Bị cá chốt đâm phải làm sao

DÂN GIAN Y THUẬT KỲ BÍ

>>

Ladongtan:
Bài này của tailam hơi bị độc đó nhe  :D  ! Cám ơn quý bạn , nhớ giúp thêm cho mục Y thuật nhà hoàng thần tài thêm phong phú .
Trân trọng .
Lã động tân .

SCC:
Tôi có được 1 kinh nghiệm từ dân chài lưới. Ấy là khi Bạn bị cá trê hoặc cá Ngát [ cá biển] đâm phải. Đừng nghĩ rằng ta sống ở phố mấy khi bị cá biển đâm phải, cá ngát thích vào ven bờ kiếm ăn, dát chiều đến tối. Vì nó có ngạnh độc nên nó cũng rất lỳ lợm bò sát vào kiếm ăn mà kg ngại khu đó đang có người tắm biển. Nếu bị cá ngát đâm phải thì nó đau nhức khủng khiếp lắm, tôi từng cõng 1 thằng bạn chạy bộ gần 3km tìm đến làng dân chài để chữa trị. Khi bị đâm người sốt ngay tại chỗ và đau nhức kg thể tưởng tượng được. Và đây là bài thuốc rất kỳ cục, nhưng hiệu quả vô cùng, thằng bạn tôi đang la thấu ông trời mà chừng 5 phút đứng dậy đi tỉnh queo [đừng cười nhé]
Khi bị cá ngát đâm, bí mật nhờ bất kỳ người phụ nữ nào cố gắng lấy 1 ít chất nhờn từ chỗ kín của họ và bôi vào vết thương. Nhớ là kg cho người bịnh biết đó là thuốc gì, hình như nếu biết thì kg hiệu nghiệm >:] >:] >:]

LANFRANCE:
Cái này nghe qua thấy ghê quá scc ơi., nếu thực mẹo truyền dân gian đến lúc đó bí quá cũng phải làm đại ..nhưng mà...
hìhì >:]

LBH:
Một vài cách chữa hóc xương tôi đã đọc bên TGBN ,mong các bạn cùng tham khảo
Mỗi khi người nhà bị hóc xương, bạn lẳng lặng đi ra cửa, thấy vật gì bạn quay 90 độ rồi vào nhà lấy 2 cái đũa đang ăn 1 cái chọc thẳng theo hướng trọng lực vào thóp thở người bị hóc, lấy chiếc đữ còn lại gõ 7 cái vào chiếc đũa thẳng đúng. sau đó dùng cơm nắm, bằng ngón tay nuốt chủng 3 viên là khỏi
Hoặc :
Hỏi tên người bị hóc xương, rồi lẳng lặng vào bếp nhóm lửa lên [làm bằng bếp gas cho nhanh] cho lửa cháy thành ngọn lớn, rồi lấy 1 nắm muối nhỏ để sẳn trên lòng bàn tay, và vái: xin ông Táo linh thiêng giúp đỡ cho 1 người tên là ... hết bị hóc xương, xin cảm ơn ông Táo linh thiêng [đây là nguyên văn mà tui thường vái khi nhờ ông Táo giúp về hóc xương] sau đó lấy nắm muối rãi vào ngọn lửa chờ khoảng 10 giây và tắt bếp, rồi kêu người bị hóc xương về đi chút nữa hết. Chỉ đơn giản như thế, đơn giản đến nổi tui không tin khi được dạy mẹo này, sau này mới thấy nó hiệu quả vô cùng ..., mẹo này có thể chữa qua điện thoại.
Chữa mắc xương đơn giản nhất:
Nam mắc xương: dùng tay tả, co ngón giữa vào tiết dưới cùng của ngón cái. Bốn ngón còn lại dựng đứng. Đặt ly hoặc tách vào giữ 4 ngón tay, rót nước vào. Nín thở khi rót nước. Đưa ly nước cho người mắc xương uống.
Nữ mắc xương: làm giống như trên, dùng tay hữu.
 - thuật chửa mắc xương của người mường [bất kỳ loại xương gì ]: múc 1 chén nước lạnh , lấy 1 chiếc đũa gác ngang miệng chén để trước mặt người bị hóc , trên ghế , bàn gì cũng được ! trước tiên ta dùng đầu ngón cái tay trái bấm ngay cung dần [ngấn cuối sát lòng bàn tay của ngón trỏ ] rồi sau đó bấm qua cung ngọ [đầu ngón giửa ] và nín thở đọc câu chú sau đây 3 lần đưa chén nước cho kẻ đó uống sẽ hết .
-úm sông sông chảy , úm chảy chảy ra , úm ở gần thì ra , úm ở xa thì vào cấp cấp như luật lịnh .

SCC:
Nhân có người hỏi về bịnh viêm mũi, tôi có người em bị viêm xoang rất năng, đi bịnh viện hết cỡ, hít đủ loại thuốc gia truyền. Cuối cùng lang bạt kỳ hồ gặp thằng dân tộc cho 1 miếng da voi [ kh ô] xông khói hít vào thì bớt. hehe, ai có điều kiện thì xin miếng da voi về treo gác bếp làm vốn

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page

Khi bị cá ngát đâm không phải ai cũng chết, nếu biết cách cấp cứu kịp thời.

Mới đây, tại thành phố Huế đã xảy ra một sự việc rất hy hữu: Một phụ nữ 68 tuổi bị cá ngát đâm dẫn đến tử vong. Câu chuyện này khiến các bà nội trợ hàng ngày đi chợ, mua cá về làm bữa cơm hết sức lo lắng. Vậy phải làm gì khi chúng ta bị cá đâm trước khi quá muộn?

Tháo khớp ngón tay vì cá ngát đâm

Theo các bác sỹ, khi cá ngát đâm vào người, nếu không sơ cứu kịp thời, nọc độc của cá sẽ thấm sâu vào trong cơ thể khiến sức khỏe bệnh nhân diễn biến rất nhanh theo chiều hướng xấu, có thể dẫn đến tử vong.

Bà Nguyễn Thị Quyên, 56 tuổi, người bạn cùng kiệt 38 Lê Thánh Tôn với bà Nguyễn Thị Huệ [người đã tử vong do bị cá đâm ngày 6/9], cho biết: “Ngay sau khi bà Huệ bị cá đâm dẫn đến chết, người dân ở chợ Xép [TP. Huế] rất hoang mang, nên chúng tôi cho rằng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, các bà mẹ nên cẩn thận khi chọn mua thức ăn cho bữa cơm gia đình. Quan trọng hơn nữa là các mẹ không nên ăn loại cá này, tôi thấy loài cá nóc đã độc, cá ngát này còn độc hơn”.

Theo bà Quyên, cách đây 2 ngày, khi thấy bà Huệ bị cá đâm phải nhập viện, một người bán cá ở chợ Xép sau khi bị cá đâm đã dùng vải ca rô thắt chặt lại điểm bị cá đâm. Sau đó người này đã vào cơ sở y tế gần nhất để tháo khớp ngón tay, may mắn được sống sót.

Đám tang bà Nguyễn Thị Huệ - một nạn nhân của cá ngát

Thầy thuốc ưu tú, thạc sỹ, bác sỹ Nguyễn Hân, Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết: “Trường hợp người chết do bị cá ngạt đâm thi thoảng cũng có, nhưng rất ít. Trong họ cá ngát có nọc rất độc và tập trung nhiều ở những đầu ngạnh. Tuy nhiên, một số loại cá thông thường mà chúng ta hay ăn cũng có thể chứa độc tố, ví dụ như cá trích, cá ngừ, cá chình, cá mòi đường…”.

Theo bác sĩ Hân, tùy theo cấu tạo, nhiều loại cá như cá mập, cá ngát, cá ngạnh, cá bò, cá đuối có chất độc ở gai bảo vệ, ở vây lưng, vây bụng, ngực hay mang...  Khi bị gai [ngạnh] cá này đâm vào cơ thể, vị trí bị đâm trúng thường bị sưng tấy, mưng mủ, đau nhức, toàn thân sốt. Sẽ rất nguy hiểm khi độc tố do cơ thể cá bài tiết qua chỗ bị đâm rồi thấm sâu vào trong cơ thể.  Khi chất độc thấm vào cơ thể sẽ tác động lên hệ thần kinh, hệ tim mạch, làm liệt cơ và có thể dẫn đến tử vong.

Chợ vắng bóng cá ngát

Sau khi báo chí đăng tải thông tin về cá ngát đâm chết người, sáng nay [7/9], khảo sát tại các chợ Đông Ba, Bến Ngự, An Cựu… ở thành phố Huế chúng tôi ghi nhận cá ngát đã vắng bóng trên các sạp thủy hải sản.

Chị Lan, chủ một quầy cá ở chợ Xép, thành phố Huế nói: "Ngay sau khi nghe thông tin có người chết vì bị cá ngát đâm trúng, chúng tôi đã không còn bán cá này nữa. Trước đó, cũng có 2 quầy bán cá ngát tại chợ, tuy nhiên loài cá này rất hiếm, tùy theo từng đợt nên không bán thường xuyên.

Chợ Xép [phường Thuận Lộc, thành phố Huế] sang nay đã vắng bóng loại cá ngát

Theo các bác sỹ bệnh viện Trung ương Huế, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bị ngộ độc cá dẫn đến tử vong là do ăn phải trứng cá, bởi vì nhiều loài cá có chất độc ở bộ phận sinh dục như cá nóc báo, các nóc nhím, cá bẹ, cá trích, cá chình, cá mòi đường. Ngoài ra, cá còn rất độc có thể do các vi sinh vật ký sinh trên cá. Trên thân các loài cá như cá tầm, cá hồi... thường có loại vi khuẩn clostridium botulinum, khi ngộ độc do botulinum có thể dẫn đến tử vong.   

Các vi sinh vật có hại, sinh độc tố gây độc cho cơ thể thường phát triển mạnh khi cá chết nên các bà nội trợ cần đặc biệt chú ý khi chế biến thức ăn, đặc biệt là khi ăn cá biển.  

Một số loài cá sống ở sông ngòi, kênh rạch có chứa trong thịt và gan, mật các chất độc do cá ăn phải trong quá trình sinh sống. Ví dụ như cá ăn phải hạt mã tiền rơi từ trên cây dọc hai bờ sông, hoặc rong rêu độc, nếu ăn trúng con cá này sẽ bị ngộ độc theo... Theo lời khuyên của các bác sỹ, để tránh bị ngộ độc cần phải nhận dạng cá rồi mới làm sạch và chế biến. Đối với các loài cá lạ, khó phân biệt, cần bỏ hết các cơ quan nội tạng. 

Theo bác sỹ Nguyễn Hân, điều quan trọng nhất khi chẳng may có dấu hiệu bị ngộ độc, cần nhanh chóng nhập viện cấp cứu, kết hợp với các biện pháp gây nôn để loại chất độc ra khỏi cơ thể. Còn khi bị cá tấn công, cần nhanh chóng nặn hết máu, xối nước sạch vào vị trí bị thương và nhập viện cấp cứu để các bác sỹ có hướng xử trí kịp thời nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian cũng cho thấy, khi bị cá ngát đâm [trong trường hợp được các bác sỹ xác định với mức độ nhẹ], có thể dùng ít nước nhớt nơi cổ họng con gà mái đang ấp trứng thoa lên vết thương 3 - 5 lần/ngày hoặc ăn chè nếp thì có thể giảm đau ở vị trí bị tấn công...

Cá ngát là một họ cá da trơn có tên khoa học là Plotosidae với đuôi kéo dài giống như đuôi lươn. Trông bề ngoài giống con cá trê. Các loài cá này có nguồn gốc từ Ấn Độ Dương và miền tây Thái Bình Dương, từ Nhật Bản tới Australia. Phần lớn các loài có 4 râu. Một số loài trong họ này có thể gây ra những vết thương nguy hiểm cho con người, nọc từ cú chích của Plotosus lineatus có thể gây ra tử vong.

Chủ Đề