Bộ đánh giá tình trạng kháng insulin năm 2024

Nội tiết; tiền đái tháo đường; kháng insulin; độ nhạy insulin; chức năng tế bào β.

Tóm tắt

Tiền đái tháo đường là tình trạng tăng glucose máu giới hạn và là nguy cơ trực tiếp của đái tháo đường týp 2. Để có những biện pháp dự phòng sự tiến triển của đái tháo đường cần đánh giá tình trạng kháng insulin và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng của người tiền đái tháo đường phát hiện lần đầu. Nghiên cứu được tiến hành trên 117 người tiền đái tháo đường được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam. Kháng insulin dựa vào mô hình HOMA2 với cặp glucose-insulin, giá trị bình thường các chỉ số kháng insulin dựa vào chỉ số tham chiếu tương ứng ở người bình thường. Kết quả cho thấy, tỷ lệ kháng Insulin [HOMA2-IR] là 72,6%, giảm độ nhạy insulin [HOMA2-%S] là 53,8% và giảm chức năng tế bào bêta [HOMA2- b] là 37,6%. Chỉ số kháng insulin [HOMA2-IR] tăng dần theo tuổi và khi có béo phì, rối loạn chuyển hóa lipid máu kèm theo, nhưng không liên quan với giới, chu vi vòng bụng, tăng huyết áp và hội chứng chuyển hóa.

Kháng insulin [insulin resistance] là tình trạng khi các tế bào trong cơ, mỡ và gan không đáp ứng tốt với insulin và vì thế không thể sử dụng glucose từ máu để tạo năng lượng. Nhằm khắc phục tình trạng này, tuyến tụy phải tăng cường hoạt động để tạo ra nhiều insulin hơn. Theo thời gian, lượng đường trong máu sẽ tăng lên.

Hội chứng kháng insulin bao gồm một nhóm các vấn đề như béo phì, huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bạn cũng có thể biết đến tình trạng này với tên gọi khác là hội chứng chuyển hóa.

Các triệu chứng của tình trạng kháng insulin

Một người không thể biết rằng bản thân mình mắc tình trạng kháng insulin thông qua việc họ tự cảm nhận được. Họ sẽ cần tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường huyết.

Tương tự như vậy, người đó cũng sẽ không biết liệu mình có mắc hầu hết các tình trạng khác – những tình trạng là một phần của hội chứng kháng insulin [như huyết áp cao, mức cholesterol tốt [HDL] thấp và mức chất béo trung tính [triglyceride] cao] – hay không nếu không đi thăm khám.

Một số dấu hiệu của tình trạng kháng insulin bao gồm:

  • Vòng eo trên 40 inch [101 cm] ở nam và 35 inch [89 cm] ở nữ
  • Chỉ số huyết áp từ 130/80 trở lên
  • Mức đường huyết lúc đói > 100 mg/dL
  • Mức chất béo trung tính lúc đói > 150 mg/dL
  • Mức cholesterol HDL < 40 mg/dL ở nam và < 50 mg/dL ở nữ
  • Mụn thịt dư [skin tags]
  • Những mảng da sẫm màu, mịn như nhung [acanthosis nigricans].

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của tình trạng kháng insulin

Những yếu tố sau có thể làm cho tình trạng kháng insulin dễ xảy ra hơn:

  • Béo phì, đặc biệt là béo bụng
  • Lối sống ít vận động
  • Chế độ ăn nhiều carbohydrate
  • Tiểu đường thai kỳ
  • Các tình trạng sức khỏe như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu [nonalcoholic fatty liver disease] và hội chứng buồng trứng đa nang [polycystic ovary syndrome]
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • Hút thuốc
  • Dân tộc – nguy cơ cao hơn nếu bạn là người gốc Phi, Latinh hoặc người Mỹ bản địa
  • Tuổi – nguy cơ cao hơn nếu bạn trên 45 tuổi
  • Tình trạng rối loạn nội tiết tố [hormone] như hội chứng Cushing và bệnh to đầu chi [acromegaly]
  • Các loại thuốc như kháng viêm steroid, thuốc chống loạn thần và thuốc điều trị HIV
  • Các vấn đề về giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ [sleep apnea].

Chẩn đoán và các xét nghiệm cho tình trạng kháng Insulin

Bác sĩ sẽ sử dụng những phương pháp sau để chẩn đoán tình trạng kháng insulin:

  • Đặt câu hỏi. Họ cần nắm tiền sử bệnh của gia đình bạn.
  • Khám sức khỏe. Họ cần biết chỉ số cân nặng và huyết áp của bạn.
  • Xét nghiệm máu. Bạn có thể cần thực hiện:
  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói. Thử nghiệm này đo lượng đường trong máu của bạn sau khi bạn nhịn ăn trong ít nhất 8 giờ.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Đầu tiên, bạn được đo đường huyết lúc đói. Tiếp theo bạn uống một dung dịch đường. 2 giờ sau đó, bạn sẽ được kiểm tra mức đường huyết một lần nữa.
  • Xét nghiệm Hemoglobin A1c. Xét nghiệm máu này cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong 2 – 3 tháng trước đó. Bác sĩ sử dụng kết quả này để chẩn đoán tình trạng tiền tiểu đường hoặc bệnh tiểu đường. Nếu một người mắc bệnh tiểu đường, chỉ số này sẽ cho biết liệu bệnh có đang được kiểm soát hay không. Bạn có thể cần phải thực hiện xét nghiệm một lần nữa để khẳng định kết quả.

Cách mà tình trạng kháng insulin có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2

Khi một người bị kháng insulin, tuyến tụy của họ sẽ sản xuất thêm insulin để bù đắp cho tình trạng này. Trong một khoảng thời gian nhất định, cách này vẫn đem lại hiệu quả và lượng đường trong máu của người đó vẫn sẽ ở mức bình thường.

Tuy nhiên, theo thời gian, tuyến tụy sẽ không thể tiếp tục hoạt động quá sức kéo dài như thế nữa. Nếu người đó không thay đổi trong cách ăn uống và luyện tập thể dục, lượng đường trong máu của họ sẽ tăng cho đến khi họ gặp phải tình trạng tiền tiểu đường. Bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả xét nghiệm máu sau để chẩn đoán:

  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói: 100 – 125 mg/dL
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: 140 – 199 mg/dL sau lần xét nghiệm thứ hai
  • A1c cho kết quả từ 5.7 – 6.4%.

Nếu người đó không thể kiểm soát tình trạng tiền tiểu đường, họ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi xét nghiệm cho các kết quả như sau:

  • Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói: từ 126 mg/dL trở lên
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: từ 200 mg/dL trở lên sau lần xét nghiệm thứ hai
  • A1c cho kết quả từ 6.5% trở lên.

Phòng ngừa và điều trị tình trạng kháng insulin

Bạn có thể thực hiện các cách sau đây để đẩy lùi tình trạng kháng insulin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường tuýp 2:

  • Tập luyện thể dục. Thực hiện các hoạt động thể dục cường độ vừa phải [chẳng hạn như đi bộ nhanh] ít nhất 30 phút mỗi ngày và với 5 ngày [hoặc nhiều hơn] mỗi tuần. Nếu hiện tại bạn không tập luyện thể dục thì hãy bắt đầu thực hiện ngay nhé.
  • Có được trọng lượng hợp lý. Nếu bạn không chắc về cân nặng bao nhiêu là hợp lý hoặc làm thế nào để đạt được mục tiêu giảm cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng có thể nhờ một chuyên gia dinh dưỡng và một huấn luyện viên cá tư vấn và đồng hành cùng bạn.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh. Hãy chọn các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả hạch, cá, các loại đậu hạt và protein nạc.
  • Sử dụng thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc, chẳng hạn như metformin, để giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Các biến chứng của tình trạng kháng insulin

Nếu hội chứng chuyển hóa không được điều trị, nó có thể dẫn đến:

  • Lượng đường huyết cao nghiêm trọng
  • Lượng đường huyết thấp nghiêm trọng
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ
  • Bệnh thận
  • Những vấn đề về mắt
  • Bệnh ung thư
  • Bệnh Alzheimer.

Nguồn: Web MD

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu [EMA], cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản [PMDA], cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan [Taiwan FDA], Tổ chức Y tế thế giới [WHO], và các tổ chức, cơ quan khác.

Chủ Đề