Bị giữ bằng lái xe thì nộp phạt ở đâu

Chắc hẳn trong số chúng ta không ít người từng vi phạm giao thông; và bị cảnh sát giao thông tịch thu bằng lái xe. Vậy trong trường hợp bị quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không?

Xin chào Luật sư: Em bị công an phạt lỗi vượt đèn đỏ và bị tịch thu bằng lái xe. Vì một số lý do e không đi lấy được, tính đến nay đã 4 năm rồi. Luật sư cho em hỏi: Giờ e muốn đi lấy thì có lấy lại được không. Em không có biên lai phạt thì làm thế nào? Và mức phạt là bao nhiêu? Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Em xin cảm ơn.

Căn cứ pháp lý

Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020

Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017

Nội dung tư vấn

Thời hạn tạm giữ bằng lái xe là bao lâu?

Tạm giữ giấy phép lái xe [GPLX] là biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm thực hiện quyết định xử phạt hoặc để xác minh tình tiết căn cứ để ra quyết định xử phạt.

Theo đó, chủ phương tiện chỉ bị tạm giữ GPLX trong các trường hợp:

– Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;

– Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

– Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt khi hành vi vi phạm chỉ áp dụng hình thức phạt tiền.

Ngoài ra, Luật Xử lý vi phạm hành chính; trong trường hợp chỉ áp dụng phạt tiền thì CSGT có quyền tạm giữ GPLX đến khi người vi phạm thực hiện xong việc nộp phạt.

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính; thời hạn tạm giữ GPLX là 07 ngày kể từ ngày tạm giữ. Thời gian này có thể bị kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày khi vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải xác minh thêm.

 Việc tạm giữ GPLX của người tham gia giao thông phải được lập thành 02 bản biên bản; mỗi bên giữ 01 bản. Trong biên bản ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng và có chữ ký của CSGT, người vi phạm.

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ?

Về thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tại Khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính  có quy định như sau:

“Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội”.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính từ 4 năm trước; do đó hiện nay đã quá thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Vì vậy, bạn không thể thực hiện việc nộp phạt vi phạm hành chính được nữa.

Về việc bạn muốn lấy lại giấy phép lái xe; thì việc tạm giữ giấy phép lái xe được thực hiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu hết thời hạn tạm giữ mà bạn vẫn không nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe; thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý tang vật theo Điều 17 Nghị định số 115/2013/NĐ-CP:

– Thông báo ít nhất 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng;

– Niêm yết công khai tại trụ sở của người tạm giữ GPLX.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo cuối cùng; nếu người vi phạm không đến nộp phạt và nhận GPLX; thì người có thẩm quyền sẽ ra quyết định tịch thu và có thể tiêu hủy theo quy định tại Điều 109 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.

Như vậy, khả năng cao là giấy tờ của bạn đã bị tiêu hủy; bạn không thể nộp phạt để lấy lại giấy phép lái xe được nữa.

Có phải nộp thêm tiền khi nộp phạt vi phạm hành chính chậm?

Việc tạm giữ GPLX không làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng giấy phép của người vi phạm. Tuy nhiên, nếu quá thời hạn mà không đến giải quyết và vẫn tiếp tục điều khiển xe thì sẽ bị phạt như không có giấy tờ xe

– Xe máy: 800.000 đồng – 1,2 triệu đồng;

– Ô tô: Từ 04 – 06 triệu đồng.

Trong 30 ngày thông báo công khai mà người vi phạm giao thông đến nộp phạt để nhận lại GPLX; thì có thể phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp cho mỗi ngày chậm nộp.

Như vậy, nếu vi phạm giao thông, bị giữ GPLX và không nộp phạt đúng hạn mà không có lý do chính đáng thì vẫn có thể được lấy lại GPLX. Tuy nhiên, lúc này, người vi phạm phải nộp thêm số tiền chậm nộp phạt cho mỗi ngày chậm nộp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

  • Lừa thông báo phạt nguội để chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?
  • Người chưa thành niên vi phạm giao thông có bị phạt tiền hay không?
  • Không nộp phạt nguội khi vi phạm giao thông có làm sao không?
  • Bị xử phạt vi phạm giao thông sai thì phải làm thế nào?

Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Quá hạn nộp phạt vi phạm hành chính có lấy lại được bằng lái xe không“. Hy vong bài viết có ít cho độc giả. Nếu có thắc mắc cần từ vấn và hỗ trợ xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mất biên bản vi phạm giao thông nộp phạt thế nào?

Nếu không may có làm mất biên bản xử phạt thì chúng ta vẫn có nghĩa vụ phải nộp phạt. Vì thời hạn nộp phạt là 10 ngày kể từ ngày vi phạm. Luật không quy định cụ thể phương hướng giải quyết đối với những trường hợp này. Do vậy, tùy từng nơi sẽ có những cách xử lý khác nhau như: Người có thẩm quyền sẽ bắt người làm mất biên bản phải tới cơ quan công an tại phường, xã làm đơn báo mất.

Biên bản vi phạm giao thông có cần đóng dấu không?

