Vì sao mứt dừa bị chảy nước

Tết đã đến cận kề, nhiều chị em phụ nữ muốn tự tay làm món mứt dừa để đãi khách nhưng lại không biết phải làm sao để sên thành công. Còn chần chờ gì nữa, hãy "bỏ túi" ngay những kinh nghiệm sên mứt dừa kết tinh vừa đủ, không bị cháy trong bài viết này nhé!

1. Kinh nghiệm làm mứt dừa thành công

Ngâm rửa mứt dừa

Sau khi nạo xong, chị em cần nhẹ nhàng rửa cùi dừa với nước 3 - 4 lần với nước ấm, sau đó ngâm nước để cho ra bớt dầu dừa để khi mùi dầu dừa không bị nặng và không bị đầy bụng. Bạn có thể ngâm từ 30 phút đến vài tiếng nếu bạn có thời gian.

Ngâm đường

Tỉ lệ đường rất quan trọng để quyết định thành công của món mứt dừa. Bạn nên có tỉ lệ tương đối chuẩn xác vì đường ít quá không thể kết tinh, còn nhiều quá, đường sẽ kết tinh vón cục, vừa không đẹp mắt lại khiến mứt dừa bị cứng.

Thông thường, khi làm mứt dừa, tỉ lệ là 500 - 600g đường cho 1kg dừa. Nếu có thời gian, bạn có thể ngâm lâu hơn, cho đến khi cùi dừa có màu trong, không còn màu trắng là được.

Nếu đường ít hơn tỉ lệ này, mứt dừa rất khó kết tinh. Nếu mứt không kết tinh được do thiếu đường thì mọi người đổ thêm đường vào sên tiếp.

Tạo màu

Nếu bạn muốn làm mứt dừa các loại màu khác nhau, bạn ngâm luôn trong quá trình ngâm với đường. Các loại nguyên liệu tạo màu tự nhiên cho mứt dừa sẽ gồm có lá dứa [màu xanh], chanh leo [màu vàng], cà rốt hoặc cam [màu cam], lá cẩm [màu tím], cacao hoặc cà phê [màu nâu], gấc [màu đỏ]...

Sử dụng máy xay sinh tố để xay chung với nước để lọc lấy nước cốt rồi cho cùng vào với dừa, đường để ngâm. Để lấy màu cam bạn vắt lấy nước đển ngâm cùng. Cà rốt ép lấy nước, lá cẩm đun với nước để lấy nước cốt.

Riêng với chanh leo, do nhiều người không biết đã xay tất cả lên rồi lọc lấy nước. Vì khi hạt chanh leo vỡ ra, sẽ tạo ra chất keo làm mứt dừa bị dính, không thể kết tinh được. Do đó, khi lấy thịt chanh leo, chỉ lọc lấy nước rồi trộn cùng với dừa và đường để ngâm, chứ không xay.

Những nguyên liệu tạo màu này sau khi hoàn thành sẽ đem ngâm cùng dừa và đường để màu sắc lên đều, đẹp.

Sên mứt

Bắt đầu quá trình sên mứt, bạn đổ dừa đã được ngâm đường vào chảo rồi bắc lên bếp, đun lửa to cho đến khi mứt sôi lên thì giảm lửa, để cỡ trung bình.

Khi nước đường bắt đầu cạn dần, đường keo lại, đảo thấy nặng tay thì bạn vặn nhỏ lửa ở mức nhỏ nhất, phải đảo liên tục để tránh mứt dừa không bị cháy. Ngoài ra đảo nhẹ tay để sợi mứt không bị đứt. Thời gian này nếu bếp để lửa to nước đường sẽ quá nóng, nhanh chóng chuyển sang màu caramel và không "lại" đường được, mứt dừa sẽ cháy.

Đảo đều tay, lúc dừa bắt đầu xuất hiện hạt đường trắng xung quanh sợi dừa thì tắt bếp, để nguyên mứt dừa trên chảo, đảo liên tục cho đường mau khô kết tinh lại là được. Bạn không nên đun trên bếp đến khi đường kết tinh hết, bởi làm vậy mứt dừa sẽ bị cứng quá, thậm chí là cháy, không dẻo ngon nữa.

2. Tại sao mứt dừa không khô?

Làm mứt dừa khá đơn giản, tuy nhiên để thành công mĩ mãn thì cần một chút cẩn thận và bí quyết riêng. Nhiều người vẫn thắc mắc tại sao mứt dừa không khô, bị kết dính vào nhau hoặc cháy. Hãy lưu ý một số mẹo dưới đây để thực hiện món mứt dừa thành công.

  • Khi chọn dừa làm mứt, bạn chọn dừa già khiến cho lượng dầu dừa trong cùi còn nhiều hoặc khi sơ chế dừa bạn rửa chưa kĩ làm lượng dầu trong dừa còn cao. Nếu dầu dừa vẫn còn, mứt khi sên vừa dễ nhanh cháy mà lại lâu khô, dễ bị chảy nước.
  • Khi rửa dừa và để ráo nước, nhưng bạn lại chưa để nước ráo hết, nước còn đọng trong cùi, khi đó cho vào ướp thì nước lại ra nhiều hơn.
  • Mứt dừa khi sên xong chưa nguội bạn đã cho vào túi nilon hay lọ thì cũng là một trong những nguyên nhân bị ướt mứt, do mứt bị hấp hơi.
  • Trong quá trình lấy mứt dừa ra ăn, bạn không buộc kĩ hoặc dùng tay để lấy mứt ra cũng làm mứt bị ướt khiến mứt dừa không khô được.

3. Xử lý như thế nào khi mứt bị ướt?

Mứt dừa có lớp đường bên ngoài nên rất dễ bị chảy nước. Bạn cần bảo quản thật kỹ và để nơi thoáng mát để không bị ẩm, chảy nước. Tốt nhất bạn chia mứt thành các phần nhỏ, cho vào hũ thủy tinh hoặc các túi zip kín để hơi ẩm không vào, bảo quản mứt ngon nhất.

Để dừa không bị chảy nước thì khi sên xong, cho ra quạt quạt khô hoặc đem phơi nắng để mứt được trắng, khô hơn.

4. Một số câu hỏi thường gặp

Một quả dừa dừa làm được bao nhiêu mứt?

Trung bình 1 quả dừa khoảng 1kg cùi dừa thì làm được khoảng 500 - 700g mứt khô. Nếu dừa bánh tẻ thì được khoảng 700g mứt, dừa non thì khoảng 500g. Bạn nên cân trước cùi dừa để ngâm tỉ lệ đường chuẩn xác, cho món mứt dừa ngon nhất.

Làm sao để món mứt dừa trắng?

Để có món mứt dừa trắng đẹp bạn cần lưu ý từ khâu chọn nguyên liệu, đến khi sên. Dừa bạn nên chọn loại dừa bánh tẻ, đường kính tinh luyện trắng. Đặc biệt khi sên mứt, bạn phải cho lửa nhỏ để dừa không bị cháy.

Khi sên xong bạn đem phơi nắng hoặc sấy vài phút trong máy sấy hoa quả, lò nướng để dừa vừa khô, vừa trắng. 

Với những kinh nghiệm trên, hi vọng đã giúp bạn tự tin vào bếp thực hiện món mứt dừa thành công. Thực hiện và khoe thành quả của mình ở dưới bài viết sau đây nhé. 

Quý khách có nhu cầu mua sắm các sản phẩm gia dụng cho gia đình trong năm mới hãy nhanh tay truy cập META.vn hoặc gọi tới số hotline dưới đây để được tư vấn và sử dụng những sản phẩm có giá tốt nhất nhé!

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

Gửi bình luận

Xem thêm: Sên mứt dừa, cách làm mứt

Mỗi khi Tết đến xuân về, hầu như khay mứt trong gia đình nào cũng có một ngăn nhỏ để đựng mứt dừa. Đây là một loại mứt dễ làm. Vì vậy, nhiều người lại mê mẩn và trổ tài làm mứt dừa.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều chị em dở khóc dở cười vì mứt dừa không kết tinh được; mứt dừa bị dính mà không biết nguyên nhân là do đâu. Mucwomen sẽ bật mí cách chữa mứt dừa không khô cũng như các tình trạng khi sên mứt dừa.

Cách chữa mứt dừa không khô

Cách chữa mứt dừa không khô thứ nhất

Nếu trong quá trình làm mứt dừa mà xảy ra tình trạng mứt dừa không khô; không kết tinh thì chúng ta hòa đường với một ít nước rồi cho vào nồi tiếp tục đảo đều để mứt dừa không bị hỏng. Và lúc này, chú ý sên cho đều tay kẻo mứt bị cháy.

Sau khi sên mứt hoàn thành, nếu còn vài miếng mà bị chảy thì cũng đừng lo. Hãy làm tương tự như trên; pha đường với chút nước đun sôi rồi cho mứt vào sên như bình thường. Sau khi sên xong thì cho ra nắng phơi vài tiếng rồi để nguội.

Chị em để lửa quá lớn khi sên làm cho đường cháy, keo lại, dính không thể kết tinh [Ảnh: Internet]  

Nên dùng lọ thủy tinh đã rửa sạch và phơi khô tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời.Trước khi cho mứt vào lọ, Nên rắc một lớp đường bên dưới; lớp đường này có thể hút bớt độ ẩm và giúp mứt dừa được giòn lâu hơn.

Nếu không có lọ thủy tinh, có thể bảo quản mứt trong túi ni lông. Tuy nhiên phải buộc kín và tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào để không bị chảy nước và mất mùi vị của mứt. Khi mứt dừa không khô, chúng ta chỉ cần đem đi sấy khô trong lò hoặc cho thêm đường vào sên lại.

Cách chữa mứt dừa không khô thứ hai

Sở dĩ mứt dừa không khô, không kết tinh được là do thiếu đường. Vì vậy, đường dùng để ướp với dừa phải có một tỷ lệ chuẩn nhất định. Không nên tự ý giảm lượng vì không thích ăn ngọt hoặc muốn mứt dừa ngọt nhiều. Để mứt dừa có thể kết tinh được thì mỗi kg dừa nạo cần 600 gam đường; nếu dùng dừa non thì 400 gam đường để ướp.

Không chỉ vậy, nếu có thể thì nên ướp dừa với đường cho đến khi các sợi dừa có độ trong. Nếu không có thời gian; thì chúng ta ngâm dừa nạo với đường ít nhất hai tiếng hoặc cho đến khi đường tan hết. Sau đó, có thể lấy mứt ra đem đi sên.

Khi đường không kết tinh, có thể chữa cháy bằng cách rửa lượng dừa đang sên với nước cho thật sạch; sau đó ướp lại với đường theo tỷ lệ chuẩn là có thể tiếp tục sên.

Trong trường hợp đường bị cháy khi sên. Đối với tình trạng này thì lý do phổ biến là lửa quá lớn. Cách giải quyết duy nhất là nên sên với lửa nhỏ. Để không gặp tình trạng mứt dừa không khô và không kết tinh khi sên thì chúng ta vẫn cần thực hiện kỹ càng ngay từ khâu chuẩn bị.

Những lưu ý trong khi sên mứt dừa

Công đoạn ngâm và rửa mứt dừa

Nếu thích mứt dừa non, chúng ta nên chú ý rửa dừa thật kỹ. Chọn những trái dừa có cùi dày, không nên chọn những trái dừa non vì cùi mỏng và nhiều nước, mứt dễ bị ướt, nhanh hỏng.

Trong dừa có rất nhiều dầu, nếu không làm sạch mứt sẽ nhanh bị dính và ướt, dùng không được lâu. Để có món mứt dừa ngon, sau khi nạo dừa, chị em nhớ ngâm vào nước để dừa ra bớt dầu. Tốt nhất, nên ngâm dừa trong nước và rửa từ 4 đến 5 nước cho đến khi nước trong.

  • Làm bánh bông lan kem tươi rắc dừa mịn thơm

Để cẩn thận hơn, Chúng ta có thể chần dừa trong nước sôi có pha chút muối trong 3 phút để đảm bảo dừa tiết ra hết dầu. Nếu vẫn còn dầu dừa, mứt sẽ dễ bị cháy và sau vài giờ mứt của chị em sẽ bị chảy.

Sên mứt dừa

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình làm mứt dừa. Để dừa có màu đẹp, ngon và khó bị ướt; chị em nhớ điều chỉnh lửa phù hợp và trộn đều. Đun trên lửa lớn trong 5 phút đầu để nước đường sôi; sau đó đun ở lửa nhỏ cho đến khi đường kết tinh.

Chỉ nên sên đến khi cảm thấy nặng tay, đường hơi kết tinh thì nhấc chảo ra khỏi bếp, đảo liên tục ở bên ngoài đến khi kết tinh hẳn, mứt sẽ mềm, ngon, dẻo nữa. [ảnh: Internet]

Khi mứt đã kết tinh thì tắt bếp và tiếp tục đảo cho đến khi mứt nguội. Bí quyết để mứt dừa không bị ướt là mỗi đợt sên chỉ cho một lượng dừa tương ứng với kích thước của chảo; và không nên sên quá nhiều dừa một lúc.

Khi lấy mứt dừa ra khay

Nên sử dụng nĩa hoặc bao tay. Hạn chế tối đa việc dùng tay không; để không làm ẩm ướt những sợi mứt khác.

Dùng lọ nhựa hoặc túi nilon để đựng mứt dừa sẽ giữ được độ giòn và hương vị của mứt

Khay bày mứt, bánh trái nên là loại có nắp đậy kín. Việc bảo quản kín giúp tránh được kiến, nhiệt độ cao, độ ẩm khiến mứt chảy nước.

Cách chữa mứt dừa không khô; cách xử lý mứt dừa không kết tinh bên trên có thể giúp chị em đỡ tốn thời gian khi gặp tình trạng mứt dừa bị ướt.

Video liên quan

Chủ Đề