Bò biển sống ở đâu tại Việt Nam

Trước đây, chúng từng được phát hiện ở nhiều vùng nước ven bờ và các đảo của Việt Nam như Khánh Hoà, đảo Phú Quý, Phú Quốc… nhưng theo tài liệu và phỏng vấn ngư dân các vùng ven biển, bò biển chỉ còn ở Côn Đảo và Phú Quốc. Mặc dù khó nói chính xác, nhưng nhiều ngư dân cũng như chuyên gia đều nhận định quần thể dugong hiện tại ở Côn Đảo chỉ còn 8 – 10 con [năm 2001].

Số lượng suy giảm trầm trọng

Bò biển có thân hình con thoi, đuôi dạng vây nằm ngang, chi trư­ớc có hình mái chèo và dùng để bao con cho bú. Đây là loài thú biển duy nhất ăn cỏ, con đực dài 2,5 – 3,15m, con cái nhỏ hơn: 2,4 – 3 m. Chúng thường sống ở vùng ven bờ biển, nơi có nhiều thức ăn là rong biển, cỏ biển, trung bình một con bò biển ăn hết 25 kg cỏ biển.

Những ngư dân lớn tuổi ở Côn Đảo cho biết, quần thể bò biển ở Côn Đảo đã tồn tại từ lâu đời, đến sau năm 1975 vẫn còn khá nhiều [ước chừng vài chục con] nhưng chúng thường vô tình dính lưới đánh cá hoặc bị đánh bắt để ăn thịt và làm thuốc nên nay chỉ còn rất ít. Nhiều ngư dân xác nhận gần đây có nhìn thấy sự xuất hiện bò biển ở ven biển, đặc biệt là vùng biển vịnh Côn Sơn, bãi Đất Dốc, vịnh Bến Đầm.

Theo nhiều chuyên gia, bò biển đã bị đánh bắt và giết thịt từ trước khi Vườn Quốc gia Côn Đảo được thành lập năm 1993. Những điều tra tiến hành năm 2004 và 2005 cho thấy, từ năm 2000 – 2002 có bốn con bò biển bị chết không rõ nguyên nhân. Đe doạ lớn nhất đối với bò biển là bị đánh bắt ngẫu nhiên và mắc kẹt trong lưới vét và lưới rê [chiếm tới 72% trong tổng số ngư cụ của nghề cá nước ta]. Sự bùng nổ của du lịch và nhất là việc khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt [dùng thuốc nổ, chất độc], nạo vét kênh rạch, xây dựng các bến cá cầu cảng và nhất là việc xả thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp làm môi trường biển bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân suy giảm loài bò biển... Thêm vào đó, diện tích cỏ biển thu hẹp dần, lá cỏ biển luôn bị lớp trầm tích, tảo và động vật phủ bám khiến cỏ biển quang hợp kém và suy thoái đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quần thể bò biển.

Nhiều kế hoạch bảo tồn

Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam nên việc khai thác bò biển bị cấm triệt để tại Vườn Quốc gia Côn Đảo. Dự án phát triển Vườn Quốc gia Côn Đảo, tầm nhìn đến năm 2020 nhấn mạnh việc quản vệ các loài động vật biển quý ở vùng nước nông trong đó có bò biển. Trong kế hoạch bảo tồn loài sinh vật biển này, việc phân vùng bảo tồn nghiêm ngặt thảm cỏ biển và nơi cư trú, kiếm ăn của bò biển là điều cấp thiết. Hàng năm, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo tổ chức cho các cán bộ khoa học thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học cơ sở, phục vụ cho quản lý, bảo tồn. Một số chuyên đề nghiên cứu trong đó có công tác nghiên cứu đa dạng sinh học biển, giám sát các rạn san hô, đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu bảo tồn rùa biển, bò biển, trai tai tượng... được quan tâm. Vườn Quốc gia cũng phối hợp với các cá nhân, tổ chức khoa học bảo tồn trong và ngoài nước nâng cao chương trình nghiên cứu khoa học, nhờ đó, giá trị đa dạng sinh học tại Côn Đảo được phát hiện.

Trước sự cấp thiết của việc bảo vệ loài bò biển, cuối tháng 3 vừa qua, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM đã phát động cuộc thi thiết kế logo cho chiến dịch "Hãy bảo vệ loài bò biển".

K.Linh

Bò biển Việt Nam lâm nguy

Ngày 30-11, Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã [WAR] phối hợp với Khu Bảo tồn biển Phú Quốc, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang tổ chức Ngày hội bảo vệ dugong [dân địa phương gọi là bò biển, cá cúi].

Thông qua các hình thức truyền thông như diễu hành, diễn kịch…, ban tổ chức mong muốn người dân biết được tầm quan trọng cũng như tình cảnh nguy cấp của dugong và cùng chung tay bảo vệ loài động vật quý hiếm này

Bò biển đang lâm nguy. Ảnh: Internet

.Theo Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới, dugong được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp, đe dọa tuyệt chủng. Ở Việt Nam, dugong được phát hiện tại vùng biển Côn Đảo [tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu] và Phú Quốc nhưng đến nay chỉ còn lại không quá 100 con, chủ yếu ở Phú Quốc. Do thân hình to lớn [có thể dài 3 m, nặng đến 450 kg], di chuyển chậm chạp, loài này dễ bị mắc vào lưới đánh cá của ngư dân. Bên cạnh đó, dugong cũng bị săn bắt để lấy thịt, da làm thức ăn và răng làm thuốc chữa bệnh hoặc đồ trang sức.

M.Khanh

Bò biển hay còn gọi là cá cúi – một loài trong truyền thuyết được biết đến như nàng tiên cá. Do nó có hình dạng và tập tính khá độc đáo nên bộ phận cư dân thời xa xưa đã ví loài vật này như những con người sống trong biển.

Bò biển chỉ ăn tảo biển và các loài thực vật

Bò biển là con gì ?

    Bò biển tên khoa học thường gọi là du gong hay dugong [Dugong dugon]. Người ngư dân thì gọi gọi là cá cúi  là loài động vật có vú lớn, sống ở biển. Bò Biển  trưởng thành có thể dài 3 m và nặng khoảng 450 kg. Chúng ăn cỏ biển và các loài thực vật biển khác. Do di chuyển chậm chạp và thân hình to lớn, loài này thường dễ bị mắc vào lưới đánh cá của ngư dân.

 Có lẽ do hình dáng phần miệng và thức ăn chủ yếu là cỏ và tảo biển nên nó hay được gọi là con biển . Và đối với nhiều người ngư dân họ vẫn lưu truyền 1 giai thoại về ” nàng tiên cá “. Sau đây chúng tôi sẽ dẫn dắt bạn đi theo giai thoại này để hiểu sâu về nó.

Loài sinh vật này sống ở đâu?

Cá cúi, hay đu-gông, bò biển, cá nàng tiên [tên khoa học là Dugong dugon] là một động vật ở vùng cận duyên hải biển nhiệt đới. Loài này phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển cận duyên nhiệt đới và bán nhiệt đới từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Có mặt ở 37 quốc gia. Vĩ tuyến 26 bắc và nam thường được coi là giới hạn của cá cúi. Eo biển Torres ở Úc châu là địa bàn tập trung của hơn 10.000 con cá cúi sinh sống.

 Dugong đang bị săn bắt ráo riết lấy thịt, da làm thức ăn và răng làm thuốc chữa bệnh hoặc đồ trang sức. Dugong hiện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở mức cực kì nguy cấp [CR], theo Sách Đỏ Việt Nam. Loài này cũng được Sách đỏ Thế giới [IUCN] xếp vào loài sắp nguy cấp.

Ở Việt Nam…

Cá cúi được tìm thấy ở vùng biển Côn Đảo [khoảng 30 con] và Phú Quốc. Từ cuối thập niên 1990 vì môi trường bị ô nhiễm nhóm cá cúi ở Côn Đảo bị đe dọa và số cá cúi đã giảm. Sang đầu thập niên 2000 vùng Côn Đảo còn khoảng 10 con và Phú Quốc còn dưới 100 con. Mãi đến năm 2002 nhà chức trách tỉnh Kiên Giang mới thi hành lệnh cấm săn bắt cá cúi.

Cá cúi bị đe dọa bởi nạn săn bắn vì thịt cá cúi có tiếng là ngon. Vì chúng bơi rất chậm, cá cúi dễ bị sa lưới. Ngoài ra cặp nanh của cá cúi với cấu trúc giống ngà voi nên cũng gây ra thị trường buôn nanh khiến chúng bị săn bắt.

Đặc điểm của bò biển

Cá cúi có thân hình con thoi. Ðuôi dạng vây nằm ngang thay vì dọc đứng của loài cá. Chi trước có hình mái chèo, dùng để chuyển hướng khi bơi và cũng dùng để “bồng” con cho bú giống như người. Vì vậy thời xưa có khi gọi là người cá

Da dày, xám, lông thưa, có lớp mỡ dày bao bọc toàn thân. Phần đầu cá khá lớn so với tỷ lệ thân mình. Thị lực rất kém, nhưng khứu giác của nó rất nhạy bén. Môi rất dày, lởm chởm râu cứng. Chúng thường dùng môi ngoạm lấy rong biển ở dưới đáy biển để ăn. Con đực đôi khi mọc răng dài tương tự như ngà. Chúng có hàm răng rộng và bằng phẳng, thích hợp cho việc ăn tảo.

Bò biển đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Tuy nhiên vì thức ăn là thực vật thường kém chất bổ nên loài cá cúi có hệ thống tiêu hóa rất dài [45 m] để hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng. Dạ dày của chúng giống dạ dày của loài bò trên cạn. Từ đó chứng tỏ xuất xứ xa xưa của hải ngưu là động vật ăn cỏ trên cạn. Sau đó vì lí do nào đó mà di chuyển xuống biển sinh sống. Trung bình một con bò trưởng thành nặng từ 250 đến 300 kg. Có con nặng đến 1.600 kg. Con đực có chiều dài thân 2,5 – 3,15 m [có con dài đến 5,83], con cái nhỏ hơn con đực, thường 2,40 – 3,00 m.

Bò biển đang bị đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Thông thường một con bò biển sẽ bơi lặn dưới nước khoảng 15 phút sau đó ngoi lên bờ để thở. Vì nó bơi rất chậm nên rất dễ mắc lưới ngư dân, bò biển sẽ chết ngộp nhanh chóng. Thịt bò biển được bán với giá cực kỳ cao. Mọi bộ phận trên cơ thể bò biển đều được săn lùng rất gay gắt. Một cặp răng bò biển có thể lên đến 90 triệu đồng. Đến nay, số lượng bò biển không còn nhiều như trước nữa do loài động vật này sinh sản rất chậm.

Bò biển đang bị đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Ghi nhận thực tế tại đảo Phú Quốc thời gian vài năm trở lại đây cho thấy nhu cầu tiêu thụ thịt dugong vẫn còn phổ biến trong giới thực khách thu nhập ca. Theo quan sát giá thịt bò biển [không còn da] dao động từ 300.000 – 500.000đ/kg, còn nếu có da giá bán có thể lên tới 1.500.000đ/kg. Tuy nhiên, theo một số ngư dân chuyên lặn bắt dugong thì vùng biển quanh đảo Phú Quốc hầu như không còn thấy xuất hiện loài động vật này.

Vì thế nên ngày nay chính phủ đã ban hành luật cấm săn bắt bò biển . Bò biển hiện tại là loài động vật được liệt vào sách đỏ hãy chung tay bảo vệ chúng . Tất nhằm bảo tồn loài sinh vật dường như chỉ xuất hiện trong truyền thuyết : ” Xin đừng giết nàng “

Truyền thuyết ly kỳ về loài bò biển tại đảo Phú Quốc Update to: Tháng Một 28th, 2019 by Phú Quốc Xanh.

Video liên quan

Chủ Đề