Bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày năm 2024

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh ảnh hưởng thế nào đối với quá trình phát triển thể chất của trẻ những năm tháng đầu đời? Giấc ngủ của trẻ khác gì so với người lớn? Mẹ cùng Hapacol tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Giấc ngủ của trẻ quan trọng như thế nào?

Bạn thường thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều, vì sao lại thế? Ngủ chính là thời điểm các cơ quan bên trong của trẻ phát triển toàn diện. Trẻ sơ sinh chỉ thức khi đói hoặc có nhu cầu đi vệ sinh. Trẻ ngủ nhiều phần là vì chưa quen với môi trường bên ngoài, phần vì vẫn còn thói quen nhắm mắt như khi trong bụng mẹ.

Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn hoạt động, cụ thể như:

  • Tăng chiều dài, cân nặng.
  • Phát triển trí não.
  • Hoàn thiện hệ thống thần kinh trung ương.
  • Tinh thần thoải mái, thư giãn.
  • Hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Trẻ ngủ đủ giấc, khi thức dậy sẽ có đủ năng lượng để hoạt động, tương tác với môi trường xung quanh. Do đó, giấc ngủ của trẻ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh.

Bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày năm 2024

Giấc ngủ giúp trẻ sơ sinh phát triển toàn diện

2. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác gì so với người lớn?

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh khác gì so với người lớn? Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngắn hơn, trẻ ngủ nhiều ở tình trạng chuyển động mắt nhanh (REM), điều này cần thiết cho sự phát triển của não bộ. Đặc điểm của giấc ngủ kiểu này là không sâu như giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM). Vì vậy chúng ta thấy trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình tỉnh giấc.

Giai đoạn từ 6 đến 8 tuần tuổi, hầu hết trẻ sơ sinh ngủ ít hơn vào ban ngày và ngủ dài hơn vào ban đêm, nhưng vẫn thức dậy để bú cả đêm. Lúc này giấc ngủ của bé đang dần chuyển sang trạng thái ngủ sâu (non-REM) nhiều hơn.

Giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi, gần như thời gian ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài từ 8-12 giờ suốt cả đêm. Có một số bé có thể ngủ được lâu vào ban đêm từ khi 6 tuần tuổi, nhưng nhiều bé khác phải đến khi 5 hoặc 6 tháng tuổi mới có thói quen này.

Vậy trẻ sơ sinh ngủ ít có ảnh hưởng gì không? Trong giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi, ngủ không đủ thời gian sẽ có tác động xấu tới sự phát triển não bộ và chiều cao của trẻ.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh quan trọng nhất là vào thời điểm từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng. Lúc này hormone chiều cao ở trẻ phát triển tốt nhất, trẻ ngủ sâu thời gian này sẽ phát triển chiều cao tối ưu. Lỡ giai đoạn “vàng” này trẻ có thể không đạt chiều cao chuẩn như những trẻ khác.

Bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày năm 2024

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng độ tuổi

3. Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Dưới đây là trung bình thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dựa theo từng độ tuổi, bao gồm giấc ngủ ban ngày và ban đêm. Mẹ nên dựa vào đây để sắp xếp thời gian biểu cho con cũng như lịch sinh hoạt cá nhân sao cho phù hợp nhất.

Tuổi Ban đêm Ban ngày Tổng thời gian 0-4 tháng 8-12 giờ 7-9 giờ 15-21 giờ 4-12 tháng 9-10 giờ 4-5 giờ 13-15 giờ 1 tuổi 11 giờ 2-3 giờ 14 giờ 2 tuổi 10-12 giờ 1-3 giờ 13 giờ 3 tuổi 9-12 giờ 1-3 giờ 12-13 giờ 4 tuổi 9-12 giờ 0-2,5 giờ 11-12 giờ 5 tuổi 8-11 giờ 0-2,5 giờ 10-11 giờ 6 tuổi 10-11 giờ Không cần 10-11 giờ 7 tuổi 10-11 giờ Không cần 10-11 giờ 8 tuổi 10-11 giờ Không cần 10-11 giờ

Lưu ý: Trẻ ngủ nhiều vào ban ngày thì ban đêm sẽ ngủ ít hơn và ngược lại.

Giai đoạn từ 0-1 tháng

Bé dành thời gian gần như cả ngày để ngủ và chỉ dậy khoảng vài giờ để ăn. Trung bình trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 15-16 giờ mỗi ngày.

Giai đoạn từ 1-3 tháng

Từ lúc được 2 tuần đến 2 tháng tuổi, số giờ ngủ trung bình của bé là 15,5-17 giờ mỗi ngày, trong đó khoảng 8,5-10 giờ vào ban đêm và 6-7 giờ ban ngày và chia đều ra khoảng 3-4 giấc ngủ ngắn.

Vậy giấc ngủ của trẻ sơ sinh tháng thứ 3 dài bao lâu? Thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi cần trung bình 15 giờ để ngủ, 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.

Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi

Thời gian ngủ của trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dao động trong 12-16 giờ. Bé thường thức dậy khoảng 6-8 giờ sáng, ban ngày có từ 2-4 giấc ngủ ngắn, mỗi lần ngủ từ 30 phút – 3 giờ đồng hồ. Cho bé đi ngủ vào buổi tối lúc 6-8 giờ. Ban đêm, trẻ sơ sinh ngủ 1 giấc kéo dài 4-10 giờ 1 lần và tổng cộng thời gian ngủ của trẻ là 9-12 giờ.

Với những thông tin trên, hy vọng bài viết đã phần nào cung cấp được thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và tầm quan trọng của giấc ngủ trong việc phát triển thể chất của trẻ. Để trẻ có thể ngủ ngon giấc. hạn chế giật mình, mẹ đừng quên tạo không gian thoáng đãng, yên tĩnh và nhiệt độ phòng thích hợp nhé!

Nguồn tham khảo:

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/bang-thoi-gian-ngu-cua-tre-so-sinh-theo-tung-thang-tuoi/

Chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ trong giai đoạn 2 tháng đầu là điều khiến cha mẹ lo lắng bởi nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của em bé sau này. Cùng Monkey đi tìm lời giải đáp ngay trong bài viết bên dưới để hiểu hơn về giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi nhé!

Giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh, giấc ngủ đặc biệt quan trọng khi giúp bé lớn nhanh và phát triển trí não tốt hơn. Khi mới chào đời, do cơ thể trẻ chưa thích nghi với ánh sáng bên ngoài nên bé sẽ dành ít thời gian để ti sữa và vui chơi, con sẽ dành phần lớn thời gian cho giấc ngủ.

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ như thế nào? Bao nhiêu là đủ?

Giấc ngủ trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đem lại rất nhiều lợi ích như: giúp con tăng chiều cao, phát triển não bộ, hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch,... Ngoài ra, giấc ngủ đủ sẽ giúp tinh thần con được thoải mái và khiến bé trở nên năng động, thích thú với mọi thứ xung quanh mình.

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ như thế nào? Trên thực tế, thời gian giấc ngủ của trẻ sẽ linh hoạt thay đổi theo từng giai đoạn nhất định, đối với những thánh đầu sau sinh, em bé thường ngủ rất nhiều. Thế nhưng, thời gian mỗi giấc ngủ khá ngắn, bé sẽ thức dậy khoảng sau 2-3 tiếng để đòi bú mẹ.

Bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày năm 2024

Vậy em bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Với giấc ngủ trẻ 2 tháng tuổi, tổng thời gian ngủ thường rơi vào 15-16 tiếng trong đó 8-9 tiếng dành cho ban đêm và 7-8 tiếng là thời gian trẻ ngủ ban ngày. Bé 2 tháng tuổi ngủ giấc ngắn vào ban ngày thường dao động từ 3-5 giấc. Để cha mẹ tiện theo dõi giấc ngủ của bé, dưới đây là bảng thời gian ngủ dành cho trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi.

Độ tuổi

Tổng thời gian ngủ

Giấc ngủ đêm

Giấc ngủ ngày

Số giấc ngủ ngắn ban ngày

0 - 2 tháng

15 - 16 tiếng

8 - 9 tiếng

7 - 8 tiếng

3 - 5 giấc

3 - 5 tháng

14 - 16 tiếng

8 - 9 tiếng

4 - 6 tiếng

3 - 4 giấc

6 - 8 tháng

14 tiếng

10- 11 tiếng

3 - 4 tiếng

2 - 3 giấc

9 - 12 tháng

14 tiếng

10- 11 tiếng

3 - 4 tiếng

2 giấc

Hầu hết trẻ 2 tháng tuổi đều dành nhiều thời gian cho việc ngủ nên cha mẹ không cần quá lo lắng khi thấy bé ngủ quá nhiều.

GIAI ĐOẠN VÀNG giúp trẻ phát triển trí não toàn diện NGAY TỪ BÂY GIỜ. Để trẻ tiếp xúc toàn diện với tiếng Anh chưa bao giờ dễ đến thế!

Bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày năm 2024

Thời gian ngủ của trẻ sinh non trong 1 - 2 tháng sau khi chào đời

Nếu với các em bé sinh đủ tháng, giấc ngủ là cần thiết cho sự phát triển thì với trẻ sinh non, giấc ngủ còn quan trọng hơn bao giờ hết. Trẻ sinh non cần ngủ nhiều hơn và thậm chí các bé cần dành khoảng 90% để ngủ. Thời gian ngủ của trẻ sinh non sẽ tùy thuộc vào việc trẻ sinh ở tuần thứ bao nhiêu và tình trạng sức khỏe như thế nào. Khác với trẻ sinh đủ tháng, trẻ sinh non dễ bị giật mình và dễ thức giấc hơn khi ngủ.

Xem thêm: 11 nguyên nhân trẻ 1 tháng tuổi ngủ không sâu giấc và cách dỗ trẻ ngủ ngon

5 thắc mắc thường gặp về giấc ngủ đêm của trẻ 2 tháng tuổi

Có rất nhiều thắc mắc mà các bậc cha mẹ đặt ra về các vấn đề liên quan đến giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi, nguyên nhân và cách khắc phục các vấn đề này ra sao, cùng Monkey tìm hiểu ngay sau đây:

Trẻ 2 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không?

Trước tiên là câu hỏi về giấc ngủ xuyên đêm, đây được xem là một giấc ngủ dài vào ban đêm rất tốt cho sự vượt trội về nhận thức cũng như khả năng nghe nhìn của trẻ 2 tháng tuổi. Trẻ 2 tháng tuổi có những giấc ngủ xuyên đêm là một tín hiệu đáng mừng cho các bậc cha mẹ bởi điều này đồng nghĩa với việc cơ thể bé yêu đang sản sinh ra hormone tăng tưởng tuyệt vời.

Bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày năm 2024

Em bé 2 tháng tuổi ngủ hay giật mình

Hiện tượng ngủ hay giật mình diễn ra ở trẻ 2 tháng tuổi rất nhiều và hầu hết là đến từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý gây nên. Đối với nguyên nhân sinh lý, giật mình có thể là một phản xạ tự nhiên của con khi bé cảm thấy chống chếnh với môi trường bên ngoài. Phản xạ này sẽ tự động mất đi khi con được 3- 6 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, các yếu tố từ môi trường như tiếng ồn cũng có thể khiến bé giật mình tỉnh giấc. Ngoài ra, trẻ 2 tháng tuổi hay giật mình bởi sự khó chịu đến từ các nguyên nhân bệnh lý như: viêm họng, viêm tai giữa, thiếu máu, thiếu canxi, trào ngược dạ dày,...

Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi ngủ ngày thức đêm

Trường hợp trẻ sơ sinh 2 tháng ngủ ngày thức đêm luôn là một vấn đề khiến cho bao bậc phụ huynh cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt sức lực. Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ cần thay đổi lại thời gian sinh hoạt nhất là thời gian ngủ của con sao cho hợp lý. Hãy cho con ngủ ít hơn vào ban ngày và luyện cho con ngủ vào những khung giờ cố định để tạo thành một thói quen ngủ lành mạnh cho bé.

Trẻ 2 tháng tuổi bị rối loạn giấc ngủ

Cụm từ “rối loạn giấc ngủ ở trẻ 2 tháng tuổi” dùng để diễn tả sự thay đổi đột ngột của một em bé thức dậy nhiều vào ban đêm và ngủ ít hơn so với bình thường. Ở những tháng sinh đầu đời, sự rối loạn giấc ngủ là điều dễ xảy ra bởi con vẫn đang trong quá trình làm quen với thế giới bên ngoài. Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ diễn ra quá lâu, cha mẹ hãy đưa bé đến các trung tâm y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời và có những giải pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Trẻ 2 tháng tuổi quấy khóc và ngủ ít

Trẻ 2 tháng tuổi được xem là ngủ ít khi thời gian ngủ ban ngày ít hơn 5 tiếng và thời gian ngủ ban đêm ít hơn 10 tiếng. Hiện tượng quấy khóc và ngủ ít sẽ khiến trẻ mệt mỏi thậm chí là bỏ bú. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do trẻ thấy khó chịu trong người nên cha mẹ hãy chú ý đến con nhiều hơn nhé.

Bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày năm 2024

Cần làm gì để nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi

Hiểu được những vấn đề mà bé hay mắc phải, dưới đây là một số cách giúp cha mẹ nâng cao chất lượng giấc ngủ của trẻ 2 tháng tuổi sao cho hiệu quả.

Sắp xếp giờ giấc ăn ngủ của bé 2 tháng tuổi khoa học

Một lịch trình giờ giấc ăn ngủ khoa học phù hợp với giai đoạn 2 tháng tuổi là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một lịch trình mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo cho bé:

Giờ giấc

Hoạt động của trẻ

7h30 - 8h

Đánh thức trẻ và vệ sinh cá nhân

8h

Cho bé bú mẹ

9h

Bé thực hiện giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày

13h

Bé bú mẹ và tham gia các hoạt động vui chơi cùng gia đình

16h

Tiếp tục cho bé bú mẹ và thực hiện giấc ngủ ngắn tiếp theo

19h

Cho bé tắm bằng nước ấm, nghe nhạc để con cảm thấy thư giãn hơn

19h30 - 20h

Cho bé bú mẹ, vỗ ợ hơi và vận động nhẹ nhàng trước khi bước vào giấc ngủ ban đêm

Lịch sinh hoạt trên chỉ mang tính chất tham khảo, cha mẹ nên xây dựng thời gian biểu dựa trên nhu cầu của trẻ và gia đình sao cho hợp lý nhất.

4 cách tập cho bé ngủ ngoan

Để cải thiện giấc ngủ cho bé, cha mẹ hãy thử áp dụng các bước sau:

  • Bước 1: Nhận biết dấu hiệu buồn ngủ ở trẻ. Đối với trẻ trong giai đoạn sơ sinh, dấu hiệu nhận biết cơn buồn ngủ sẽ là các hành động như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp,...
  • Bước 2: Dạy trẻ phân biệt ngày và đêm. Ngay từ khi ở trong bụng mẹ, trẻ đã có thói quen đạp mẹ vào ban đêm nên để điều chỉnh lại nhịp sinh hoạt của bé ở giai đoạn 2 tháng tuổi, cha mẹ nên chơi với bé thật nhiều vào ban ngày, cho con ngủ trong điều kiện ánh sáng vừa phải và đặc biệt là không cần cắt đứt mọi tiếng ồn mà chỉ nên giữ chúng ở mức vừa phải để con cảm nhận được sự khác biệt so với ban đêm. Khác với ban ngày, giấc ngủ ban đêm cần thật sự yên tĩnh và đủ tối để con tiến hành giấc ngủ dài.
  • Bước 3: Luyện thói quen trước giờ ngủ. Hình thành và duy trì thói quen trước khi đi ngủ là một biện pháp giúp con đón nhận giấc ngủ dễ dàng hơn. Việc thay đồ ngủ hay lắng nghe những lời hát ru cùng một nụ hôn chúc ngủ ngon từ cha mẹ là một trong những gợi ý tuyệt vời phải không nào?
  • Bước 4: Tự ngủ độc lập. Cuối cùng, hãy để con được tự ngủ thay vì phải có người ngủ bên cạnh hay lắc lư để con đi vào giấc ngủ. Một giấc ngủ độc lập sẽ giúp em bé giảm thiểu sự quấy khóc hay giật mình khi ngủ.

Lưu ý chăm sóc giấc ngủ của bé

Bên cạnh các biện pháp giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn, các yếu tố về không gian phòng ngủ phải đủ tối và yên tĩnh hay việc cho con ăn đủ no và hạn chế ăn đêm khi không cần thiết cũng là những lưu ý vô cùng cần thiết đối với trẻ 2 tháng tuổi. Không chỉ vậy, việc duy trì cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và đưa bé đi tiêm chủng vaccine đúng lịch sẽ giúp con yêu tăng cường hệ miễn dịch, ít ốm vặt từ đó có những giấc ngủ chất lượng hơn.

Bé 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày năm 2024

Nuôi dạy trẻ nhỏ chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng đối với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ. Thông qua bài viết trên, hy vọng Monkey đã đem đến cho cha mẹ những kiến thức thật sự bổ ích về giấc ngủ trẻ 2 tháng tuổi.