các cách mới để đánh giá những gì đang xảy ra bên trong cơ thể, điều này có thể giúp các bác sĩ dự đoán các cơn phát bệnh trong bệnh lupus và đáp ứng các phương pháp điều trị cụ thể.
  • Tìm kiếm các yếu tố có thể gây ra bệnh lupus.
  • Khám phá cách bệnh lupus phát triển và cách các liệu pháp ảnh hưởng đến tiến trình của bệnh. Họ cũng đang nghiên cứu các loại thuốc để ngăn ngừa hoặc trì hoãn suy thận, một trong những biến chứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nhất của bệnh lupus.

Các Thử Nghiệm Lâm Sàng: Quý Vị Có Thể Tạo Nên Sự Khác Biệt!

Thử nghiệm lâm sàng là một hình thức nghiên cứu bao gồm những người tình nguyện tham gia. Hầu hết các thử nghiệm lâm sàng đều kiểm nghiệm một phương pháp điều trị mới cho một vấn đề sức khỏe, như một loại thuốc hoặc chế độ ăn uống mới. Các thử nghiệm lâm sàng giúp các bác sĩ tìm hiểu xem một phương pháp điều trị mới tốt hơn, tương tự hay tệ hơn so với chăm sóc tiêu chuẩn. Các thử nghiệm lâm sàng khác kiểm nghiệm các cách phòng ngừa bệnh hoặc phát hiện bệnh sớm.

Trao đổi với bác sĩ của quý vị về việc liệu một thử nghiệm lâm sàng có phù hợp với quý vị hay không. Khi quý vị tình nguyện tham gia nghiên cứu lâm sàng, quý vị sẽ giúp các bác sĩ và nhà nghiên cứu tìm hiểu thêm về SLE.

Ngoài ra, khi quý vị tham gia vào một nghiên cứu, quý vị có thể có cơ hội được tiếp nhận phương pháp điều trị mới nhất và được chăm sóc thêm từ các nhân viên thử nghiệm lâm sàng.

Để tìm hiểu thêm về thông tin cơ bản khi tham gia thử nghiệm lâm sàng, vui lòng truy cập trang web NIH Clinical Research Trials and You.

Tại trang web đó, quý vị sẽ tìm thấy:

  • Thông tin về rủi ro và lợi ích tiềm năng.
  • Các câu chuyện về trải nghiệm của các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm lâm sàng.
  • Giải thích từ các nhà nghiên cứu.
  • Hướng dẫn tìm kiếm thử nghiệm lâm sàng tại NIH hoặc một nơi khác trong nước.

Để nghe ý kiến từ những người đã tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng do các nhà nghiên cứu NIAMS dẫn dắt, vui lòng xem các video.

Tôi Có Thể Tìm Thêm Thông Tin Về SLE Ở Đâu?

Trung Tâm Thông Tin của National Institute of Arthritis and Musculoskeletal and Skin Diseases [NIAMS] National Institutes of Health 1 AMS Circle Bethesda, MD 20892-3675 Điện thoại: 301-495-4484 Điện thoại miễn phí: 877-22-NIAMS [226-4267] TTY: 301-565-2966 Fax: 301-718-6366

Email:


Trang web: niams.nih.gov

Video liên quan

Chủ Đề