Bé thì so sánh điểm số năm 2024

Thái độ của cha mẹ với điểm số của con là một trong những yếu tố quyết định đến thành tích học tập. Phụ huynh không nên tạo thêm áp lực khi trẻ bị điểm kém.

Cha mẹ nên bình tĩnh khi con nhận điểm kém. Ảnh minh họa.

Thành tích và điểm số luôn là vấn về được phụ huynh quan tâm và đặt lên hàng đầu ở nhiều nước châu Á. Từ khi các bé vào mầm non, so sánh phiếu bé ngoan hay được khen luôn là chủ đề chính trong các buổi nói chuyện giữa bố mẹ có con cùng độ tuổi. Lớn thêm chút nữa, số lượng điểm 9, điểm 10, được xếp loại học lực gì, có thành tích thi học sinh giỏi hay không… dần trở thành nỗi ám ảnh của trẻ.

Chính tư tưởng thành tích của người lớn đã tạo áp lực lên chuyện học hành của con trẻ và gây nên tâm lý tiêu cực khi có kết quả kém. Nhiều học sinh có xu hướng nói dối, tìm cách giấu phụ huynh điểm số thực tế. Cá biệt có nhiều trường hợp đã gian lận trong thi cử để chống chế, có được bảng điểm đẹp.

Vì lẽ đó, cha mẹ nên có những cách phản ứng phù hợp để các con có thể thoải mái, tự do vui chơi học tập, vừa hạn chế được những tiêu cực họ đường lại vừa nâng cao điểm số của con. Sau đây là một số điều phụ huynh nên làm khi con bị điểm kém.

Bình tĩnh

Quát mắng là phản ứng đầu tiên của đa số phụ huynh khi nhìn thấy điểm kém của con. Hành động này tạo ảnh hưởng không tốt lên tâm lý của trẻ. Để tránh tiếp tục bị mắng, trẻ sẽ che giấu những điểm xấu tiếp theo. Hành động mang tính giấu dốt này dễ khiến học sinh bị nhiều điểm kém hơn và khó cải thiện thành tích học tập. Lúc này, thái độ bình tĩnh là điều mà tất cả phụ huynh cần khi đối diện với kết quả học tập chưa tốt của con.

Tiến sĩ Tâm lý Emily Edlynn [bang Illinois, Mỹ] chia sẻ: “Tôi không ủng hộ phương pháp nuôi dạy con cái bằng việc quát mắng. Càng bình tĩnh và bớt phản ứng gay gắt bao nhiêu thì việc nuôi dạy con cái càng hiệu quả bấy nhiêu.”

Tha thứ và cảm thông

Khi con cái không đạt được kết quả học tập như kỳ vọng, cha mẹ không nên ngay lập tức chì chiết con trẻ. Ông cha ta đã dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Điểm thấp là một yếu tố tất yếu trong học tập và chỉ có “nếm mùi thất bại” khi bị điểm kém thì học sinh mới có thể tự rút ra bài học cho chính mình.

Trường học luôn chú ý phát triển cho học sinh một cách toàn diện nhất, vì thế điểm số thấp chưa chắc là do con bạn kém cỏi. Phụ huynh nên tha thứ và chấp nhận cả những điểm xấu của con.

Biết lắng nghe

Các bậc phụ huynh nên học cách lắng nghe con của mình. Trường học là một xã hội thu nhỏ với nhiều thành phần và yếu tố khác nhau, ở nhà cũng vậy. Rất có thể nguyên nhân dẫn tới việc điểm số kém là do áp lực từ cả nhà trường và gia đình – những lý do mà chính bản thân các vị phụ huynh không ngờ hay không để ý tới.

Bố mẹ nên quan tâm hỏi han về tâm tư tình cảm con cái cũng như những khó khăn mà chúng đang gặp phải, từ đó tìm cách tháo gỡ và giải quyết. Tránh trường hợp phụ huynh tự áp đặt suy nghĩ của mình lên con, cho rằng hành động đó là hợp lý và tự ý quyết định. Trẻ sẽ cảm thấy bị gò bó, ép buộc và không thoải mái, lâu dần có thể dẫn tới tâm lý ỷ lại, dựa vào bố mẹ và trở thành gánh nặng cho xã hội sau này.

Hành động thể hiện sự quan tâm, lắng nghe khiến con cái yên tâm và tin tưởng bố mẹ nhiều hơn. Khi cảm thấy thoải mái và dễ trải lòng về những khó khăn trong học tập, thành tích học tập sẽ được cải thiện rõ ràng hơn.

Tiến sĩ Edlynn nói: “Tôi khuyến khích các bậc cha mẹ quan tâm đến mọi lý do con mình chưa đạt thứ hạng cao. Nói chuyện một cách cởi mở, không phán xét tạo điều kiện để cha mẹ và con cái giải quyết vấn đề cùng nhau, giúp trẻ cảm thấy được thấu hiểu, giúp đỡ và tự tin vào khả năng của mình.”

Hãy là cổ động viên lớn nhất của con

Trẻ con là tấm gương phản chiếu chân thực nhất của gia đình và môi trường sống xung quanh. Các phụ huynh nên biết cách để thể hiện những mặt tích cực nhiều nhất có thể, tạo nên suy nghĩ và hành vi tích cực cho con từ khi còn bé.

Cha mẹ nên trở thành chỗ dựa tinh thần để con tự tin hơn trước mọi khó khăn thử thách. Sống trong môi trường tích cực, được sự đồng hành và cổ vũ của người thân sẽ giúp học sinh tự tin hơn trên con đường học vấn, cải thiện thành tích và kết quả học tập.

"Còn nhà người ta" là cách mà nhiều bậc cha mẹ thường sử dụng khi dạy con mình. Mục đích là để thấy con mình còn nhiều tấm gương để phấn đấu. Tuy nhiên, việc bị so sánh với những người cùng trang lứa đã vô tình gây áp lực đối với con mình, trở thành nỗi ám ảnh đeo bám những đứa trẻ mãi sau này. Chấm dứt việc so sánh, tôn trọng mỗi cá nhân là chủ đề của Góc nhìn văn hóa.

Không thoải mái khi bị so sánh với những người bạn đồng trang lứa, có thể phần nào hiểu được suy nghĩ này của nhiều bạn nhỏ vì mỗi người đều có giá trị riêng, dù là trẻ con hay người lớn. Chính vì vậy, khi bị so sánh dù theo nghĩa tích cực thì vẫn khiến cho con trẻ ít nhiều bị tổn thương.

Thông qua các tấm gương tiêu biểu để hướng dẫn con cái học theo cũng là một cách giáo dục. Thế nhưng, điều khiến con cái cảm thấy bị tủi thân không phải việc bị bố mẹ dùng người khác làm tấm gương cho mình mà ở cách nói, cách mà bố mẹ so sánh, đặc biệt là cảm giác áp lực, mệt mỏi khi bị bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng. Những nỗ lực, cố gắng mãi là không đủ.

Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Chuyên gia giáo dục

Thạc sĩ Lưu Minh Hường – Chuyên gia giáo dục – chia sẻ: "Chúng ta luôn kỳ vọng con sẽ là hoàn mỹ. Tuy nhiên, trẻ con không phải là sản phẩm theo kiểu chúng ta thích nhào nặn như nào thì nhào. Các bạn sẽ không thể như chúng ta mong muốn".

"Thực tế, các phụ huynh dùng thuật ngữ so sánh một cách rất tự nhiên, nghĩ rằng đó là cách tốt nhất thúc đẩy để con chúng ta có động lực trở thành con người tốt và hoàn hảo. Nhưng thay vì cha mẹ phải là người hỗ trợ con để đạt được những điều mà mình mong muốn thông qua việc làm gương hay dạy dỗ, cha mẹ lại không có dạy dỗ nhiều khiến con cái khó chịu ngược lại với bố mẹ, vì ai cũng muốn được ghi nhận, được công nhận sự thành công nhưng bố mẹ lại không công nhận mình mà ghi nhận người khác",Thạc sĩ Lưu Minh Hường nói.

"Khi chúng ta không tôn trọng con thì chúng ta không còn là bậc cha mẹ lý tưởng nữa. Đương nhiên, chúng ta nói gì thì các bạn cũng không nghe nữa, cãi lại, thậm chí bỏ nhà ra đi. Lúc đó, chúng ta lại không hiểu chúng ta mắc sai lầm từ đâu. Gia đình cần phải là nơi để khi con gặp khó khăn thì sẽ tìm về tâm sự, lời giải đáp và sự hỗ trợ".

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu nhà trường không công khai điểm số học sinh dưới bất kỳ hình thức nào trong các cuộc họp phụ huynh. Mọi trao đổi và gặp gỡ được thực hiện trong các cuộc gặp 1- 1, giữa giáo viên và cha mẹ. Nhưng trong cuộc họp phụ huynh, vẫn có những giáo viên nhận xét, khen – chê, thậm chí phê bình công khai lỗi của học sinh trước tập thể. Cha mẹ mất mặt, về nhà con cái bị mắng mỏ, so sánh nặng nề.

Phóng viên Lê Minh - Thường trú Đài THVN tại Mỹ

Theo phóng viên Lê Minh, các con anh đã học tập tại Mỹ từ mẫu giáo tới nay là học sinh cấp 3. Ngoài kết quả học tập của con mình, anh chưa bao giờ biết đến kết quả học của các bạn học trong lớp. Sau mỗi kỳ học, nhà trường chỉ gửi kết quả học tập cá nhân cho bố mẹ hay người giám hộ, không công khai. Như vậy, bố mẹ sẽ không có cơ hội so sánh con mình với con nhà người ta, chỉ có thể theo dõi, động viên để các con có được điểm số cao nhất trong khả năng của mình.

"Các con là mỗi cá thể độc lập, có tính cách, năng lực riêng. Vì thế, khó có thể có được mẫu số chung nào đó để đem ra so sánh", phóng viên Lê Minh chia sẻ.

Mỗi đứa trẻ có đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Động viên trẻ mỗi ngày, so sánh con với chính chúng của ngày hôm qua, xem trẻ có tiến bộ hơn không, điều gì đã làm tốt và điều gì cần điều chỉnh, quan trọng hơn cả là cha mẹ cần tôn trọng sự khác biệt của trẻ, nhưng điểm mạnh, điểm yếu riêng, thay vì chạy theo hình mẫu lý tưởng. Giảm kỳ vọng, tăng kỳ công sẽ giúp trẻ phát huy thế mạnh để phát triển.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Chủ Đề