Bò mang thai có tiêm phòng được không

10/12/2020 07:36

Bò mang thai có tiêm phòng được không

Phát triển nuôi bò ở hộ gia đình cần tuân thủ, tiêm phòng vắc-xin đầy đủ theo khuyến cáo của ngành Thú y (trong ảnh: mô hình nuôi bò ở Trà Cú, trong dự án hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh).

 Việc tiêm phòng vắc-xin ngay từ đầu để bảo vệ tốt cho đàn vật nuôi, hiện nay còn nhiều hộ chăn nuôi khá lơ là, không chủ động tiêm phòng mà còn có tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Bệnh LMLM là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật móng guốc chẵn (trâu, bò, heo, dê, cừu,…), lây lan do tiếp xúc với nước bọt, dịch mụn nước, sữa, tinh dịch và các chất bài tiết của con vật mắc bệnh. Việc chăn thả chung gia súc; mua án, vận chuyển, giết mổ gia súc tăng cao ở những tháng cuối năm, cùng với thời tiết mưa nhiều, ẩm độ cao là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và lây lan. Do đó, việc tiêm phòng vắc-xin là cần thiết đối với hộ chăn nuôi và phải thực hiện tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại theo định kỳ và khuyến cáo của ngành chuyên môn.

Ông Ngô Đức Thạnh, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: trong thực hiện phòng, chống dịch bệnh, nhất là tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa dịch bệnh hiện đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là tại các hộ nuôi quy mô lớn, tập trung. Tuy nhiên, đối với nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ, ý thức chưa cao, chỉ khi nào có dịch bệnh xảy ra thì mới “tất bật” để tiêm phòng, do đó hiệu quả phòng ngừa, bảo vệ đàn vật nuôi sẽ không cao. Nếu người nuôi làm tốt việc tiêm phòng ngay từ khi đưa gia súc về chuồng; một số trường hợp không chịu tiêm phòng vắc-xin cho gia súc khi thấy gia súc đang mang thai hay lên giống…
Ghi nhận về công tác phòng, chống dịch bệnh LMLM tại xã Phước Hảo, huyện Châu Thành, nơi dịch bệnh LMLM đã xảy ra tại 05 ấp (Vang Nhứt, Trà Cuôn, Ngãi Hòa, Đa Hòa và Đa Hậu) với 164 con bò (chết 16 con và 148 con đang tiếp tục điều trị). Trong này có 03 ấp có dịch bệnh LMLM xảy ra gần nhất (trong tháng 11/2020) là Đa Hòa, Đa Hậu và Ngãi Hòa, hiện chưa qua 21 ngày. 

Theo ông Nguyễn Văn Bé, ấp Đa Hậu, xã Phước Hảo: gia đình vừa mới nuôi được 03 con bò (có 01 con đang mang thai), tình hình bệnh LMLM gia đình rất lo lắng, vì mỗi con bò có giá trị khá từ 15-20 triệu đồng, nên việc tiêm phòng vắc-xin được gia đình chủ động khi mới bắt bò về nuôi. Riêng con bò đang mang thai tới chu kỳ tiêm mũi 02 nhưng vì sợ bò bị sẩy thai nên không thực hiện tiêm phòng.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Trường Giang, cán bộ Nông nghiệp - Địa chính xã Phước Hảo cho biết: toàn xã có gần 3.000 con bò và 2.000 con heo, 120 con dê. Qua 02 đợt ra quân thực hiện kế hoạch tiêu độc, khử trùng của năm 2020, chỉ mới tiêm phòng được 600 con gia súc (đợt II/2020 tiêm phòng LMLM cho 500 con gia súc, của 150 hộ). Tỷ lệ này rất thấp, so với tổng số hộ nuôi gia súc trên địa bàn. Nhiều hộ chăn nuôi mong muốn tỉnh, huyện hỗ trợ trong việc tổ chức tiêu độc, khử trùng trên diện rộng do Phước Hảo nằm giáp ranh với vùng được công bố dịch LMLM là xã Vinh Kim, Mỹ Long Bắc (huyện Cầu Ngang).

Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, hiện tỉnh đang triển khai trên địa bàn thị xã Duyên Hải thực hiện vệ sinh, phun hóa chất tiêu độc, khử trùng môi trường tại ấp có dịch 01 tuần/01 lần (thực hiện tổng cộng 03 lần); số ấp có dịch tại xã Hiệp Thạnh 03/03 ấp (dự kiến phun xịt khoảng 60 lít thuốc sát trùng, 401 lượt hộ); đồng thời tổ chức tiêm phòng khẩn cấp cho gia súc khỏe mạnh tại ấp nơi xảy ra dịch (Cây Da, Chợ, Bào của xã Hiệp Thạnh) kết hợp tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia súc mẫn cảm tại các xã tiếp giáp xã có dịch (xã Long Hữu, Trường Long Hòa, thị xã Duyên Hải; xã Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang; xã Long Hòa, huyện Châu Thành). Riêng xã Mỹ Long Nam, Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang; xã Long Hòa, huyện Châu Thành là xã tiếp giáp xã có dịch của xã Mỹ Long Bắc, Vinh Kim của huyện Cầu Ngang sẽ triển khai tiêm phòng dập dịch theo kế hoạch của huyện Cầu Ngang. Dự kiến tiêm phòng 80% tổng đàn gia súc 4.244/5.305 con tổng đàn (gồm 3.865 con trâu, bò; 379 con heo), thực hiện tiêm phòng 01 mũi, liều 2ml, tổng 4.244 liều vắc-xin).

Đối với huyện Cầu Ngang, bệnh LMLM xảy ra trên đàn bò tại 35 hộ (ấp Nhứt A, Bến Đáy B, Mỹ Thập, xã Mỹ Long Bắc và ấp Trà Cuôn, Thôn Rôn, Rẩy, xã Vinh Kim), với tổng đàn 242 con bò (mắc bệnh 213 con, chết 20 con); bệnh phát sinh đầu tiên ngày 17/10/2020 tại 01 hộ chăn nuôi ở ấp Rẩy, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang. Theo đó, huyện sẽ tổ chức phun xịt khoảng 300 lít thuốc sát trùng với 3.266 lượt hộ; thực hiện tiêm phòng khẩn cấp cho gia súc khỏe mạnh tại ấp nơi xảy ra dịch (ấp Nhứt A, Bến Đáy B, Mỹ Thập, xã Mỹ Long Bắc và ấp Trà Cuôn, Thôn Rôn, Rẩy, xã Vinh Kim); đồng thời, tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch theo hướng từ ngoài vào trong đối với gia súc mẫn cảm tại các ấp chưa có dịch trong xã có dịch (Mỹ Long Bắc, Vinh Kim) và các xã tiếp giáp xã có dịch (Xã Mỹ Long Nam, Mỹ Hòa, Kim Hòa, thị trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang và xã Phước Hảo, Hưng Mỹ, Long Hòa, huyện Châu Thành); dự kiến tiêm phòng cho 23.697/29.621 con tổng đàn (gồm 17.579 con trâu, bò; 6.118 con heo).

Nói về tình hình xảy ra dịch bệnh LMLM trên địa bàn, ông Trần Minh Yên, Chủ tịch UBND xã Mỹ Long Bắc, huyện Cầu Ngang, cho biết: địa phương có tổng đàn bò trên 5.000 con, việc xảy ra dịch bệnh LMLM trên vật nuôi là do nguyên nhân ý thức của người nuôi còn lơ là, chủ quan do từ nhiều năm nay ở xã chưa xảy ra dịch bệnh. Bên cạnh đó, người nuôi  còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc tiêm phòng vắc-xin miễn phí; nhưng Nhà nước chỉ hỗ trợ cho đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng khác phải thực hiện xã hội hóa trong tiêm phòng vắc-xin.

Bài, ảnh: HỮU HUỆ

Vắc - xin giúp bà bầu và thai nhi chống lại các bệnh nghiêm trọng. Khi mang thai, một số bệnh từ người mẹ có thể truyền sang cho em bé. Vì thế, tiêm vắc - xin không những bảo vệ bạn mà còn bảo vệ cả thai nhi.