 Biên bản vi phạm hành chính phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký. Trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản. Biên bản gồm nhiều tờ, thì tất cả những người nêu trên phải ký vào từng tờ biên bản. Bên cạnh đó, căn cứ vào biểu mẫu vi phạm hành chính được ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BCA; có thể thấy rằng thông tư cũng không quy định việc phải đóng dấu vào biên bản vi phạm hành chính

5 trên 5 [1 Phiếu]

Đối với một số trường hợp, người vi phạm luật giao thông có thể bị xử phạt và tạm giữ bằng lái xe [giấy phép lái xe]. Vậy các trường hợp tạm giữ lấy phép lái xe như thế nào? Muốn lấy lại bằng lái xe bị CSGT giữ ở đâu? Hãy cùng Luật Hùng Sơn lý giải ngay ở bài viết dưới đây nhé!

Những trường hợp tạm giữ bằng lái xe

Tạm giữ bằng lái xe là một trong các biện pháp ngăn chặn cũng như đảm bảo xử lý vi phạm hành chính của người tham gia giao thông. Dựa theo khoản 1, Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, những người có thẩm quyền chỉ được tạm giữ bằng lái xe trong trường hợp thực sự cần thiết như sau:

  • Để có thể xác minh rõ tình tiết vi phạm [nếu như không tạm giữ thì hoàn toàn không có căn cứ ra quyết định xử phạt].
  • Để ngăn chặn ngay lập tức những hành vi vi phạm hành chính [nếu như không tạm giữ thì nó sẽ gây ra hiệu quả vô cùng nghiêm trọng].
  • Để đảm bảo thi hành các quyết định xử phạt và chỉ áp dụng đối với hình thức phạt tiền.

Lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ ở đâu?

Căn cứ theo khoản 2, Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định, việc tạm giữ giấy phép lái xe cần phải được chấm dứt ngay sau khi xác định được tình tiết làm căn cứ đưa ra quyết định xử phạt hoặc hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hay quyết định xử phạt được thi hành.

Nếu như thuộc một trong những trường hợp được nộp phạt nhiều lần thì ngay sau khi nộp tiền phạt lần đầu tiên sẽ được nhận lại giấy phép lái xe. 

Hiện nay, lý do tạm giữ giấy phép lái xe phổ biến nhất phải nhắc tới là để đảm bảo người vi phạm sẽ nộp tiền theo đúng quy định. Vì vậy, để lấy lại bằng lái xe khi bị cảnh sát giao thông giữ, người vi phạm cần phải nộp phạt vi phạm giao thông. 

Ngay sau khi nộp phạt xong, người vi phạm sẽ được nhận biên lai thu tiền. Kế sau đó, họ cần phải đem biên lai này tới phòng CSGT/Đội CSGT… để xuất trình, lấy lại bằng lái xe bị giữ như trong quy định được ghi tại Quyết định xử phạt.

Do đó, nếu muốn nhận lại giấy phép lái xe bị tạm giữ, người vi phạm hay người được uỷ quyền phải tới cơ quan ra Quyết định xử phạt để nhận. Tuy nhiên, người dân trên cả nước hiện nay nếu vi phạm giao thông ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Thuận, Hải Phòng có thể truy cập tại Cổng dịch vụ công quốc gia để nộp phạt và lựa chọn đăng ký nhận kết quả ngay tại nhà qua đường bưu điện. Các bạn có thể lựa chọn hình thức chuyển phát nhanh hay chuyển phát thường. 

Căn cứ theo địa chỉ nhận giấy tờ, hình thức chuyển phát mà những người sử dụng đăng ký, hệ thống sẽ hiển thị lên thời gian và mức phí chuyển phát giấy tờ cho họ biết.

Khi tới thời hạn trả hồ sơ cho người vi phạm, cơ quan công an sẽ tới bàn giao cho bưu điện hồ sơ giấy tờ. Bằng cách đến trả tận địa chỉ đã đăng ký ở Cổng dịch vụ công quốc gia. 

Trước khi bàn giao, nhân viên bưu điện sẽ gọi điện thoại cho đối tượng nhận bằng lái xe bị CSGT tạm giữ. Khi nhận được giấy tờ, bên cạnh việc xuất trình giấy tờ tuỳ thân, người nhận cần tới kiểm tra kỹ những loại giấy tờ và ký vào sổ xác nhận của bưu điện. 

Hơn nữa do tình hình giãn cách xã hội, những người vi phạm không thể tới nhận lại giấy phép lái xe bị tạm giữ được. Họ có thể xuất trình thông tin về Quyết định xử phạt, Quyết định và biên bản tạm giữ bằng lái xe cũng như trình bày về nguyên nhân chưa đi lấy giấy phép lái xe để không bị phạt về lỗi không có bằng lái xe.

Thông tin trên đây là giải đáp chi tiết về việc lấy lại bằng lái xe bị CSGT giữ ở đâu? Các trường hợp tạm giữ giấy phép lái xe ra sao? Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới vấn đề này, hãy truy cập ngay vào website luathungson.vn hoặc gọi hotline 1900 6518 để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Video liên quan

Chủ Đề