Bị công ty sa thải ảnh hưởng thế nào năm 2024

Tôi bị công ty sa thải với lý do 'tự ý bỏ việc 5 ngày liên tục mà không có lý do chính đáng', tuy nhiên công ty còn nợ tôi một tháng tiền lương cuối cùng.

Tôi không phản đối quyết định sa thải của công ty, chỉ mong nhận đủ tiền lương tháng 12/2023 nhưng công ty không thanh toán.

Tôi phải làm sao?

Độc giả Mỹ Linh

Luật sư tư vấn

Theo khoản 8 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải thuộc trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

- Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

- Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

- Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

- Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, trường hợp người lao động bị công ty áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì công ty vẫn có trách nhiệm thanh toán đầy đủ tiền lương còn nợ cho người lao động.

Đồng thời, theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu công ty đã giữ của người lao động; cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu (chi phí sao, gửi tài liệu do công ty trả).

Bạn nên trình bày rõ nội dung nêu trên để công ty được biết nhằm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trường hợp công ty không chịu thanh toán tiền lương còn nợ thì bạn có thể khởi kiện công ty ra Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

V.V.Đ (32 tuổi, từng làm nhân viên marketing, ngụ tại Q.Tân Phú, TP.HCM) kể rằng mình cũng đã từng bị đuổi việc một cách vô cớ. Cụ thể, khoảng 2 năm trước, Đ. làm cho một công ty khởi nghiệp với vị trí marketing. Được một thời gian thì bỗng nhiên, giám đốc cho Đ. nghỉ việc bất ngờ chỉ với lý do muốn tái cơ cấu công ty và thay người mới.

Tuy nhiên, sau khi nghỉ Đ. không được hưởng bất cứ quyền lợi gì từ công ty cũng như các khoản phúc lợi khác. Sau khi kiểm tra lại, Đ. ngớ người vì chưa hoàn thiện hồ sơ và ký hợp đồng lao động với công ty dù đã làm việc trong thời gian dài. Điều này làm cho Đ. rơi vào tình trạng "đuối lý" và không đòi hỏi được quyền lợi khi có tranh chấp với công ty.

Bị công ty sa thải ảnh hưởng thế nào năm 2024

Nhiều gen Z vẫn chưa nắm vững qui định pháp luật khi tham gia thị trường lao động

Dạ Thảo

Trường hợp của Đ. cũng không phải là ngoại lệ của những lao động trẻ hiện nay, thậm chí có một số bạn trẻ đã kiện công ty ra tòa để đòi quyền lợi khi bị đuổi việc vô cớ dù có ký kết hợp đồng lao động.

Trường hợp khác của bạn Đ.G. (23 tuổi, làm giáo viên, ngụ Đồng Nai) khi đang làm việc ở một trường cao đẳng tại Đồng Nai nhưng chỉ được trường lại ký hợp đồng thuê khoán, với nhiệm vụ thuê G. thực hiện công việc giáo viên kiêm nhiệm tại trường. Nhiệm vụ chính là thực hiện nhiệm vụ quản lý, công tác giáo vụ, công tác tuyển sinh, công tác giảng dạy theo sự phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của cấp trên.

Tuy vậy, G. kể trong nội dung các hợp đồng thuê khoán nêu trên thể hiện rõ ràng đây là hợp đồng lao động. Mục đích là để trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, đồng thời có thể tránh việc nộp kinh phí công đoàn 2% của tiền lương cho G. theo quy định của luật Công đoàn. Đến khi xảy ra tranh chấp G. cũng không biết làm sao để giải quyết vấn đề.

Do đó, hiện nay rất nhiều bạn trẻ chưa biết hoặc chưa nắm vững những qui định về luật Lao động. Nhất là những sinh viên mới ra trường vừa tham gia vào thị trường lao động.

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết theo quy định của Bộ luật Lao động quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể. Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.

Trong đó, người lao động được hưởng các quyền, lợi, nghĩa vụ mà luật đã qui định. Cụ thể, người lao động được tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Được hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể.

Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; đình công và các quyền khác theo quy định của pháp luật…

Khi xảy ra tranh chấp về lao động, thì phải làm sao?

Cũng theo luật sư Nhật, hiện nay luật cũng quy định công ty có quyền đuổi việc, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải từ người sử dụng lao động và được áp dụng trong nhiều trường hợp dựa theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019.

"Tuy nhiên, trường hợp công ty (người sử dụng lao động) đuổi việc vô cớ (hình thức xử lý kỷ luật sa thải) nếu không đúng quy định nêu trên thì người lao động, cá nhân có thể khởi kiện công ty để yêu cầu tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Khi có yêu cầu, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động và có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động", luật sư Nhật cho biết.

Cũng theo luật sư Nhật, thời hạn yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 1 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định thì thời gian có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc lý do đó không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Bị công ty sa thải ảnh hưởng thế nào năm 2024

Bạn trẻ có thể khởi kiện công ty nếu bị đuổi việc vô cớ, không đúng với qui định của pháp luật

Dạ Thảo

Luật sư Nhật nói thêm đối với những bạn trẻ không ký hợp đồng lao động với công ty mà vẫn làm việc trong thời gian dài thì nguy cơ và thiệt thòi sau khi tham gia làm việc. Trong khi đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

"Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Việc không ký kết hợp đồng trong trường hợp bắt buộc là hành vi vi phạm pháp luật về lao động và sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP", luật sư Nhật nhấn mạnh.

Đối với việc sa thải trái pháp luật được coi là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.

Luật sư này cho rằng: "Người lao động có thể khởi kiện yêu cầu doanh nghiệp buộc phải nhận lại người lao động, đồng thời phải bồi thường cho người lao động những khoản tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc. Trả thêm ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động. Nếu người lao động không muốn làm việc tại doanh nghiệp thì ngoài 2 khoản tiền được bồi thường trên, người lao động còn được trả trợ cấp thôi việc. Người lao động có thể căn cứ quy định Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 để yêu cầu quyền lợi của mình".

Luật sư Nhật khuyến cáo cá bạn trẻ trước khi vào làm việc, bản thân và công ty phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động. Hình thức hợp đồng lao động bao gồm: hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 2 bản, người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 bộ luật lao động hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

Đồng thời, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật Lao động.