Lợi ích của việc tiêm vắc-xin cho phụ nữ mang thai thường lớn hơn những rủi ro tiềm ẩn khi khả năng phơi nhiễm bệnh cao, khi nhiễm trùng sẽ gây rủi ro cho mẹ hoặc thai nhi, và khi vắc-xin không có khả năng gây hại.

Sau đây là một số loại vắc - xin có thể sử dụng cho bà bầu, bao gồm:

  • Vắc - xin Tdap: Ho gà có thể gây nên tình trạng nguy hiểm đối với người bệnh, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, ho gà có thể đe dọa đến tính mạng. Có tới 20 em bé tử vong mỗi năm tại Hoa Kỳ do ho gà gây ra. Khoảng một nửa số trẻ dưới 1 tuổi bị ho gà cần được điều trị tại bệnh viện. Trẻ càng nhỏ khi bị ho gà, càng cần phải điều trị sớm. Bạn có thể sẽ khó nhận thấy được bệnh ho gà ở bé vì triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng. Ho gà có thể khiến trẻ ngừng thở.

Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc-xin ho gà (Tdap) trong khoảng thời gian từ tuần thứ 27 đến 36 của thai kỳ, tốt nhất là trong giai đoạn đầu của giai đoạn này. Khi bạn tiêm vắc-xin ho gà trong thời kỳ mang thai, cơ thể bạn sẽ tạo ra các kháng thể bảo vệ bạn và cả em bé. Những kháng thể này giúp bé chống lại bệnh ho gà.

  • Vắc - xin cúm bất hoạt: Phụ nữ có thai và sau sinh có nguy cơ mắc bệnh nặng và biến chứng do cúm cao hơn so với phụ nữ không mang thai vì những thay đổi trong hệ thống miễn dịch, tim và phổi khi mang thai. Có thể tiêm vắc-xin cúm bất cứ lúc nào trong thai kỳ, trước và trong mùa cúm. Tiêm phòng cúm nếu bạn đang mang thai trong mùa cúm. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ bạn và em bé trong vài tháng sau khi sinh khỏi các biến chứng liên quan đến cúm. Các mùa cúm thay đổi theo thời gian của chúng từ mùa này sang mùa khác, nhưng CDC khuyên bạn nên tiêm vắc-xin vào cuối tháng 10, nếu có thể

Bò mang thai có tiêm phòng được không

Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc - xin cúm bất hoạt

  • Vắc - xin viêm gan B: Trẻ có mẹ bị viêm gan B có nguy cơ cao bị nhiễm viêm gan B trong khi sinh. Mang thai không phải là một chống chỉ định của tiêm chủng. Một số nghiên cứu cho thấy, sự phát triển của thai nhi không bị ảnh hưởng do các tác dụng phụ khi vắc - xin viêm gan B được tiêm cho phụ nữ mang thai. Vắc-xin có sẵn chứa HBsAg không gây nguy cơ nhiễm trùng cho thai nhi.
  • Nếu bạn đang mang thai và lên kế hoạch du lịch quốc tế, bạn nên nói chuyện với bác sĩ ít nhất 4 đến 6 tuần trước chuyến đi để thảo luận về bất kỳ biện pháp phòng ngừa đặc biệt hoặc vắc-xin mà bạn có thể cần. Chẳng hạn như vắc - xin viêm gan A: Sự an toàn của vắc-xin viêm gan A trong khi mang thai chưa được xác định; tuy nhiên, do vắc-xin viêm gan A được sản xuất từ ​​HAV bất hoạt, nên nguy cơ về mặt lý thuyết đối với thai nhi đang phát triển dự kiến ​​sẽ thấp. Nguy cơ liên quan đến tiêm chủng nên được cân nhắc với nguy cơ mắc bệnh viêm gan A ở phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với HAV.

Một số trường hợp cần bổ sung các loại vắc-xin khác trước, trong hoặc sau khi có thai. Ví dụ, nếu bạn có tiền sử bệnh gan mạn tính, bác sĩ có thể khuyên dùng vắc-xin viêm gan A. Nếu bạn làm việc trong phòng thí nghiệm, hoặc nếu bạn đang đi du lịch đến một quốc gia nơi bạn có thể tiếp xúc với bệnh viêm màng não mô cầu, bác sĩ có thể đề nghị vắc-xin não mô cầu. Trước khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ, bạn sẽ được khám sàng lọc trước tiêm chủng.

Một số vắc - xin được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ mang thai, bao gồm:

  • Vắc xin HPV: không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai. Nếu bạn phát hiện mình mang thai sau khi bắt đầu tiêm vắc - xin HPV, bạn nên hoãn các mũi còn lại sau khi kết thúc thời kỳ mang thai. Nếu bạn đã tiêm một liều vắc-xin rong khi mang thai, không cần can thiệp bằng các biện pháp y tế.
  • Vắc - xin cúm (LAIV): vắc - xin cúm giảm độc lực LAIV khuyến cáo không nên sử dụng cho phụ nữ mang bầu.
  • Vắc - xin MMR: không nên tiêm vắc - xin MMR cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai vì đây là loại vắc -xin sống. Nên tiêm vắc - xin MMR trước khi mang thai ít nhất 1 tháng. Không nên coi vắc-xin MMR hoặc varicella trong thai kỳ là một lý do để chấm dứt thai kỳ. Một số trường hợp có nguy cơ cao mắc Rubella không tiêm vắc-xin vì họ đang hoặc có thể mang thai, những trường hợp này cần được tư vấn về nguy cơ tiềm ẩn đối với CRS và tầm quan trọng của việc tiêm vắc-xin ngay khi kết thúc thời kỳ mang thai.
  • Vắc -xin MenACWY: Phụ nữ mang thai không nên loại trừ tiêm chủng bằng MenACWY hoặc MPSV4, nếu có chỉ định.
  • Vắc - xin MenB: Tiêm vắc-xin MenB nên hoãn lại đối với phụ nữ mang thai và sinh con trừ khi phụ nữ có nguy cơ cao mắc viêm màng não, và sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ, lợi ích của việc tiêm phòng được coi là vượt trội so với các rủi ro tiềm ẩn do vắc -xin gây ra.
  • Vắc - xin PCV13: chưa có công bố rõ ràng về việc nên hay không nên dùng PCV13 cho phụ nữ mang thai.
  • Vắc - xin PPSV23: Sự an toàn của vắc-xin polysacarit phế cầu trong ba tháng đầu của thai kỳ chưa được đánh giá, mặc dù không có hậu quả bất lợi nào được báo cáo ở những trẻ sơ sinh có mẹ vô tình tiêm vắc-xin PPSV23 trong thời kỳ mang thai.
  • Vắc - xin IPV ( bệnh bại liệt): Mặc dù không có tác dụng phụ của IPV được ghi nhận ở phụ nữ mang thai hoặc thai nhi, nhưng không nên tiêm vắc - xin cho phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, nếu phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn và cần được bảo vệ chống lại bệnh bại liệt khẩn cấp, IPV có thể được sử dụng và áp dụng theo lịch tiêm chủng của người lớn.
  • Vắc - xin Varicella: Do ảnh hưởng của virus varicella đối với thai nhi chưa được xác định, phụ nữ mang thai không nên tiêm phòng vắc - xin Varicella . Nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất một tháng.
  • Vắc - xin Zoster không nên dùng cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, Zostavax không được cấp phép cho các nhóm tuổi bao gồm phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Để có 1 thai kỳ khỏe mạnh và sinh con an toàn, người mẹ trước khi mang thai cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ cũng như khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo cơ thể đã sẵn sàng bước vào hành trình thai kỳ 9 tháng 10 ngày.

Bò mang thai có tiêm phòng được không

Nên tiêm đầy đủ trước khi bước vào hành trình thai kỳ

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp cho quý khách hàng chương trình tiêm chủng trọn gói từ trẻ em đến người lớn với đầy đủ quyền lợi và dịch vụ kèm theo.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: immunize.org, mayoclinic.org

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

XEM THÊM: