Bị ngứa vùng kín là bệnh gì năm 2024

Ngứa âm đạo (ngứa), tiết dịch, hoặc cả hai đều là kết quả của viêm nhiễm khuẩn hoặc viêm không nhiễm khuẩn âm đạo (viêm âm đạo), thường kèm theo cả viêm âm hộ (viêm âm hộ âm đạo). Các triệu chứng cũng có thể bao gồm kích ứng, ngứa, ban đỏ, phồng rộp, và đôi khi quan hệ đau. Các triệu chứng của viêm âm đạo là một trong những phàn nàn về phụ khoa phổ biến nhất.

Tiết dịch âm đạo sinh lý xảy ra hàng ngày ở nhiều phụ nữ, và lượng dịch có thể tăng lên khi nồng độ estrogen cao. Estrogen cao trong các tình huống sau:

  • Một vài ngày trước khi rụng trứng
  • Trong vài tháng trước khi có kinh nguyệt và trong khi mang thai (khi sản xuất estrogen tăng)
  • Với việc sử dụng các loại thuốc có chứa estrogen hoặc tăng sản xuất estrogen ví dụ như dùng một số thuốc trong điều trị vô sinh
  • Trong 2 tuần đầu tiên của cuộc đời (vì estrogen của mẹ được chuyển qua rau trước khi sinh)

Tuy nhiên, kích ứng, phồng rộp, và ngứa không bao giờ là bình thường.

Thông thường ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, Lactobacillus là thành phần chủ yếu trong môi trường âm đạo bình thường. Các vi khuẩn có lợi này giữ cho pH âm đạo trong phạm vi bình thường (3,8 đến 4,2), do đó ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh.

Các yếu tố có xu hướng tăng quá mức các mầm bệnh nhiễm khuẩn âm đạo bao gồm

  • Sử dụng kháng sinh (có thể làm giảm lượng vi khuẩn lactobacilli)
  • PH âm đạo kiềm hoá do máu kinh nguyệt hoặc tinh dịch
  • Thụt rửa âm đạo
  • Mang thai
  • Đái tháo đường
  • Vật thể lạ trong âm đạo (ví dụ như quên nút bông vệ sinh hay vòng nâng âm đạo)

Căn nguyên của ngứa và tiết dịch âm đạo

Các nguyên nhân phổ biến nhất của ngứa và tiết dịch âm đạo thay đổi theo tuổi của bệnh nhân (xem bảng ).

Ở trẻ em, nguyên nhân thường gặp nhất của viêm âm hộ âm đạo không đặc hiệu thường do nhiễm vi khuẩn chí ở đường tiêu hóa. Một yếu tố thường góp phần khiến các bé gái từ 2 đến 6 tuổi hay bị viêm là do vệ sinh tầng sinh môn kém (ví dụ, lau từ sau ra phía trước sau khi đi ngoài, không rửa tay sau khi đi ngoài).

Hóa chất trong bông tắm hoặc xà bông có thể gây viêm và ngứa âm hộ, thường tái phát.

Vật thể lạ có thể gây ra viêm âm đạo không đặc hiệu với biểu hiện khí hư lẫn máu.

Ít gặp hơn, viêm âm đạo thường là hậu quả của . Nếu nghi ngờ có hành vi lạm dụng, phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ và báo cáo với cơ quan nhà nước.

Ở , hội chứng sinh dục của thời kỳ mãn kinh là một nguyên nhân phổ biến.

Những phụ nữ đi tiểu không tự chủ được hoặc khi đi ngủ có thể bị viêm âm hộ do hóa chất.

Ở mọi lứa tuổi, một lỗ rò giữa ruột và đường sinh dục có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo hoặc âm hộ. Rối loạn hiếm gặp này thường có nguồn gốc sản khoa (do chấn thương khi sinh qua đường âm đạo hoặc biến chứng của nhiễm trùng vết mổ ở tầng sinh môn), nhưng lỗ rò đôi khi là do bệnh viêm ruột, khối u vùng chậu hoặc phẫu thuật vùng chậu (ví dụ: cắt tử cung, phẫu thuật hậu môn).

Viêm âm hộ không nhiễm trùng chiếm tới 30% trường hợp viêm âm hộ âm đạo. Nó có thể xuất phát từ phản ứng quá mẫn hoặc kích ứng với các tác nhân khác nhau, bao gồm thuốc xịt vệ sinh, nước hoa,băng vệ sinh, xà phòng giặt, chất tẩy trắng, chất làm mềm vải, và đôi khi thuốc diệt tinh trùng, kem và dịch bôi trơn, bao cao su latex, vòng tránh thai âm đạo và màng ngăn tránh thai.

Đánh giá tình trạng ngứa và tiết dịch âm đạo

Tiền sử các bệnh hiện nay bao gồm các triệu chứng (như ngứa, bỏng, đau, tiết dịch), thời gian và cường độ. Nếu có dịch âm đạo, bệnh nhân cần được hỏi về màu sắc và mùi của dịch tiết và các yếu tố làm trầm trọng và làm giảm triệu chứng hơn (đặc biệt có liên quan tới kinh nguyệt hay quan hệ tình dục). Hỏi thêm bệnh nhân về việc sử dụng thuốc xịt âm đạo vệ sinh hay nước hoa, thuốc diệt tinh trùng, kem và dịch bôi trơn hoặc bao cao su, vòng tránh thai âm đạo, màng tránh thai và vòng nâng.

Thăm khám toàn thân nên bao gồm các triệu chứng gợi ý về nguyên nhân có thể gây ra, bao gồm những biểu hiện sau:

  • Sốt hoặc ớn lạnh và đau bụng và vùng trên xương mu: Bệnh viêm vùng chậu (PID) hoặc viêm bàng quang
  • Đa niệu và chứng uống nhiều: Bệnh tiểu đường mới khởi phát

Tiền sử y khoa cần lưu ý đến những yếu tố nguy cơ sau:

  • Nhiễm nấm Candida (ví dụ, sử dụng kháng sinh gần đây, bệnh tiểu đường, nhiễm HIV, các rối loạn miễn dịch khác)
  • Rò (ví dụ, bệnh Crohn, ung thư bộ phận sinh dục hoặc đường tiêu hóa, phẫu thuật vùng chậu hoặc trực tràng, vết rách trong khi sinh)
  • Bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (ví dụ, giao hợp không an toàn, nhiều bạn tình)

Nếu nghi ngờ lạm dụng tình dục trẻ em, một cuộc phỏng vấn pháp lý dựa trên Nghị định thư của Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia (NICHD) có thể được sử dụng. Điều này giúp đứa trẻ kể về sự việc và nâng cao chất lượng thông tin được thu thập.

Khám sức khoẻ tập trung vào khám vùng chậu.

Các bộ phận sinh dục ngoài được kiểm tra các dấu hiệu về hồng ban, dị ứng và sưng tấy. Mỏ vịt bôi trơn được sử dụng để kiểm tra các thành vách âm đạo tìm các điểm ban đỏ, tiết dịch và các lỗ rò. Cổ tử cung được kiểm tra viêm (ví dụ như trichomonasis) và dịch âm đạo. Đo pH âm đạo và xét nghiệm các mẫu dịch lấy từ âm đạo. Khám tay để xác định độ di động của cổ tử cung và độ căng của tử cung hay phần phụ (chỉ PID).

Những phát hiện sau đây cần được quan tâm đặc biệt:

  • Sốt hoặc đau vùng chậu
  • Ra máu ở phụ nữ sau mãn kinh
  • Thấy phân tiết ra âm đạo (gợi ý có lỗ rò, dù không nhìn thấy lỗ rò)
  • Viêm âm đạo trichomonal ở trẻ em (gợi ý có lạm dụng tình dục)

Tiền sử và khám lâm sàng thường giúp gợi ý chẩn đoán (xem bảng ), mặc dù có thể có chồng lấp.

Ở trẻ em, âm đạo tiết dịch gợi ý có vật lạ trong âm đạo. Nếu không phát hiện được vật thể lạ nào mà trẻ em bị nhiễm trichomonas thì rất có thể bị lạm dụng tình dục. Nếu bị chảy dịch âm đạo không rõ nguyên nhân, viêm cổ tử cung, có thể là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nên được xem xét và cấy dịch cổ tử cung. Loại trừ với viêm âm đạo âm hộ không đặc hiệu.

Ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, tiết dịch âm đạo cần được phân biệt với các trường hợp bình thường sau:

  • Dịch tiết âm đạo bình thường thường có màu trắng hoặc trong, không mùi và không gây kích ứng.
  • Viêm âm đạo do vi khuẩn thì thường tiết dịch ít, xanh xám và có mùi tanh cá thối.
  • Viêm âm đạo do trichomonas thì tiết dịch bọt, vàng xanh, thường có mùi tanh và gây đau âm hộ.
  • Viêm âm đạo do nấm Candida tiết ra dịch màu trắng có thể giống như pho mát.

Tiếp xúc với các chất gây kích ứng hay dị ứng khiến âm hộ bị kích thích và bị viêm dù chỉ với lượng dịch tiết rất nhỏ.

Khí hư do viêm cổ tử cung có triệu chứng giống viêm âm đạo. Đau bụng, khó di động cổ tử cung hay sưng đau, viêm cổ tử cung gợi ý có viêm vùng chậu.

Ở phụ nữ mọi lứa tuổi, ngứa và tiết dịch âm đạo có thể là kết quả của các căn bệnh viêm da (ví dụ: vảy nến, lichen xơ hóa, lichen phẳng) thường có thể được phân biệt bằng hỏi tiền sử và các phát hiện ở da.

Dịch tiết lỏng có lẫn máu hoặc cả hai có thể do ung thư âm hộ, âm đạo hoặc cổ tử cung, phân biệt ung thư với viêm âm đạo qua khám và sinh thiết.

Trong hội chứng tiết niệu sinh dục của thời kỳ mãn kinh, dịch tiết ra rất ít và có thể dạng nước và loãng hoặc đặc và hơi vàng. Âm đạo teo và khô nên quan hệ khó khăn, đau.

Tất cả các bệnh nhân bị ngứa hoặc tiết dịch âm đạo cần phải làm xét nghiệm tại phòng khám sau đây:

  • pH
  • Độ kết dính
  • Chuẩn bị Potassium hydroxide (KOH)

Kiểm tra hoặc là test thường quy trừ khi rõ ràng không thấy có nguyên nhân nhiễm khuẩn (ví dụ dị ứng hay vật thể lạ).

Dịch âm đạo được thử bằng giấy pH với 0,2 khoảng từ pH 4,0 đến 6,0. Sau đó, que bông sẽ quết dịch tiết âm đạo lên 2 đầu của tấm kính xét nghiệm, dịch tiết được cố định bởi một đầu là nước muối 0,9% còn một đầu là KOH 10%.

KOH nhỏ vào khí hư (Test whiff) được thực hiện sẽ cho mùi cá thối là kết quả từ việc khuếch tán các chất amin do các vi khuẩn ở âm đạo sản xuất ra trong trường hợp viêm âm đạo do trichomonas. Bệnh phẩm được kiểm tra bằng kính hiển vi: KOH khiến các tế bào đều tan hết ngoại trừ sợi men nấm giúp nhận biết dễ dàng hơn.

Việc cố định bệnh phẩm bằng nước muối rồi kiểm tra dưới kính hiển vi cần thực hiện càng sớm càng tốt để tìm tế bào clue và trichomonas chuyển động vì nó có thể trở nên bất động và khó nhận ra hơn trong vòng vài phút sau khi chuẩn bị phiến kính.

Nếu khám lâm sàng và xét nghiệm tại chỗ không cho kết quả gì thì nên cân nhắc nuôi cấy bệnh phẩm tìm nấm và trichomonads.

Điều trị ngứa và tiết dịch âm đạo

Nên điều trị ngứa hoặc viêm âm đạo với bất kì nguyên nhân.

Xà phòng và các chế phẩm tại chỗ không cần thiết (ví dụ như thuốc xịt vệ sinh phụ nữ) nên tránh sử dụng. Nếu cần dùng xà phòng thì chọn loại ít gây kích ứng. Thỉnh thoảng sử dụng túi đá lạnh hoặc bồn tắm nước ấm có thể làm giảm triệu chứng đau và ngứa. Rửa sạch vùng sinh dục bằng nước ấm cũng có thể giúp giảm đau.

Nếu viêm âm hộ mạn tính do nằm nhiều hoặc không kiểm soát được, vệ sinh âm hộ tốt hơn có thể có ích. Các bé gái sắp dậy thì cần được hướng dẫn vệ sinh âm hộ sạch sẽ (như lau từ trước ra sau sau khi đại tiện và đi tiểu).

Phụ nữ nên được khuyên không nên sử dụng thụt rửa âm đạo.

