Bệnh dạ dày có nên ăn trứng

Đau dạ dày có nên ăn trứng không là một trong những câu hỏi rất thiết thực trong cuộc sống xã hội hiện đại. Trứng là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và tiện lợi, tuy nhiên, với những bệnh nhân đau dạ dày, ăn trứng không hợp lý có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Đau dạ dày có nên ăn trứng không?

Người bị đau dạ dày cần tuân thủ một chế độ ăn uống nghiêm ngặt để phòng ngừa bệnh diễn biến xấu đi cũng như hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Đau dạ dày có nên ăn trứng không, câu trả lời cho thắc mắc được đưa ra là có, tuy nhiên, người bệnh phải chú ý bổ sung ở mức thích hợp và đúng cách.

Sở dĩ nên ăn trứng khi bị đau dạ dày là do trứng có chứa hàm lượng cao các chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe con người, bao gồm: Vitamin B, vitamin D, canxi, protein, kẽm, sắt, omega 3 và các vi chất khác. Khi trứng được bổ sung một lượng vừa đủ sẽ đem lại nhiều tác dụng hữu ích với cơ thể bệnh nhân.

Các tác dụng của trứng đối với người bị đau dạ dày:

  • Giảm mức độ của những cơn đau dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa nhờ sự hoạt động của các vitamin, enzym có trong trứng.
  • Tăng cường sức khỏe, chức năng hệ tiêu hóa và sức đề kháng cho người bệnh bởi có hàm lượng dinh dưỡng phong phú.
  • Hạn chế bài tiết acid trong dạ dày, giảm kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
  • Cải thiện chức năng dạ dày, thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương, vết loét và tránh cho dạ dày phải co bóp quá mức.
  • Ngoài những tác dụng trên dạ dày, ăn trứng còn giúp tăng cường sức khỏe cho mắt, xương khớp và phòng tránh bệnh tim mạch, béo phì.

Tuy nhiên, bệnh nhân bị đau dạ dày không nên ăn quá nhiều trứng bởi thành phần antitrypsin có trong trứng nếu được bổ sung quá mức sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Lúc này, dạ dày phải tăng co bóp, tăng tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn, khiến cho dạ dày hoạt động quá mức và làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Hướng dẫn người bị đau dạ dày ăn trứng đúng cách

Như vậy, việc ăn trứng có thể vừa có lợi, vừa có hại cho người đau dạ dày. Vậy ăn trứng như thế nào là đúng cách?

Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh cần chú ý những điều sau khi ăn trứng:

  • Theo khuyến cáo, người đau dạ dày nên ăn trứng đã được nấu chín để dạ dày dễ tiêu hóa cũng như hạn chế tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày. Tuyệt đối không ăn trứng sống hoặc trứng nấu chín quá kỹ vì có thể gây chướng bụng, rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy.
  • Không bổ sung hàm lượng trứng quá mức cho phép, chỉ nên ăn 4 – 5 quả/tuần đối với trứng gà hoặc trứng vịt. Với các loại trứng khác như trứng ngỗng, trứng vịt lộn thì giảm lượng ăn xuống còn 2 – 3 quả/tuần, do chúng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn.
  • Hạn chế chế biến trứng với dầu ăn, nên hấp, chưng hoặc luộc để giảm thiểu tối đa lượng chất béo nạp vào trong cơ thể.
  • Không nên ngâm trứng đã luộc với nước để tránh vi khuẩn bám trên bề mặt trứng, hoặc nếu muốn ngâm thì phải ngâm cùng nước lọc, nước sạch.
  • Khi thấy có dấu hiệu bị dị ứng với trứng thì phải ngừng ăn ngay lập tức và tới thăm khám bác sĩ để được chỉ định điều trị phù hợp.
  • Lưu ý rằng, trẻ em nên bổ sung hàm lượng trứng thấp hơn người lớn bởi dạ dày của trẻ nhỏ hơn, cần nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn người trưởng thành.

Đau dạ dày có ăn được trứng vịt lộn không?

Trứng vịt lộn là một món ăn quen thuộc với người dân Việt Nam, có giá trị dinh dưỡng cao, mang lại tác dụng dưỡng huyết, ích khí, cường gân cốt. Trong trứng vịt lộn chứa nhiều thành phần bổ dưỡng như canxi, đạm, vitamin A, B1, C, photpho và các vi chất như sắt, kẽm, beta caroten.

Đây là loại thực phẩm có tình hàn, giúp bồi bổ sức khỏe cơ thể và được khuyến khích nên dùng cho những bệnh nhân đau dạ dày. Tuy nhiên, cũng như các loại trứng khác, trứng vịt lộn chỉ đem lại tác dụng có lợi nếu được bổ sung đúng cách. Trường hợp ăn trứng vịt lộn sai cách có thể gây đầy bụng, khó tiêu cho người bệnh.

Vậy người đau dạ dày nên ăn trứng vịt lộn như thế nào để giúp hỗ trợ điều trị bệnh và giảm thiểu những cơn đau dạ dày xuất hiện? Để trả lời vấn đề này, bệnh nhân chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng trứng vịt lộn:

  • Chỉ được ăn tối đa hai quả trứng vịt lộn mỗi tuần, ăn trứng vịt lộn quá mức cho phép sẽ làm tăng lượng cholesterol trong cơ thể, dẫn tới các tình trạng bệnh lý tim mạch và hiện tượng dư thừa vitamin A. Với các trường hợp trẻ nhỏ thì chỉ nên ăn một quả trong một tuần.
  • Không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, tốt nhất nên ăn vào buổi sáng để tránh tình trạng khó tiêu, đầy hơi sau khi ăn và nghỉ ngơi.
  • Trứng vịt lộn để chín qua đêm không được ăn tiếp, các chất trong trứng có thể đã bị biến đổi và sản sinh vi khuẩn không tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Nên ăn trứng vịt lộn kèm rau răm, gừng để trung hòa tính vị, cân bằng âm dương, chống đầy hơi, lạnh bụng cũng như thúc đẩy tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Tuyệt đối không được ăn trứng vịt lộn sống để tránh nhiễm các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh cho người.
  • Những bệnh nhân đau dạ dày có mắc kèm một số bệnh lý khác như mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh gan, béo phì thì không nên ăn trứng vịt lộn bởi trứng vịt lộn chứa hàm lượng cholesterol rất cao, không tốt cho sức khỏe người bệnh.

>> Xem thêm: Đau dạ dày có ăn được thịt chó, thịt gà, thịt bò và thịt vịt không?

Như vậy, thông qua bài viết này, nỗi bận tâm đau dạ dày có nên ăn trứng không của mọi người đã có lời giải đáp chi tiết và rõ ràng. Bệnh nhân đau dạ dày nên lưu ý chế độ ăn uống, sinh hoạt của bản thân để phòng ngừa bệnh tiến triển nặng hơn cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Rất nhiều người quan tâm đến vấn đề bị trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không, ăn trứng là tốt hay xấu? Bởi trứng không chỉ là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là nguyên liệu được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên khi mắc chứng trào ngược dạ dày thì việc ăn uống thường phải khắt khe.

Trào ngược dạ dày ăn trứng được không, là tốt hay xấu?

Trứng là loại thực phẩm chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất hữu ích cho sức khỏe và rất dễ tiêu hóa. Chính vì thế mà có thể sử dụng trứng cho nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay những người cao tuổi.

Theo phân tích từ giới chuyên môn, trung bình một quả trứng gà có khả năng cung cấp ít nhất 12 loại khoáng chất, vitamin cùng các chất chống oxy hóa. Phải kể đến như Vitamin B12, Vitamin D, Kẽm, Selen, Canxi, Sắt, Protein, Lutein, Zeaxanthin, Omega 3 và chất béo.

Bổ sung trứng một cách hợp lý vào chế độ ăn uống thường ngày sẽ đem lại vô vàn lợi ích. Dưới đây là những công dụng của trứng:

  • Tăng cường sức khỏe: Trứng là một loại thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất dồi dào và đa dạng. Bổ sung trứng thường xuyên sẽ giúp nâng cao thể trạng và tăng cường sức khỏe.
  • Cải thiện sức khỏe xương khớp: Hàm lượng canxi và protein rất dồi dào trong trứng có khả năng làm tăng khối lượng cơ bắp, tăng mật độ xương. Đồng thời các chất oxy hóa trong thực phẩm này còn làm chậm quá trình thoái hóa mô sụn.
  • Tăng nồng độ cholesterol HDL: Cholesterol HDL chính là nhóm cholesterol tốt cho cơ thể. Khi nồng độ cholesterol này ở mức ổn định thì sẽ thúc đẩy tốt hơn quá trình vận chuyển các cholesterol dư thừa tới gan giúp xử lý và đào thải ra ngoài nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, trứng còn mang lại nhiều tác dụng khác như:

  • Tăng cường sức đề kháng
  • Giúp làn da khỏe mạnh, ẩm mịn
  • Điều hòa huyết áp
  • Giảm tình trạng rụng tóc
  • Duy trì thị lực tốt hơn

Trào ngược dạ dày là tình trạng tiêu hóa thường gặp đa phần là do duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo, khi mắc phải hội chứng này, người bệnh cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống.

Trong đó việc hạn chế một số thực phẩm và đồ uống không phù hợp được cho là rất cần thiết. Bởi một số loại đồ ăn thức uống có thể khiến dạ dày tiết nhiều dịch vị hơn, đồng thời gây kích thích và khiến tình trạng trào ngược nặng nề thêm.

Bị trào ngược dạ dày vẫn được ăn trứng nhưng cần bổ sung đúng cách

Vậy đối với trứng thì sao, bị trào ngược dạ dày nên ăn trứng không, nếu ăn thì là tốt hay xấu? Đây là vấn đề hiện đang được đông đảo người bệnh thắc mắc, bởi trứng là món ăn yêu thích của rất nhiều người.

Trước vấn đề bị trào ngược dạ dày có nên ăn trứng không, bác sĩ Tuyết Lan – Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc lý giải:

“Trứng là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe. Bổ sung trứng vào chế độ ăn uống một cách hợp lý có thể giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ hoạt động miễn dịch. Đồng thời còn cải thiện chức năng của các cơ quan tiêu hóa.

Ngoài ra, thực phẩm này còn rất mềm, dễ tiêu hóa và không gây ra bất cứ một áp lực nào cho dạ dày cũng như các cơ quan tiêu hóa khác. Chính vì thế, có thể bổ sung trứng ngay cả khi bạn đang mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Đối với bệnh nhân mắc hội chứng này, ăn trứng đúng cách không dừng lại ở việc cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Mà còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình làm lành niêm mạc ở dạ dày và thực quản. Đồng thời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Tuy nhiên, cần lưu ý bởi trứng cũng chính là thực phẩm chứa rất nhiều cholesterol. Nếu bổ sung quá mức có thể khiến nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao và gây ra các tác dụng không mong muốn.”

CÓ THỂ BẠN CẦN: Chế độ ăn uống và phác đồ ĐÁNH BAY TRÀO NGƯỢC dạ dày hiệu quả từ chuyên gia [Mới nhất]

Trứng mặc dù được đánh là là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cần chú ý bổ sung đúng cách để tối ưu hóa lợi ích. Đặc biệt là ở những người đang mắc hội chứng trào ngược dạ dày. Bổ sung trứng không đúng cách có thể làm phát sinh các triệu chứng tiêu hóa bất thường như đầy bụng, khó tiêu, táo bón hay tiêu chảy.

Người bị trào ngược dạ dày cần chế biến trứng chín hoàn toàn trước khi ăn

Khi bổ sung trứng vào chế độ ăn uống cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Để đảm bảo cân bằng cholesterol, với trứng gà và vịt, người bệnh trào ngược dạ dày có thể ăn khoảng 5 – 6 quả mỗi tuần. Tuy nhiên với các loại trứng chứa hàm lượng dưỡng chất cao hơn như trứng ngỗng, trứng vịt lộn, trứng đà điểu… thì chỉ nên ăn 1 – 2 quả/tuần.
  • Khi bổ sung trứng nên chủ động điều chỉnh lại các thực phẩm giàu đạm trong khẩu phần ăn. Đặc biệt là thịt gà, hải sản, thịt bò… Đồng thời tăng cường ăn các loại trái cây và rau lá xanh để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
  • Trứng mặc dù rất bổ dưỡng nhưng cũng là thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao. Cần chú ý đến những biểu hiện của cơ thể khi ăn trứng để kịp thời phát hiện nếu bị dị ứng.
  • Người bị trào ngược dạ dày tuyệt đối không nên ăn trứng sống hay trứng lòng đào. Bởi trong trứng có chứa một số loại vi khuẩn cũng như ký sinh trùng có thể khiến triệu chứng trào ngược tồi tệ hơn. Đồng thời gây hại cho hoạt động của cơ quan tiêu hóa.
  • Cần chế biến các món ăn từ trứng chín hoàn toàn, nên hạn chế sử dụng dầu mỡ. Ưu tiên các món như luộc, hấp, chưng, nấu súp, nấu canh…

Bài viết đã giải đáp rõ thắc mắc người bị trào ngược dạ dày ăn trứng là tốt hay xấu. Đồng thời hướng dẫn cách bổ sung trứng vào khẩu phần ăn để rối ưu hóa lợi ích. Nếu gặp bất cứ vấn đề gì phát sinh khi ăn trứng, bạn hãy chủ động tìm gặp bác sĩ để được giải đáp cụ thể hơn.

Xem thêm: Tư vấn giải pháp chữa đau dạ dày hiệu quả trong chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề