Biệt ngữ xã hội là gì cho ví dụ năm 2024

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Biệt ngữ xã hội là gì? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để chuẩn bị cho bài học sắp tới đây của môn Ngữ văn lớp 8.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Biệt ngữ xã hội là gì?

Trả lời:

Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu.

Ví dụ:

+ Biệt ngữ xã hội của triều đình phong kiến xưa có thể kể đến: Hoàng đế, Quả nhân, Trẫm, Khanh, long thể, long nhan, dung nhan, băng hà…

+ Biệt ngữ hội của những người bên Thiên Chúa giáo: nữ tu, ơn ích, cứu rỗi, lỗi, ông quản…

+ Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ: chém gió, ngỗng, G9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ…

1. Từ ngữ địa phương

- Từ ngữ toàn dân: Từ ngữ toàn dân là loại từ ngữ được sử dụng rộng rãi và thống nhất trong toàn thể bộ phận nhân dân trên cả nước.

- Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định. Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.

Ví dụ:

+ Từ địa phương Bắc Bộ: U (mẹ), giời (trời)…

+ Từ địa phương Trung Bộ: mô (nào, chỗ nào), tê (kìa), răng (thế nào, sao), rứa (thế) , ..

+ Từ địa phương Nam Bộ: heo (lợn), thơm (dứa), ghe (thuyền), …

+ Con về tiền tuyến xa xôi

Nhớ bầm, yêu nước cả đôi mẹ hiền.

(Tố Hữu)

2. Các kiểu từ ngữ địa phương

+ Từ ngữ địa phương tương ứng nghĩa với từ ngữ toàn dân:

Ví dụ:

+ Nam Bộ: tô - bát, ghe - thuyền, cây viết - cây bút, …

+ Nghệ Tĩnh: bọ - cha, mô - đâu, tê - kìa, trốc - đầu, khau - gầu, tru - trâu, …

- Từ địa phương chỉ những sự vật, hiện tượng chỉ có ở một hoặc một số địa phương (khi được sử dụng phổ biến sẽ gia nhập vốn từ toàn dân).

Ví dụ:

+ Nam Bộ: sầu riêng, mãng vịt, mù u

+ Trung Bộ: nhút, chẻo - nước mắm

+ Bắc Bộ: thủng (đơn vị để đong thóc, gạo), …

3. Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là những phương ngữ và biệt ngữ chỉ sử dụng trong hoàn cảnh hẹp, không được phổ biến rộng rãi trong toàn dân nên cần lưu ý sử dụng cho phù hợp, tránh gây ra hiểu nhầm hoặc không hiểu. Sau đây là những lưu ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng trong thơ văn, sáng tác các tác phẩm văn học để làm tăng tính biểu cảm cũng như thể hiện rõ màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và làm nổi bật tính cách của nhân vật.

– Trong khẩu ngữ, việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải lưu ý sử dụng tại địa phương mình hoặc giao tiếp với người cùng địa phương, tầng lớp với mình để tạo tính thân mật, gần gũi.

– Cần phải tìm hiểu rõ từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương xem có lớp nghĩa giống nhau tương ứng hay không để sử dụng cho phù hợp, tránh lạm dụng không cần thiết.

4. Phân biệt biệt ngữ xã hội và các từ thuộc về nghề nghiệp

+ Biệt ngữ xã hội: dùng trong một tầng lớp (tầng lớp học sinh, sinh viên; tầng lớp các tôn giáo khác nhau, tầng lớp phong kiến xưa…)

+ Các từ ngữ trong một cùng một nghề nghiệp: đó là từ ngữ chuyên ngành thuộc một số ngành nghề chỉ sử dụng trong bộ phận những người cùng một ngành nghề đó. Nó là những từ biểu thị sản phẩm, công cụ hay quy trình sản xuất có tính khác biệt của từng nghề khác nhau.

Ví dụ:

+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…

+ Nghề mộc: bào, cưa, máy phay, máy tiện, đục, trạm trổ…

+ Nghề làm mòn: vách, lá, móc, bắt vanh…

-------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Biệt ngữ xã hội là gì? Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn.

Biệt ngữ xã hội là gì?

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sứ dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định (Tầng lớp xã hội có thể là vua quan trong triều đình phong kiến; tầng lớp thượng lưu, trung lưu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám; những người buôn bán, lái xe, quân đội, học sinh sinh viên, những người chơi thể thao, những người cùng theo một tôn giáo, làm cùng một nghề,…).

Ví dụ về biệt ngữ xã hội

Một số ví dụ về biệt ngữ xã hội:

– Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào,…

– Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích,…

– Biệt ngữ của học sinh, sinh viên: gậy, ngỗng, trúng tủ, trượt vỏ chuối,…

– Biệt ngữ của những người buôn bán, “phe phẩy” (thời bao cấp): bắt mồi, dính, phảy, luộc, búa, nặng doa, ế vở, guồng, nhẩu, dầm, sôi me,…

– Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố (thời bao cấp): chọi, choai, xế lô, bổ, dạt vòm, đột vòm, rụng, táp lô, bè, đoa,…

Phân biệt giữa biệt ngữ xã hội và các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp

– Biệt ngữ xã hội dùng trong một tầng lớp( tầng lớp học sinh, sinh viên; tầng lớp các tôn giáo khác nhau, tầng lớp phong kiến xưa,…);

– Các từ ngữ thuộc về nghề nghiệp: là các từ ngữ chuyên ngành thuộc về một số ngành nghề , chỉ sử dụng trong bộ phận những người cùng một ngành nghề đó. Chúng là những từ biểu thị sản phẩm, công cụ hay quy trình sản xuất có tính khác biệt của từng ngành nghề khác nhau.

Lưu ý về sử dụng biệt ngữ xã hội

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ sử dụng trong hoàn cảnh hạn chế, không được phổ biến rộng rãi trong toàn dân nên cần lưu ý sử dụng cho phù hợp, tránh lạm dụng gây khó hiểu cho người đọc, người nghe thông tin.

Biệt ngữ xã hội chỉ nên sử dụng trong các hoàn cảnh dưới đây:

Thứ nhất: Trong khẩu ngữ, việc sử dụng biệt ngữ xã hội để giao tiếp với người cùng tầng lớp với mình để tạo sự thân mật, gần gũi.

Thứ hai: Trong thơ văn, sáng tác các tác phẩm văn học để làm tăng tính biểu cảm cũng như thể hiện rõ tầng lớp xã hội, làm nổi bật tính cách của nhân vật.

Để tránh lạm dụng biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

Bài tập với biệt ngữ xã hội

Câu hỏi:

Đọc các ví dụ sau đây và trả lời câu hỏi:

  1. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:

– Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu).

Tại sao trong đoạn văn này, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?

b)

– Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm văn.

– Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.

Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này.

Trả lời:

  1. Trong đoạn văn trên, tác giả có chỗ dùng “mẹ”, có chỗ lại dùng “mợ” bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ “mẹ” – từ ngữ hiện tại.

Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ “mợ” vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước Cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là “mợ”, gọi cha là “cậu”.

Điều này cũng thể hiện sự tinh tế, uyển chuyển trong việc dùng từ của nhà văn Nguyên Hồng, bởi những dòng hồi ký với cách dùng từ “mẹ” – từ ngữ toàn dân dễ giúp người đọc hiểu hơn về người mà nhà văn đang muốn nhắc đến, còn khi dùng từ “mợ” – biệt ngữ xã hội trong giao tiếp với người cô trong kí ức cho thấy sự chân thật của câu chuyện mà tác giả kể lại, ngay từ cách nói chuyện với người cùng tầng lớp trong quá khứ.

  1. Từ “ngỗng” có nghĩa là điểm hai, việc gọi như vậy xuất phát từ hình dạng con ngỗng giống với điểm 2.

Từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

Đây đều là những từ ngữ học sinh hay sử dụng.

Trên đây là một vài thông tin chúng tôi chia sẻ liên quan đến ví dụ về biệt ngữ xã hội cũng như biệt ngữ xã hội. Mong rằng, bài viết đã giúp Quý độc giả, đặc biệt là các bạn học sinh hiểu rõ thế nào là biệt ngữ xã hội, có ý thức sử dụng biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp, tránh lạm dụng các lớp từ ngữ này.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Biệt ngữ xã hội là gì?

Trả lời 1: Biệt ngữ xã hội (Social identity) là một khía cạnh quan trọng của tâm lý xã hội và bản thân, đề cập đến cách mà một người xác định mình trong một tập thể xã hội cụ thể dựa trên các yếu tố như giới tính, tuổi tác, tôn giáo, sắc tộc, vùng miền, gia đình, và nhiều yếu tố xã hội khác.

Câu hỏi 2: Ví dụ về biệt ngữ xã hội là gì?

Trả lời 2: Một ví dụ về biệt ngữ xã hội là giới tính. Mọi người thường tự xác định mình là nam hoặc nữ dựa trên yếu tố giới tính, và điều này có thể ảnh hưởng đến những vai trò xã hội, quyền lợi, và kỳ vọng mà xã hội gắn liền với từng giới.

Câu hỏi 3: Làm thế nào biệt ngữ xã hội có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con người?

Trả lời 3: Biệt ngữ xã hội có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của con người bằng cách xác định cách họ được xem xét và đối xử trong xã hội. Ví dụ, nếu một người thuộc một sắc tộc nào đó, họ có thể phải đối mặt với định kiến hoặc phân biệt chủng tộc. Tương tự, giới tính và tuổi tác cũng có thể ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp, quyền lợi, và vai trò trong gia đình và xã hội.

Câu hỏi 4: Biệt ngữ xã hội có thể thay đổi theo thời gian không?

Trả lời 4: Có, biệt ngữ xã hội có thể thay đổi theo thời gian và theo sự phát triển xã hội. Các yếu tố xã hội như tiến bộ văn hóa, thay đổi trong giá trị xã hội, và các sự kiện lịch sử có thể ảnh hưởng đến cách mà người dân xác định và hiểu về bản thân và người khác trong xã hội.

Thế nào là từ ngữ địa phương cho ví dụ?

Từ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ: thầy, u, tía, má, thơm, heo, tru, bông, …

Biết ngữ là gì cho ví dụ?

Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ có đặc điểm riêng (có thể về ngữ âm, có thể về ngữ nghĩa), hình thành trên những quy ước riêng của một nhóm người nào đó, do vậy chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp. – Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào,…

Biết ngụ xã hội khác biệt ngữ địa phương như thế nào?

Theo khái niệm trong SGK Ngữ Văn 8 tập 1: ► Từ ngữ địa phương (TNĐP) là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. ► Biệt ngữ xã hội (BNXH) chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

Biết ngụ xã hội trên mạng xã hội là gì?

Biệt ngữ xã hội được hiểu là ngôn ngữ sử dụng trên mạng xã hội của các bạn trẻ qua việc viết tắt, đơn giản hóa từ ngữ, biến âm một cách cảm tính, tùy tiện và thậm chí là viết sai chính tả vì vui thú.