Nếu các triệu chứng vừa hoặc nặng hoặc không đáp ứng với các biện pháp khác, có thể cần đến thuốc. Đối với ngứa, các thuốc chống nấm hoặc thuốc corticosteroid hiệu lực thấp tại chỗ (ví dụ 1% hydrocortisone bôi 2 lần/ngày) có thể được áp dụng bôi âm hộ nếu thích hợp. nhưng không nên để vào âm đạo.

Các điểm thiết yếu ở người cao tuổi

Ở phụ nữ sau mãn kinh, lượng estrogen giảm rõ rệt khiến độ pH trong âm đạo trở nên ít axit hơn và gây ra tình trạng mỏng âm đạo. Âm đạo mỏng là một trong những triệu chứng của hội chứng tiết niệu sinh dục của thời kỳ mãn kinh. Trong hội chứng này, quá trình viêm âm đạo có thể do sự tiết dịch không bình thường, chất nhày có thê dịch nước và mỏng hoặc đặc và màu vàng. Giao hợp đau là phổ biến, và các mô âm đạo có vẻ mỏng manh và khô.

Các nguyên nhân thông thường khác làm giảm estrogen ở phụ nữ lớn tuổi bao gồm phẫu thuật cắt buồng trứng, chiếu xạ vùng chậu, và một số loại thuốc hóa chất.

Estrogen âm đạo liều thấp là phương pháp điều trị ưu tiên cho hội chứng tiết niệu sinh dục của thời kỳ mãn kinh.

Vệ sinh kém (ví dụ ở những bệnh nhân tiểu không tự chủ hoặc nằm một chỗ) có thể dẫn đến chứng viêm âm hộ mạn tính do kích ứng hóa học bởi nước tiểu hoặc phân.

Viêm âm đạo do vi khuẩn, viêm âm đạo do nấm Candida và viêm âm đạo do nấm trichomonal có thể xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh.

Sau khi mãn kinh, nguy cơ ung thư tăng lên, những triệu chứng tiết dịch lẫn máu có nguy cơ ác tính cao nên những trường hợp này cần phải được đánh giá sớm.

Những điểm chính

  • Kích thích và ngứa âm đạo do nhiều nguyên nhân khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi bệnh nhân.

Với hầu hết bệnh nhân, đo pH âm đạo và kiểm tra các chất tiết bằng nhuộm soi dưới kính hiển vi; nếu cần thì xét nghiệm để xác định các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục.

Bị ngứa vùng kín nên bôi thuốc gì?

5 thuốc bôi ngứa vùng kín phổ biến hiện nay.

Thuốc trị ngứa vùng kín dạng kem bôi Nizoral. ... .

Thuốc bôi vùng kín trị ngứa dạng kem Neomycin. ... .

Thuốc bôi ngứa vùng kín dạng kem mỡ Clindamycin. ... .

Thuốc trị ngứa vùng kín dạng kem bôi Tetracyclin. ... .

Thuốc bôi ngứa vùng kín Clotrimazole..

Vùng kín bị ngứa là dấu hiệu gì?

Nhiễm nấm và nhiễm khuẩn âm đạo: tình trạng nhiễm trùng roi, nhiễm nấm Candida có thể khiến chị em bị ngứa rát vùng kín. Bên cạnh đó, chị em có thể kèm theo các dấu hiệu khác gồm có: khí hư ra nhiều, có mùi tanh, khí hư có dạng như bã đậu, màu xanh đục, quan hệ bị đau,…

Tại sao có kinh lại bị ngứa vùng kín?

Tình trạng chị em bị ngứa âm đạo khi có kinh nguyệt có thể do một trong các nguyên nhân sau đây: Vệ sinh vùng kín không đúng cách, không sạch sẽ; Do nhiễm trùng hoặc do nấm âm đạo; Vi sinh ở vùng âm đạo bị mất cân bằng, nghiêng về phía tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi nấm (như candida), herpes, trùng roi âm đạo…

Tại sao lại ngứa 2 bên mép vùng kín?

Ngứa 2 bên mép vùng kín là tình trạng ngứa vùng kín xung quanh 2 bên mép âm hộ. Ngứa 2 bên mép vùng kín có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn như: Viêm âm đạo, nhiễm trùng nấm men Candida, các bệnh phụ khoa thường gặp hay cũng có thể là do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs).